Chương 2 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
3.2. Một số giải pháp phát triển DLCĐ xã Quỳnh Sơn - Bắc Sơn
3.2.7. Giải pháp về một số mô hình góp phần phát triển hoạt động du lịch…99 Tiểu kết chương 3
- Mô hình du lịch nhà vườn: hiện nay đang là một trong những loại hình du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Đặc biệt ở những vùng có diện tích sản xuất nông nghiệp lớn. Phát triển loại mô hình du lịch này, tạo ra những sản phẩm nông nghiệp kết hợp với các loại hình dịch vụ du lịch góp phần làm đa dạng sản phẩm, hình ảnh du lịch và đem lại hiệu quả kinh tế cho các hộ gia đình.
Ở trước nhà, trong vườn bố trí cơ cấu cây trồng thích hợp để tận dụng đất đai, năng lượng mặt trời và đáp ứng yêu cầu tiêu thụ. Thường có một hay hai loại cây chính trồng xen với nhiều loại cây khác có những yêu cầu về điều kiện sinh thái khác nhau: Tầng trên là cây ưa ánh sáng, tầng dưới là cây chịu bóng (riềng, gừng, mùi tàu...) có nơi trồng cam quýt, dưới là rau ngót; có nơi trồng táo xen chanh, hoặc khi đốn táo trồng rau đậu; khi cây lưu niên chưa khép tán thì trồng rau đậu, khi cây khép tán trồng cây chịu bóng râm; chuối, đu đủ trồng rải rác quanh vườn, quanh nhà ở nơi ít gió và độ ẩm, đủ ánh sáng.
Góc vườn cạnh bể chứa nước, trồng một vài luống rau cải, xà lách, đậu cô ve một số rau gia vị nhƣ tía tô, rau thơm, ớt ...) và một số cây thuốc thông thường. Nếu có khu vườn nhân giống nên đặt gần ao để tiện nước tưới.
- Vườn trồng rau an toàn:
Rau là món ăn không thể thiếu trong mỗi bữa ăn. Nhƣng để yên tâm với “ rau an toàn” là điều không dễ. Để có những bữa ăn rau an toàn thật sự không dễ dàng. Khi du khách đến du lịch sẽ được thưởng thức nhứng thứ rạch sạch ngay tại vườn. Với chi phí và kỹ thuật trồng cực kỳ đơn giản với kết quả tuyệt
vời. Vừa có rau sạch để dùng vừa để trang trí làm xanh mát vườn nhà.
- Mô hình trang trại chăn nuôi: Trong vườn kết hợp trồng nhiều loại cây theo nhiều tầng, trồng xen, trồng gối để tận dụng năng lƣợng mặt trời và chất dinh dưỡng trong đất; góc vườn trồng rau, đậu, một số cây gia vị, cây làm thuốc…
Quanh vườn trồng cây lấy gỗ, mây, dâu tằm… Một số nơi trồng cây lấy củ (củ từ, củ mỡ cho leo lên bờ rào quanh vườn). Dưới bóng cây trong vườn nhiều nơi đặt các đõ ong. Cạnh vườn là ao, trong ao nuôi cá, thường kết hợp nhiều giống cá để tận dụng được thức ăn. Quanh bờ ao trồng khoai nước; một phần nước ao thả bèo, dùng làm thức ăn cho lợn. Trên mặt ao có giàn bí, bầu, mướp, gấc. Gần ao là chuồng nuôi gia súc, gia cầm, thường là lợn, gà, vịt.
Vườn, ao, chuồng có mối quan hệ qua lại. Một phần sản phẩm trong vườn và quanh ao, bèo thả trên mặt ao, dùng làm thức ăn chăn nuôi và nuôi cá. Ao cung cấp nước tưới cho vườn và bùn bón cho cây. Một phần các loại thải có thể dùng làm thức ăn bổ sung cho gia súc. Ngƣợc lại phân chuồng dùng bón cây trong vườn. Nước phân làm thức ăn cho cá tất cả tác động qua lại đó của VAC đều thông qua hoạt động của con người. Con người tiêu thụ sản phẩm của VAC và đƣa vào hệ thống này một số yếu tố từ bên ngoài (phân bón, thức ăn cho chăn nuôi...) đồng thời điều khiển quá trình xử lý toàn bộ chất thải trong VAC.
Những mô hình trên không nhƣng cung cấp tại chỗ nguồn thực phẩm đa dạng phong phú, tăng thu nhập hộ gia đình, giải pháp hữu hiệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, giải quyết việc làm phù hợp với nhiều lứa tuổi, góp phần cải tạo môi trường tạo ra cảnh quan, nơi giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người xung quanh, nơi bảo tồn đa dạng TNDT thực vật.
Đồng thười góp phần đa dạng hóa các hình thức du lịch.
Tiểu kết chương 3
Có thể khẳng định, lợi ích của du lịch tại cộng đồng sẽ góp phần thiết thực vào việc thúc đẩy và quản lý các nguồn lực tự nhiên, văn hoá một cách bền vững. Và sâu xa hơn là góp phần xoá đói giảm nghèo, tạo ra các cơ hội việc làm, tăng thu nhập từ ngành du lịch cho người nghèo tại các địa phương phát triển loại hình DLCĐ.
Trong thời gian tới, để loại hình du lịch này đƣợc khai thác hiệu quả cần sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan chức năng tỉnh Lạng Sơn. Trong đó cần tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống đường giao thông vào các làng bản nằm trên các tour, tuyến du lịch đến DLCĐ xã Quỳnh Sơn.
Song, để những tour du lịch tại cộng đồng của xã Quỳnh Sơn có cơ hội phát triển thì cần thiết phải có những giải pháp xúc tiến mạnh mẽ từ phía các cấp ngành hữu quan. Cần giúp địa phương, người dân có những định hướng và nâng cao năng lực về phát triển kinh tế du lịch thông qua tập huấn với các nội dung như : kỹ năng đón tiếp khách du lịch; tổ chức dịch vụ lưu trú ngay tại nhà dân, nhà cộng đồng; rồi kỹ thuật chế biến các món ăn từ đời thường trở thành món ăn phục vụ du lịch; tiến hành xây dựng các mô hình điểm về DLCĐ tại các huyện, xã, thôn, bản để nhân rộng.
Đồng thời, gắn với công cuộc XDNTM trên đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu như: đường giao thông, lưới điện, nước sạch sinh hoạt; hỗ trợ về vốn; tư vấn về sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm du lịch như: đồ lưu niệm, hàng thổ cẩm mang đặc trưng văn hoá của địa phương, quê hương...