Tài nguyên du lịch nhân văn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu du lịch cộng đồng xã quỳnh sơn, huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 60 - 73)

Chương 2 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG

2.1. Đánh gia chung về tiềm năng phát triển DLCĐ ở huyện Bắc Sơn và xã Quỳnh Sơn

2.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

Tiềm năng du lịch nhân văn là đối tƣợng và hiện tƣợng văn hóa lịch sử do con người sang tạo ra trong đời sống. So với tiềm năng du lịch tự nhiên, tiềm năng du lịch nhân văn có tác dụng nhận thức nhiều hơn, giá trị giải trí là thứ yếu. Đại bộ phần tài nguyên du lịch nhân văn không có tính mùa, không bị phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên tần suất hoạt động của nó rất lớn (lƣợng khách, số ngày khách đến).

Ngày nay, việc phát huy thế mạnh về tiềm năng du lịch nhân văn để phát triển du lịch được Nhà nước quan tâm, ngay Điều 1tại pháp lệnh du lịch Việt Nam chỉ rõ “Nhà nước Việt Nam xác định rõ du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, quan trọng mang nội dung văn hóa sâu sắc,…”. Việc phát triển

Du lịch nhân văn (du lịch văn hóa) là cách để giáo dục lòng yêu nước, nhận thức trách nhiệm bảo vệ tài sản công của quốc gia, quảng bá về hình ảnh của đất nước ra thế giới.

Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm: các di tích lịch sử, văn hóa; các công trình kiến trúc, các bảo tang, các làng nghề truyền thống, lễ hội, âm nhạc, hội họa, ẩm thực,…

Bắc Sơn là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Lạng Sơn, có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, non nước hữu tình cùng với những phong tục mang đậm bản sắc dân tộc. Đây là một trong những cái nôi của loài người, thuộc nền “Văn hóa Bắc Sơn”, nơi mang những dấu tích của một nền văn hóa nổi tiếng trong khảo cổ học.

Hiện nay, Bắc Sơn có khoảng 55 điểm di tích trong đó có 13 điểm di tích được nhà nước xếp hạng di tích quốc gia và 12 điểm di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Di tích lịch sử cách mạng chiếm số lƣợng khá lớn trong hệ thống di tích Bắc Sơn, đó là những nơi ghi dấu sự kiện lịch sử trong các cuộc kháng chiến dựng nước và giữ nước như đèo Tam Canh, đồn Mỏ Nhài, đình Nông Lục, di tích Khuổi Nọi. Những làng cổ Pác Mỏ xã Hữu Vĩnh, văn hóa vật thể như Đình Nông Lục; kiến trúc nhà sàn của người Tày... vẫn tồn tại và giữ nguyên giá trị văn hóa từ nhiều thế hệ để lại.

Đối với văn hóa phi vật thể nhƣ: Lễ hội lồng tồng xã Quỳnh Sơn, xã Vạn Thủy, cộng với kho tàng văn hóa dân gian nhƣ: hát then, múa chầu, hát sli, hát lƣợn, hát ví... Những bộ trang phục áo chàm của dân tộc Tày và dân tộc Nùng, những hoa văn tiết tấu sặc sỡ của dân tộc Dao vẫn đƣợc giữ gìn đã tô thêm những nét đẹp văn hóa của nhân dân các dân tộc. Hiện nay, Bảo tàng khởi nghĩa Bắc Sơn đang lưu giữ, trưng bày 655 tài liệu, hiện vật. Tiếp nối Bắc Sơn là vùng phụ cận với những di tích lịch sử như khu lưu niệm đồng chí Hoàng Văn Thụ, khuôn viên tượng đài đồng chí Lương Văn Tri, khu di tích lịch sử kháng chiến Kéo Coong, di chỉ khảo cổ học hang Thẩm Hai, Thẩm Khuyên… Những lợi thế, tiềm năng to lớn đã gợi mở cho huyện Bắc Sơn có thể phát triển mạnh DLCĐ.

DLCĐ Quỳnh Sơn, du khách sẽ đƣợc tìm hiểu về những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Tày cũng như hòa mình vào cuộc sống đời thường của họ, với những vốn văn hóa trong các lễ hội mang bản sắc riêng cùng các hoạt động vui chơi. Khám phá DLCĐ ở Quỳnh Sơn là dịp để du khách chinh phục những tuyến điểm du lịch hấp dẫn, những bản làng văn hóa, những phiên chợ vùng cao.

2.1.2.2 Các di tích lịch sử - văn hóa

Các điểm di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tiêu biểu của xã Quỳnh Sơn gồm có: đình Quỳnh Sơn, cầu Rá Riềng (di tích cấp tỉnh). Ngoài ra còn có Giếng Tiên và sự tích Giếng Tiên, cây đa cổ thụ nghìn năm tuổi, hệ thống các hang động caster, xưởng làm ngói âm dương, trạm vi ba (nơi có thể ngắm toàn cảnh xã Quỳnh Sơn)…sẽ trở thành điểm thu hút du khách tới tham quan, tìm hiểu, khám phá.

Hình 2.1: Bản đồ du lịch xã Quỳnh Sơn

Nguồn: Tác giả biên vẽ

Hệ thống di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tiêu biểu của xã Quỳnh Sơn Đình làng cổ kính nằm dưới những tán cây cổ thụ. Cây đa trước đình đƣợc trồng vào năm 1540 còn cây khế cạnh đình đƣợc trồng năm 1663 - cách đây gần 500 năm. Đình Quỳnh Sơn nằm ở thôn Thâm Pát của xã Quỳnh Sơn, đƣợc xếp di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh vào năm 2012.

Đình làng Quỳnh Sơn thờ Quý Minh Đại Vương là tướng quân Dương Tự Minh. Ông vốn là một nhân vật lịch sử người Tày, tính tình thẳng thắn cương trực, có tài an dân, quê ở làng Quan Triều, phủ Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên ngày nay). Dưới triều Lý (1009 - 1225) vào năm Đại Định thứ 4 (1143) ông giữ cương vị Thủ lĩnh phủ Phú Lương bao gồm vùng đất đai rộng lớn của tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, một phần tỉnh Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Hà Nội ngày nay. Năm Đại Định thứ 5 (1148) ông có công tiêu diệt giặc Tống, bảo vệ biên giới phía Bắc. Năm Đại Định thứ 11 (1150), ông có công tiêu diệt bọn tham quan, bảo vệ vững chắc ngai vàng cho triều đình nhà Lý. Bà con nhân dân xã Quỳnh Sơn ngày nay là một phần hậu duệ của ông (đều mang họ Dương), lập đình thờ ông như thờ Thành hoàng làng. Đây là nơi để nhân dân thờ cúng, sinh hoạt văn hóa tâm linh hướng nguyện cầu sự giúp đỡ của thánh thần nhằm có cuộc sống ấm no hạnh phúc, qua đó gắn kết tinh thần cộng đồng và giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Trong khuôn viên đình làng có cây đa và cây khế cổ thụ tuổi đời hàng trăm năm. Đặc biệt cây đa cổ thụ đƣợc trồng năm 1540 vốn đƣợc dân làng bảo vệ và tôn thờ là một cây đa rất kỳ lạ, tán cây xum xuê che khắp một vùng:

cây có 3 gốc, phần gốc chính trải qua thời gian hiện chỉ còn một phần rễ to bằng bắp tay, còn sự sống của cây hiện nay lại nhờ những chiếc rễ phụ phát triển mà thành 2 gốc vững chãi chống đỡ toàn bộ sức nặng, nuôi dƣỡng cây.

Ba gốc của cây đa cổ thụ vững chãi tựa nhƣ những thế hệ trong cùng một gia đình nương tựa vào nhau mà vươn cao xanh tốt. Những chiếc lá cây đa này cũng có sự khác biệt, theo các cụ già trong làng lá cây tự thay đổi mầu sắc trong 4 mùa của một năm. Cây khế trước sân đình được trồng năm 1663 dù đã rất cổ thụ nhƣng hàng năm vẫn đơm hoa kết trái, đặc biệt là bộ rễ lan tỏa sâu

trong lòng đất đã tự mọc lên những gốc khế con xanh tốt nơi đất lành. Đình làng Quỳnh Sơn đƣợc xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh năm 2012.

Ngoài ra còn có Giếng Tiên và sự tích Giếng Tiên nằm ở sườn núi đá thuộc thôn Nà Riềng II. “Tương truyền hồi xưa giếng Tiên là do tiên ban cho làng ai uống nước ở giếng: con trai thì khỏe mạnh, còn con gái thì da dẻ trắng trẻo hồng hào, các cụ thường lấy nước giếng về pha trà, vào dịp lễ tết người dân ở làng ai cũng gánh 1 gánh nước từ giếng Tiên về để rửa mặt, tắm táp...” [10]. Xƣa cả làng dùng chung nhau 1cái giếng, cứ vào tầm chiều ai cũng ra giếng gánh nước. Say này, khi đời sống của người dân ngày một nâng cao và dân số cả làng ngày càng tăng lên nên mỗi nhà ai cũng tự đào hay khoan 1 cái giếng phục vụ cho cuộc sống cũng nhƣ sinh hoạt thuận tiện hơn của người dân. Hiện nay, giếng Tiên đang dần được khôi phục lại. [10], [11].

Bên dòng suối trong xanh uốn lƣợn chảy quanh những cánh đồng xanh tốt của xã Quỳnh Sơn là di tích Cầu Rá Riềng – di tích lịch sử cấp tỉnh năm 2012. Trước những năm 1940 đây là chiếc cầu gỗ bắc ngang qua suối, phía trên cầu có lợp mái tranh. Khi chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, vào một đêm tháng 9 năm 1940 dân quân du kích Bắc Sơn đã tập kích đoàn xe chở vũ khí, lương thực của thực dân Pháp đi qua, phóng hỏa đốt cầu, thu được nhiều vũ khí quan trọng góp phần giành thắng lợi cho cuộc tập kích đánh đồn Mỏ Nhài tại xã Hƣng Vũ tối ngày 27/9/1940 – chiến thắng quan trọng có ý nghĩa mở đầu của phong trào Khởi nghĩa Bắc Sơn.

2.1.2.3. Lễ hội Lồng Tồng

Lễ hội là hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng diễn ra trên địa bàn dân cƣ trong thời gian và không gian xác định nhằm nhắc lại những sự kiện lịch sử hay một huyền thoại, đồng thời là dịp để hiểu biết cách ứng xử văn hóa của con người với thiên nhiên thần thánh và con người với xã hội. Các lễ hội có sức hấp dẫn du khách không kém gì các di tích lịch sử văn hóa. Lễ hội có 2 phần là phần lễ và phần hội.

Lễ là những nghi thức tiến hành theo những quy tắc, luật tục nhất định mang ý nghĩa biểu trƣng đánh dấu hoặc kỷ niệm về một nhân vật hay một sự

kiện lịch sử hay một huyền thoại với mục đích tôn vinh và phản ánh ƣớc nguyện mong muốn nhận đƣợc sự giúp đỡ của đối tƣợng thờ cúng.

Hội là nơi tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí hiện đại mang sắc thái dân gian phản ánh trình độ phát triển xã hội thời đó, phản ánh đời sống kinh tế, trình độ dân trí và tâm tư tình cảm của người dân địa phương.

Hàng năm vào tháng Giêng âm lịch, hòa chung với không khí đón xuân tƣng bừng phấn khởi của nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn bà con nhân dân xã Quỳnh Sơn huyện Bắc Sơn vui mừng tổ chức lễ hội truyền thống, hội Lồng Tồng hay còn gọi là lễ hội xuống đồng.

Lễ hội truyền thống diễn ra trong 2 ngày 12 và 13 tháng Giêng âm lịch.

Nổi bật trong lễ hội là những bộ trang phục của dân tộc Tày Nùng với những diệu hát then, hát lƣợm, hát ví… đã tô thêm nét văn hóa đặc sắc cho nơi đây.

Tham dự lễ khai mạc năm nay ngoài Ban Tổ chức và đông đảo bà con nhân dân xã Quỳnh Sơn còn có sự hiện diện của lãnh đạo, cán bộ Ban Quản lý Di tích, Trung tâm Xúc tiến Du lịch, Bảo tàng tỉnh, UBND huyện Bắc Sơn, Phòng Tuyên giáo, phòng Văn hóa Thông tin huyện Bắc Sơn, các phóng viên báo chí…càng làm tăng thêm không khí vui mừng phấn khởi, khẳng định sự quan tâm của các cấp ngành đối với những giá trị đặc sắc của lễ hội làng Quỳnh Sơn.

Lễ hội Lồng Tồng có hai phần là phần lễ và phần hội. Phần nghi lễ chủ yếu là cúng tế Thành hoàng, Thần nông, trời đất ban cho mƣa thuận gió hòa, con người khỏe mạnh, cây cối tươi tốt, mùa màng bội thu; Phần hội là các trò chơi dân gian nhƣ: đánh cờ tiên, ném còn, đánh đu, múa rối, múa tiên, thi gói bánh tày, hát ví, giao lưu thể thao...

Lễ hội làng Quỳnh Sơn rất chú trọng phần “Lễ”, bao gồm: Lễ Khoán an do các cụ cao tuổi tiến hành - là lễ cam kết, ăn thề trước thần linh loại bỏ thói hư tật xấu ra khỏi xóm làng; Lễ tế nghinh thần; Lễ múa Tán Đàn - tiến hương, tiến tửu đến thần linh và giải uế trước khi vào đình tiến hành lễ rước Thành hoàng làng ra đồng phù hộ cho mùa màng tốt tươi, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc muôn đời; Lễ Cày đồng…

Bên cạnh phần lễ, phần hội với nhiều trò chơi, trò diễn dân gian vui nhộn, thể hiện đƣợc những ý nghĩa triết lý nhân văn sâu sắc về một lễ hội cầu mùa, cầu mưa, cầu cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, người người, nhà nhà no ấm, hạnh phúc. Tiêu biểu đó là trò đánh cờ tiên, đánh đu, ném còn, giã gạo, gói bánh chƣng đen… Theo tín ngƣỡng dân gian thì, nhiều trò chơi, trò diễn trong lễ hội cầu mùa còn là biểu hiện của tín ngƣỡng phồn thực - cầu mong cho vạn vật sinh sôi, nảy nở nhiều; thể hiện sự giao hòa của âm - dương, trời - đất; mối quan hệ hữu cơ của các yếu tố "Thiên thời - Địa lợi - Nhân hòa"…

Lễ hội không chỉ là điểm đến của du khách trong tỉnh mà ngày càng thu hút khách thập phương, thật sự trở thành một điểm đến trong hành trình du lịch tâm linh nơi cửa ngõ phía Bắc nước ta mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Lạng Sơn. Đây cũng là dịp để nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã bảo tồn và phát huy những nét văn hóa bản sắc của dân tộc mình và quảng bá tiềm năng thế mạnh của điểm DLCĐ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn.

2.1.2.4. Văn hóa ẩm thực

Người ta thường nói ăn uống là biểu hiện của văn hóa. Mỗi quốc gia, dân tộc có những quan niệm khác nhau và vì vậy hình thành những phong cách ẩm thực riêng.

Sau một ngày tham quan tại xã Quỳnh Sơn, du khách nghỉ ngơi trong không gian ấm cúng của những ngôi nhà sàn truyền thống, tìm hiểu những nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của dân tộc Tày qua các làn điệu hát Then, đàn Tính; thưởng thức đặc sản ẩm thực hấp dẫn của bản làng như: gà đồi kho gừng, cá suối nướng, bánh chưng đen, bánh ngải, xôi cẩm, lạp sườn, thịt tái (ƣớp đỏ). Ngoài ra còn có măng chua, các món ăn chế biến từ gà, vịt, …Bắc Sơn có đặc sẳn quýt nổi tiếng trên thị trường toàn tỉnh và một số tỉnh phía Bắc. Quýt Bắc Sơn được trồng tại các lân, lũng và vườn đồi, ăn có vị ngọt dịu, đậm đà.

2.1.2.5. Du lịch tham quan tìm hiểu nghề làm ngói thủ công

Người dân xã Quỳnh Sơn chủ yếu sống bằng nghề nông: trồng lúa, khoai, lạc, đỗ tương, thuốc lá và chăn nuôi gia súc, gia cầm, các dịch vụ khác... Ngành thủ công nghiệp cũng đƣợc chú ý phát triển nhƣ đan lát, dệt thổ cẩm. Ngoài ra, ở đây còn có làng nghề làm ngói thủ công (ngói âm dương) hầu hết những ngôi nhà ở địa bàn huyện bắc Sơn đều đƣợc lợp bằng loại ngòi này. Nghề sản xuất gạch ngói là một nghề thủ công truyền thống lâu đời của địa phương. Cách thức lợp ngói máng khá đơn giản. Cứ mỗi hàng ngói sấp, lại tiếp hàng ngói ngửa. Hình thức lợp chồng nhau nhƣ thế, tạo thành một mái liền và liên tiếp có những đường máng cho thoát nước. Đó là kiểu lợp mái nhà của đồng bào Tày, Nùng. Người dân tộc có thói quen, gọi đó là hình thức lợp sấp ngửa. Những viên ngói sấp coi là dương và viên ngói ngửa coi là âm. Bởi vậy, ngói này còn có tên gọi là ngói âm dương.

Cách thức sản xuất ngói âm dương có nhiều điểm đặc biệt. Việc đầu tiên là khâu làm đất. Đất để làm ngói âm dương đòi hỏi lựa chọn kỹ càng như đất làm ngói ta. Đất nhào xong, thì chuyển thành cối đất (hoặc quả đất) dẻo quánh. Người thợ dùng kéo xén đất thành từng thỏi, vật đi vật lại, để tạo đất thành một khối hình hộp chữ nhật, có chiều dài bằng chu vi và chiều rộng bằng chiều cao của khuôn ngói hình ống tròn.

Khuôn ngói là một khung tre ngoài bọc vải. Trên khuôn lại có ba gờ nổi, để chia khuôn thành ba phần bằng nhau. Người thợ chỉ việc lấy kéo cắt đất thành những lát mỏng (có bề dày chừng một phân rƣỡi) rồi đem lá đất đó, miết quanh thành khuôn ngói. Tay vừa miết đất lên khuôn và chân đạp bàn xoay, làm cái khuôn ngói quay tròn. Cả ba múi đất hiện ra trước mắt người thợ. Sau đó, người thợ bưng khuôn ngói ra sân phơi. Khi phơi khô, người thợ chỉ việc gõ nhẹ, là ba viên ngói rời nhau, giống nhau và bằng nhau chằn chặn.

Khâu cuối cùng là xếp ngói vào lò nung. Chú ý là xếp đứng viên ngói theo từng lớp, lớp này chồng lên lớp kia. Rồi nhóm lửa lò. Lò đun liên tục hai

ngày hai đêm thì hạ lửa. Chờ nguội lò, rồi lấy ra đƣợc những viên ngói âm dương hoàn chỉnh.

Không kể giàu nghèo, người dân ở đây vẫn cố lo liệu cho nhà mình ngôi nhà lợp mái ngói. Nhà lợp ngói âm dương, mùa hè thì mát, mùa đông lại ấm. Ngói âm dương tạo vẻ đẹp cho các ngôi nhà gỗ.

Du lịch làng nghề sẽ thực sự hấp dẫn, có hiệu quả khi ngành du lịch của địa phương quan tâm thực hiện những dự án đầu tư đúng mức, thiết thực, mang tính lâu dài. Bên cạnh đó công tác quảng bá, thu hút khách và giúp các làng nghề tiêu thụ sản phẩm, duy trì sản xuất.

2.1.2.6. Bản sắc văn hóa trong cộng đồng dân cư

Bản sắc văn hoá dân tộc bao hàm những mặt đƣợc hình thành và gắn bó với dân tộc từ thưở xa xưa, các mặt này được duy trì theo quá trình của lịch sử. Đó là các kiểu quan hệ hay một kiểu lựa chọn riêng của một cộng đồng về một phương thức ứng xử nào đó, khiến cho mỗi dân tộc hiện ra với những nét độc đáo nhằm phân biệt với các dân tộc khác. Người dân nơi động mộc mạc, chất phác, thật thà.

Nơi đây còn lưu giữ lại những mái nhà sàn với kiến trúc truyền thống làm bằng gỗ, rộng rãi, có tường rào đá, không gian đẹp có vườn tược, tất cả đều quay mặt về hướng Đông Nam… phân bố gần nhau mang tính chất cộng đồng rõ nét. Như nhiều dân tộc ở nước Việt nam, người Tày ở đây có tục thờ cúng tổ tiên, gian bàn thờ đƣợc đặt ở chính giữa nhà nơi trang trọng nhất. Bàn thờ người Tày to được trang trí tỷ mỉ, chiếm hẳn một gian nhà. Người già ở đây vẫn còn lưu giữ được truyền thống nhai trầu cau nhuộm răng đen – một nét văn hóa xưa của người Việt.

Văn nghệ dân gian ở đây có hát sli, hát lƣợn, hát them của đồng bào dân tộc Tày. Đây cũng là những hình thức lưu giữ tâm hồn dân tộc, gợi nhớ về cội nguồn. Cần phải được phát huy hơn nữa, cần được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Người già truyền lại cho thế hệ trẻ.

Bởi là một huyện vùng cao, cƣ nơi đây chủ yếu là đồng bào dân tộc Tày với những nét văn hoá truyền thống của ông cha xƣa nhƣ: tục nhà gái

Một phần của tài liệu Nghiên cứu du lịch cộng đồng xã quỳnh sơn, huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 60 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)