Giải pháp đối với cộng đồng địa phương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu du lịch cộng đồng xã quỳnh sơn, huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 98 - 103)

Chương 2 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG

3.2. Một số giải pháp phát triển DLCĐ xã Quỳnh Sơn - Bắc Sơn

3.2.5. Giải pháp đối với cộng đồng địa phương

Khuyến khích người dân phát huy sự thân thiện, mến khách, đồng thời tổ chức những khóa đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ du lịch, giao tiếp ứng xử và ngoại ngữ. Cụ thể nhƣ sau: (Phụ lục 2).

Thứ nhất: Du lịch, DLCĐ, điều kiện, nguyên tắc và các vấn đề lý luận liên quan đến loại hình DLCĐ. Đối với đối tượng là người dân địa phương, nội dung này cần đƣợc truyền đạt một cách ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu.

Thứ hai: Nâng cao nhận thức về việc phát huy, bảo tồn, giữ gìn tài nguyên du lịch. Đối với từng địa bàn, chúng ta cần có những lớp học để giới thiệu về giá trị tài nguyên du lịch của địa phương, cách khai thác các giá trị đó và yêu cầu về việc bảo tồn, giữ gìn, phát huy các tài nguyên du lịch.

Thứ ba: Giáo dục nâng cao hiểu biết về khách du lịch, tìm hiểu thị hiếu khách du lịch từ những quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau; cung cấp những nét đặc thù về truyền thống văn hóa của từng nước và vùng lãnh thổ; tìm hiểu sự mong đợi và thói quen của khách du lịch; tìm hiểu sở thích khác nhau (thanh niên, người già, những người đi du lịch theo gia đình, cá nhân và những người đi du lịch theo nhóm...).

Thứ tư: Đào tạo về kỹ năng đón tiếp và phục vụ khách du lịch. Tập trung chủ yếu vào việc tạo dựng môi trường trong và ngoài tổ hợp du lịch

nhằm đảm bảo tính hài hòa, nồng nhiệt, an toàn, thân thiện đối với du khách.

Người dân địa phương cần được đào tạo về cách nói trong giao tiếp, thái độ và hành động đón tiếp khách du lịch.

Thứ năm: Đào tạo về kinh doanh du lịch. Trang bị cho người dân địa phương khả năng phân tích thị trường cung và cầu; xây dựng và cải thiện sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách du lịch; xây dựng vị trí sản phẩm trên thị trường; xác định mức giá phù hợp; ký kết hợp đồng hoặc quan hệ đối tác với các công ty du lịch và các đối tác liên quan...

Thứ sáu : Đào tạo ngoại ngữ. Nội dung này chủ yếu nhằm nâng cao trình độ ngoại ngữ cho người dân địa phương nhằm tạo điều kiện để họ có thể giao tiếp đƣợc với du khách, đặc biệt là một số ngôn ngữ thông dụng nhƣ tiếng Anh, Pháp...

Thứ bảy: Đào tạo về xúc tiến, quảng bá. Nội dung này nhằm giúp người dân địa phương biết cách xây dựng tài liệu phục vụ công tác xúc tiến, quảng bá về tổ hợp du lịch nơi này như tờ gấp, sách, báo, sổ tay hướng dẫn du lịch, website du lịch… Đồng thời đƣa ra những hình thức tuyên truyền cơ bản nhƣ cơ quan báo chí, nhà xuất bản, hãng lữ hành, văn phòng du lịch... Ngoài ra còn phải đào tạo cho người dân những nội dung liên quan tới các quy định và hoạt động lưu trú của du khách: phòng cháy chữa cháy, và những quy định cụ thể đối với khách du lịch nhằm tạo điều kiện cho người dân nắm và thực hiện tốt các quy định theo pháp luật...

● Các hình thức đào tạo

Đào tạo tại chỗ : Mời các chuyên gia mở các lớp học chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ du lịch ngay tại nơi sinh sống của người dân. Có thể là nhà văn hóa xã, hội trường thôn để người dân tham dự.

Đào tạo kết hợp thông qua việc gửi con em của người dân địa phương tới các trường học có đào tạo về du lịch. Sau khi kết thúc khóa học, các em có thể về địa phương để làm việc và phổ biến, truyền đạt cho những người khác trong tổ hợp.

Ban điều hành kết hợp ký kết các hợp đồng với cơ sở đào tạo theo thực tế phục vụ du lịch tại địa phương hoặc tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn cho người dân theo đặc điểm, yêu cầu của từng bộ phận; kết hợp với các ban ngành khác tổ chức cho các học viên trong tổ hợp đi tham quan, học tập tại các điểm có hoạt động DLCĐ phát triển. Bên cạnh việc đào tạo, vấn đề sử dụng nhân lực địa phương cũng cần được quan tâm cụ thể. Những việc gì thì phù hợp với năng lực cộng đồng địa phương, những việc gì cần phải có các chuyên gia hay nhân viên chuyên nghiệp, việc phân công công việc cần phải nghiên cứu kỹ về các yếu tố nhƣ dân tộc, giới tính, sức khỏe, văn hóa và môi trường sống của người địa phương. dẫn viên du lịch địa phương; nấu nướng, đón tiếp phục vụ nhu cầu ăn uống và lưu trú của khách du lịch, ưu tiên cho người dân là nữ; nhân viên bán đồ lưu niệm, ưu tiên đối tượng nữ; biểu diễn văn nghệ, các loại hình nghệ thuật truyền thống; vận chuyển khách du lịch, khuân vác đồ đạc...

Tất cả những yếu tố đó nhằm mục đích chia sẻ lợi ích kinh tế với cộng đồng địa phương, giúp người dân tăng thêm thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống của mình

- Tiến hành phân tích các kỹ năng hiện có và khoảng thiếu hụt cần cải thiện.

Đây là giai đoạn đánh giá các kỹ năng cộng đồng hiện có và phân tích sự thiếu hụt nhằm xác định rõ những mảng nào cần xây dựng năng lực. Điều quan trọng là cần xác định nhu cầu, năng lực quản lý và trách nhiệm ở các cấp khác nhau và với từng người khác nhau. Một số mảng quan trọng để xây dựng nâng cao năng lực thông qua đào tạo bao gồm:

Các kỹ năng liên quan đến ban quản lý DLCĐ:

+ Các vấn đề pháp lý liên quan đến DLCĐ (nhƣ an toàn lao động, an ninh…).

+ Kỹ năng quản lý (đặc biệt về tài chính và quản lý nguồn nhân lực).

+ Kỹ năng làm việc và đám phán thương mại với các công ty du lịch.

+ Kỹ năng tiếp thị (5P – Sản phẩm, giá cả, xúc tiến, địa điểm, đối tác).

+ Kỹ năng giám sát và phân tích.

+ Quản lý xung đột và giao tiếp đa văn hóa.

+ Kỹ năng quản lý văn hóa và môi trường.

+ Kỹ năng về ngôn ngữ.

Kỹ năng liên quan đến vận hành các nhóm chức năng

+ Kỹ năng quản lý du khách và chăm sóc khách hàng Đạo đức làm việc tốt + Kỹ năng phát triển sản hẩm (đối với hàng thủ công mỹ nghệ, vui chơi giải trí, thực phẩm và đồ uống, …).

+ Kỹ năng quản lý môi trường và văn hóa.

+ Kỹ năng về ngôn ngữ.

- Triển khai việc xây dựng năng lực

Việc xây dựng năng lực cho người dân địa phương có thể được triển khai bởi các tổ chức có kinh nghiệm (nhƣ công ty lữ hành, công ty tƣ vấn, …) hoặc các tổ chức tại địa phương (như trường du lịch, hiệp hội,…). Trong nhiều trường hợp, sẽ rất hữu ích nếu chúng ta sử dụng một số thành viên trong cộng đồng có kiến thức và kinh nghiệm hơn những người khác. Những người này sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của mình cho mọi người vì lợi ích của cộng đồng.

Một số bài học kinh nghiệm tốt cho việc xây dựng năng lực bao gồm:

Vừa học vừa làm: Kết quả và tác động của các khóa đào tạo ngắn hạn sẽ nhỏ hơn rất nhiều so với tác động của kết quả đào tạo dài hạn và bền vững thông qua cách “vừa học vừa làm”.

Kết nối kiến thức với các cơ hội: Đào tạo và phát triển kỹ năng cần phù hợp với các cơ hội thực tế nhằm đáp ứng mong đợi của các bên.

Tài liệu đào tạo phù hợp với văn hóa địa phương: Các tài liệu đào tạo cần được viết bằng tiếng bản xứ với phong cách phù hợp với văn hóa địa phương nhằm tạo sự thú vị và hấp dẫn cho cộng đồng.

Tạo không gian cho sự phát triển của phụ nữ: Cách vận hành DLCĐ tốt cần đảm bảo những người trẻ tuổi và đặc biệt là phụ nữ trong cộng đồng có cơ hội học các kỹ năng mới và tham gia tích cực vào DLCĐ (ngoài vị trí liên quan đến vai trò của phụ nữ truyền thống nhƣ nấu ăn và làm hàng thủ công mỹ nghệ).

Tránh hố đen trong quản lý tài chính: Hầu hết các mô hình DLCĐ sụp đổ do các hố đen trong quản lý tài chính, nghĩa là ban quản lý thiếu kỹ năng và năng lực trong quản lý tài chính.

Đánh giá kỹ năng định kỳ: Đánh giá kỹ năng và năng lực của cộng đồng một cách định kỳ nhằm đƣa ra chuẩn mực nhất quán và thích hợp trong việc phát triển DLCĐ.

Kỹ năng đa dạng: Các nhân viên nên đƣợc định kỳ luân chuyển các vị trí công tác nhằm tăng cường sự đa dạng kỹ năng của họ cũng như duy trì sự tham gia của họ vào DLCĐ một cách thú vị. Chiến lƣợc này cũng đảm bảo rằng không có một nhân viên nào là “không thể thay thế” nếu nhƣ họ đột ngột rời khỏi vị trí đƣợc giao.

- Nhu cầu đào tạo và phát triển năng lực về DLCĐ

Xây dựng năng lực địa phương không chỉ dừng ở mức độ nâng cao kỹ năng và kiến thức mà còn nâng cao sự tự tin và động lực tham gia vào DLCĐ.

Đây là yếu tố quan trọng nhằm xây dựng niềm đam mê, niềm tin rằng bản thân họ có thể triển khai kinh doanh DLCĐ.

Cung cấp cơ hội phát triển cho đội ngũ cán bộ chuyên trách: Cung cấp cơ hội phát triển cho đội ngũ cán bộ chuyên trách là chiến lƣợc đầu tƣ nhằm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp cũng nhƣ tăng mức độ hài lòng và tự tin của nhân viên.

Thực hiện chiến lược giữ nhân viên: Trong bối cảnh cộng đồng, nhân viên thường di chuyển khi có cơ hội hoăc nguy cơ nảy sinh (ví dụ như những người có tay nghề cao có thể tìm kiếm các cơ hội khác trong ngành du lịch có mức độ lợi nhuận cao hơn lợi nhuận từ DLCĐ). Vì vậy, cần xây dựng môi trường làm việc hấp dẫn và điều kiện làm việc tốt để có thể giữ chân những nhân viên hiệu quả và trung thành.

Tạo cơ hội để xây dựng sự tự tin cho phụ nữ: Kinh nghiệm cho thấy phụ nữ có thể đóng vai trò chủ chốt trong phát triển DLCĐ. Nếu nhƣ phụ nữ có cơ hội nắm giữ các vị trí ra quyết định, họ sẽ có cơ hội nhận đƣợc thu nhập cao hơn và mang lại lợi ích trực tiếp cho gia đình họ tốt hơn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu du lịch cộng đồng xã quỳnh sơn, huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 98 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)