Chương 2 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
2.1. Đánh gia chung về tiềm năng phát triển DLCĐ ở huyện Bắc Sơn và xã Quỳnh Sơn
2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Huyện Bắc Sơn là 1 trong 10 huyện của tỉnh Lạng Sơn. Địa danh Bắc Sơn vốn có từ xa xƣa, nơi đây, đƣợc xác định là một trong những cái nôi của loài người, thuộc nền “Văn hoá Bắc Sơn”.
Bắc Sơn là huyện miền núi ở phía tây tỉnh Lạng Sơn, thuộc cánh cung Bắc Sơn của vùng Đông Bắc Việt Nam. Huyện Bắc Sơn có ranh giới phía Bắc giáp huyện Bình Gia, phía Đông giáp huyện Văn Quan, phía Nam giáp huyện Hữu Lũng, đều là các huyện của tỉnh Lạng Sơn. Riêng phía Tây, huyện Bắc Sơn giáp huyện Võ Nhai của tỉnh Thái Nguyên. Cách Thủ đô Hà Nội 160km về phía bắc. Từ Hà Nội đi theo quốc lộ 3 tới Thái Nguyên rồi theo quốc lộ 1B, di chuyển thêm gần 80km là tới Bắc Sơn. Diện tích tự nhiên của huyện Bắc Sơn là 698,7km². Dân số là 65.000 người ( theo thống kê năm 2013 của tỉnh Lạng Sơn). Gồm các dân tộc: Tày (70,2%), Kinh, Dao, Nùng, Hoa, v.v..
Bắc Sơn có 20 đơn vị hành chính, bao gồm thị trấn Bắc Sơn và 19 xã:
Nhất Tiến, Tân Thành, Nhất Hoà, Trấn Yên, Vũ Lăng, Tân Hương, Chiến Thắng, Vũ Lễ, Tân Tri, Vũ Sơn, Tân Lập, Chiêu Vũ, Hƣng Vũ, Hữu Vĩnh, Bắc Sơn, Đồng Ý, Vạn Thuỷ, Long Đống và Quỳnh Sơn.
Xã Quỳnh Sơn thuộc huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, cách trung tâm TP Lạng Sơn 80km về phía Tây Nam theo quốc lộ 1B. Đây là điểm tập trung nhiều tiềm năng thuận lợi phục vụ phát triển du lịch. Từ thành phố Lạng Sơn theo quốc lộ 1B, qua đèo Tam Canh đến địa phận thị trấn huyện Bắc Sơn rẽ trái chỉ 2,5km sẽ đến Làng văn hóa DLCĐ xã Quỳnh Sơn.
Xã Quỳnh Sơn cách thị trấn Bắc Sơn 2,5 km giáp với các xã Long Đống, Xã Bắc Sơn, xã Hữu Vĩnh. Xã Quỳnh Sơn có tổng diện tích tự nhiên 1.459 ha;
có 443 hộ, với tổng dân số là 1.844 người, sinh sống tập trung tại 6 thôn bản (thôn Nà Riềng I, thôn Nà Riềng II, thôn Tân Sơn, thôn Thâm Pát, thôn Đon Riệc I, thôn Đon Riệc II); dân tộc Tày chiếm 98% dân số toàn xã, số còn lại là dân tộc Kinh và một số dân tộc khác (theo thống kê của xã – năm 2014). Hơn nữa xã Quỳnh Sơn còn là 1 trong 8 xã (bao gồm các xã: Vũ Lễ, Tân Hương, Tân Lập, Vũ Lăng, Bắc Sơn, Quỳnh Sơn, Hữu Vĩnh, Hƣng Vũ) nằm trong khu ATK Bắc Sơn trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. (Phụ lục 1)
2.1.1.2 Khí hậu
Xã Quỳnh Sơn mang tính điển hình của khí hậu Lạng Sơn là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình từ 17 – 220C, có tháng lạnh nhất có thể giảm xuống 50 C, có lúc 00 C hoặc dưới 00 C. Nằm ở phần cực bắc của đới vĩ độ thấp gần giáp chí tuyến bắc, giữa các vĩ độ 21019’ và 22027’ vĩ bắc, và giữa 1060 06’ và 107021’ kinh đông nên Lạng Sơn có nguồn bức xạ phong phú, cho phép các loại cây trồng vật nuôi bốn mùa sinh sôi nảy nở; tuy nhiên Lạng Sơn lại nằm ở cửa ngõ đón gió mùa mùa đông, nơi có gió mùa cực đới đến sớm nhất và kết thúc muộn nhất ở miền Bắc nước ta nên có mùa đông lạnh.
Độ ẩm trung bình năm của không khí ở Lạng Sơn phổ biến là từ 80 – 85%, thấp hơn nhiều vùng khác ở nước ta. Ít có sự chênh lệch về độ ẩm tương đối giữa các vùng và giữa các độ cao trong tỉnh.
Lƣợng mƣa: Lạng Sơn nằm ở khu vực Đông Bắc, ít mƣa của vùng khí hậu miền Bắc; lƣợng mƣa trung bình năm là 1.200 – 1.600 mm. Nơi duy nhất có lƣợng mƣa trên 1.600mm là vùng núi cao Mẫu Sơn (2.589mm); tại Lạng Sơn có Na Sầm (1.118 mm) và Đồng Đăng (1.100mm) là những trung tâm khô hạn của miền Bắc.
Bắc Sơn có nhiệt độ bình quân khoảng 20,80C, độ ẩm trên 82 %, lƣợng mƣa trung bình 1.500 - 1.600 mm/năm. Bắc Sơn nằm trong vòng cung đá vôi Bắc Sơn nên ít bị ảnh hưởng của gió bão và sương muối. Xã Quỳnh Sơn nằm trong địa phận huyện Bắc Sơn nên thời tiết tương đồng nhau. Chính vì khí
hậu như vậy mà đã tạo nên một thương hiệu quýt Bắc Sơn riêng biệt. Là loại cây ƣa ánh sáng tán xạ, độ ẩm vừa phải, thích hợp với thời tiết lạnh và khô mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nên quýt Bắc Sơn sinh trưởng tốt nhất trong các khe núi, thung lũng thuộc vùng núi đá, độ cao 500 – 700m so với mực nước biển. Cùng với đó khí hậu ở đây rất trong lành, mùa hè thì mát mẻ không nóng gắt nhƣ các nơi khác, mua đồng lạnh mang đặc trƣng của khí hậu miền núi phía Bắc. Thuận lợn cho việc phát triển du lịch nghỉ dƣỡng, tham quan, thám hiểm, vui chơi giải trí.
2.1.1.3 Địa hình
Địa hình Bắc Sơn khá phức tạp vì có núi đá, núi đất tạo thành một vòng cung dốc nghiêng về phía Tây Nam, xen kẽ giữa các dãy núi đá vôi là các thung lũng khá bằng phẳng, độ cao trung bình so với mặt nước biển trên 400m. Địa hình chủ yếu kiểu cácxtơ, núi đá vôi, xen một ít núi đất và cánh đồng cacxtơ hình lòng chảo. Trên địa bàn Bắc Sơn có các ngọn núi cao từ 500-1200 m nhƣ ngọn Khau Kiên (1107 m), ngọn Pa Lép (503 m)... Địa hình nơi đây thuận lơi cho việc phát triển du lịch tham quan, nghỉ dƣỡng, thám hiểm các hang động, ngọn núi,…[10], [11].
Khối núi Bắc Sơn (hay nếp lồi Bắc Sơn, đới địa máng ven uốn nếp Bắc Sơn, thường gọi là cánh cung Bắc Sơn hoặc vòng cung Bắc Sơn) là một khối núi đá vôi lớn, trong địa phận hai tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang. Khối núi Bắc Sơn dài 60 km, rộng 50 km, cao trung bình 400-500 m. Khối núi này chạy theo hướng đông bắc – tây nam, dọc hữu ngạn (bờ phải) sông Thương, từ huyện Bắc Sơn và Văn Quan ở phía bắc, qua huyện Hữu Lũng và Chi Lăng, qua huyện Yên Thế, xuống tới phía bắc thị trấn Kép của huyện Lạng Giang.
Giữa là thung lũng Bắc Sơn khá bằng phẳng thuận lợi cho việc canh tác nông nghiệp.
Nếu chỉ đi trên con đường qua thị trấn nằm giữa thung lũng, sẽ khó để chiêm ngƣỡng cảnh sắc của toàn bộ thung lũng. Để có thể ngắm nhìn thung lũng Bắc Sơn trọn vẹn, du khách phải leo lên những đỉnh núi cao. Đến với
Bắc Sơn đúng mùa lúa chín, chắn chắn cảnh sắc nơi đây sẽ khiến bất kỳ ai cũng muốn trở lại để có thể chiêm ngƣỡng lần thứ hai.
Đƣợc bao bọc bởi những dãy núi đá vôi, Bắc Sơn hiện ra trong mây khói mờ ảo với vẻ đẹp mê hoặc, kỳ vĩ của núi, của mây, của những đồng lúa xanh mướt hút tầm mắt..
Địa hình Bắc Sơn bằng phẳng thuận lợi cho việc tưới tiêu nên lúa được trồng 2 vụ và thường thu hoạch muộn hơn đa số các vùng khác từ nửa tháng tới một tháng. Lúa ở Bắc Sơn đƣợc trồng không cùng thời điểm nên có ruộng thu hoạch trước, ruộng thu hoạch sau tạo thành những mảng màu đặc sắc. Đặc biệt, người nông dân ở Bắc Sơn thường thu hoạch bằng máy nên tốc độ thu hoạch rất nhanh và tạo thành những hình thù rất lạ mắt trên đồng ruộng. [10].
Xã Quỳnh Sơn nổi tiếng có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, có dãy núi đá vôi, với nhiều hang động caster cộng với những cánh đồng bằng phẳng, bên cạnh dòng suối. Từ Cầu Rá Riềng, thuộc xã Quỳnh Sơn các bạn có thể trải nghiệm hoạt động leo núi lên trạm phát sóng của Bưu điện Bắc Sơn. Sau khi leo hơn 500 bậc đá, sẽ đƣợc cảm nhận không gian hùng vĩ của núi non đại ngàn, ngắm những ngôi nhà sàn ẩn hiện bên cánh đồng lúa tốt tươi mầu mỡ.
Đây là nơi lý tưởng để hoạt động dã ngoại và chụp ảnh. Cách hồ Pác Mỏ khoảng 200m là hang Thắm Hoài. Hang có 2 tầng, nhiều nhũ đá hình thù kỳ lạ rất đẹp mắt, có những cột đá vôi cao hàng chục mét sừng sững cạnh lối đi.
Hang nằm lƣng chừng núi, dài hơn 700 m, trần hang cao rộng có nhiều thạch nhũ muôn màu sắc. Sau năm 1964 Đài Phát thanh Khu tự trị Việt Bắc đã sơ tán từ Đồng Hỷ (Thái Nguyên) về hang Thắm Hoài hoạt động để tránh các cuộc ném bom phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ. Hiện nay tại tầng 1 và phía ngoài hang còn dấu tích khu xưởng máy và khu nhà ở của cán bộ nhân viên nhà Đài khá nguyên vẹn. Từ xã Quỳnh Sơn đến trung tâm xã Tân Lập, các bạn tạm dừng phương tiện, chuẩn bị đồ nghề leo núi để thám hiểm và chinh phục hang Rù Hon.
Mặc dù địa hình hang Rù Hon rất hiểm trở nhƣng bên trong lòng hang cảnh quan vô cùng hùng vĩ, có nhiều vòm cao hơn 150 mét, ăn sâu dường như
bất tận trong lòng núi đá. Hệ thống thạch nhũ nguyên sơ mang hình những thác đá, trống đá, đầu rồng, tiên ông, ao tiên, cung nữ, thạch quái…muôn hình vạn trạng với đủ cung bậc mầu sắc, hấp dẫn sự trải nghiệm và khám phá.
2.1.1.4 Động thực vật
Rừng không chỉ có tác dụng cân bằng sinh thái, bảo vệ đất, chắn gió, cung cấp lâm sản, dƣợc liệu và nguyên liệu cho các ngành kinh tế và đời sống mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc phòng và cả trong phát triển du lịch.
Rừng ở huyện Bắc sơn có 65 họ, 279 loài thực vật, với nhiều cây đặc hữu của địa phương. Các cây gỗ quý hiếm như trao, chó, hoàng đàn, nghiến, nhiều loại dƣợc liệu có giá trị, cây công nghiệp đặc sản nhƣ hồi, quế, long não, dẻ,… Đặc biệt, từ xã Quỳnh Sơn, theo tỉnh lộ 241 khoảng 8 km là cảnh quan tự nhiên của cánh rừng gỗ nghiến nguyên sinh thuộc thôn Đông Đằng, xã Bắc Sơn. Đây là cánh rừng nguyên sinh quý hiếm trên địa bàn được người dân trong thôn bảo tồn nguyên vẹn trên một núi đá vôi. Trong rừng tập trung nhiều cây gỗ nghiến quý hiếm, trong đó có những cây cổ thụ cao hàng chục mét, thân cây khổng lồ bám chặt vào vách đá lởm chởm. Kỳ thú hơn, trên đỉnh núi đá này có nhiều cây “dự báo thời tiết” mà dân làng vẫn gọi là “mạy kham”, loài cây này có tên như vậy vì trước những ngày mưa to gió lớn lá của chúng sẽ chuyển kinh nghiệm phƣợt thành mầu trắng bạc thay vì mầu xanh như thường ngày.
Bắc Sơn nổi tiếng với đặc sản quýt đƣợc trồng trong các lân, lũng. Quýt ở đây ăn có vị ngọt dịu đặc trưng nổi tiếng khắp cả nước.
Giới động vật ở đây cũng khá phong phú: lớp thú có 8 bộ, 24 họ và 56 loài; lớp chim có 14 bộ 46 họ và 200 loài; lớp bò sát có 3 bộ, 17 họ và 50 loài và hàng chục họ, lớp cá. Ngoài ra, ở đây còn có một số loại đặc hữu của hệ động vật Đông Bắc như: hươu sao, sóc bụng đỏ, tê tê, tắc kè, rắn, dê nú, khỉ, cá anh vũ, cá sao, ếch gai.
Sinh vật cũng nhƣ cảnh vật nơi đây mang đậm màu sắc của núi rừng, hài hòa giữa con người với thiên nhiên, sinh vật còn giữ được nhiều nét hoang sợ tạo điều kiện cho du lịch tham quan, nghỉ dƣỡng nơi đây có nhiều tiềm năng.
2.1.1.5 Thủy văn
Bắc Sơn có sông suối nhỏ nhiều đoạn chảy ngầm dưới đất. Bên dòng suối trong xanh uốn lƣợn chảy quanh những cánh đồng xanh tốt của xã Quỳnh Sơn là di tích Cầu Rá Riềng. Trước những năm 1940 đây là chiếc cầu gỗ bắc ngang qua suối, phía trên cầu có lợp mái tranh. Khi chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, vào một đêm tháng 9 năm 1940 dân quân du kích Bắc Sơn đã tập kích đoàn xe chở vũ khí, lương thực của thực dân Pháp đi qua, phóng hỏa đốt cầu, thu đƣợc nhiều vũ khí quan trọng góp phần giành thắng lợi cho cuộc tập kích đánh đồn Mỏ Nhài tại xã Hƣng Vũ tối ngày 27/9/1940 – chiến thắng quan trọng có ý nghĩa mở đầu của phong trào Khởi nghĩa Bắc Sơn.
Ngoài ra ở đây còn có các hồ nước ngọt lớn nằm cách xã Quỳnh Sơn không xa nhƣ: Hồ Tam Hoa (ở xã Hƣng Vũ), hồ Vũ Lăng (ở xã Vũ Lăng), hồ Pác Mỏ (ở xã Hữu Vĩnh), hồ ở đây có tác dụng cung cấp nước tưới tiêu cho người dân. Đến đây du khách sẽ được trải nghiệm bơi bè mảng, câu cá giải trí và thưởng thức các món ẩm thực đặc sắc.