Chương 1: TỪ QUAN ĐIỂM TIỂU THUYẾT
1.3. Quan điểm và sáng tác tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng thống nhất với nhau
sau đó, chính bản thân nhà văn đó có sáng tác nhằm phục vụ cho quan điểm của mình. Phải có sự thống nhất như thế mới xứng đáng là nhà văn đại diện cho một khuynh hướng trong văn học.
Không phải lúc nào cũng có sự hòa hợp giữa tư tưởng và việc làm, có nhiều người lúc đầu hô hào thế này thế nọ nhưng sau đó thì lại làm khác, lịch sử từng chứng kiến những con người như thế. Là nhà văn đại diện xuất sắc cho trường phái tả chân đã từng nêu lên quan điểm của mình trong khi tranh luận cùng Nhất Chi Mai và sự thực đó đã được minh bằng cả cuộc đời viết văn của ông. Ông đã dùng ngòi bút của mình mà phụng sự cho cái quan điểm của mình. Cho đến nay, chúng ta vẫn mặc nhiên công nhận tài năng của nhà văn trong việc miêu tả cái “sự thực ở đời”.
Từ những bài phóng sự của ông, ta thấy toát lên biết bao nhiêu là sự thực: nạn cờ bạc bịp đã phát triển mạng lưới ra sao, nạn mãi dâm đã kinh khủng như thế nào ở Hà Nội khi đó,cuộc sống của những đứa ở con đòi và bản chất của đám chủ nhà đê tiện ra lám sao… tất cả như hiện lên đầy đủ
qua những sáng tác của ông với bộ mặt thật chính hiệu của nó. Rồi khi sang địa hạt tiểu thuyết, một lần nữa ông lại chứng minh rằng mình lae kẻ suốt đời chỉ đi tìm sự thực. Trên những trang văn của ông, ta đọc mà cứ như đang ngó thấy cuộc đời sống động trước mắt ta. Điều đó cho thấy được sự nhất quán cao độ giữa lập trường quan điểm và những tác phẩm mà ông đã cống hiến cho nền văn học nước nhà.
Với quyển tiểu thuyết đầu tay của mình- quyển Dứt tình- tác giả đã chứng minh một cách rõ ràng về cái mục đích của mình. Ông đã dựng nên một hoàn cảnh rất thật, xuất hiện trong đời thực, đó là chuyện mối tình đầu tan vỡ, rồi một người đi lấy chồng, một người tìm cho mình hướng đi tới tương lai. Sau đó gặp lại và rồi lại đến với nhau trong tội lỗi. những chuyện như vậy không phải là không phải là không được nói đến trong cuộc sống nhưng cái hay của ông là đã xây dựng được một nhân vật mà suy nghĩ của nhân vật ấy là đại diện cho suy nghĩ của nhiều người trong xã hội, đó là Tiết Hằng. Rõ ràng, ta nhận ra ở Hằng cái tính cách của một người con gái, cái tâm lí của một người đàn bà: ngoan ngoãn, sắc nét, cố đè nén dục tình, chống lại mọi cám dỗ nhưng chỉ vì thiếu nghị lực mà hằng phải khổ suốt đời. có những đoạn ta thấy Tiết Hằng thật đáng ghét nhưng ta còn lạ gì tâm tình của một người con gái, muốn kêu ngạo mà không kêu ngạo được, muốn quả quyết mà không quả quyết được. Tác giả xây dựng lên nhân vật Tiết Hằng không hẳn là để chứng minh cho cái thuyết đàn bà nhẹ dạ nhưng với mô tả chân thực của ông, ông phải để cho Tiết Hằng yêu lại Việt Anh rồi dẫn đến ngoại tình. Có lẽ khi Dứt tình ra đời, rất nhiều độc giả nữ đã nhìn thấy cuộc đời mình trong đó, người viết xin viện dẫn ra đây ý kiến của Cô Lệ Chi, một cây bút phê bình nữ đăng trên báo Đông Tây sau khi đọc Dứt tình: “ đọc xong truyện Dứt tình, tôi suy nghĩ tôi rất buồn. Thân thể của bạn gái chúng tôi chỉ là thí nghiệm của tâm lí. Một bất trắc của số mệnh có thể xảy ra làm rạo rực tâm hồn ta, trong lúc ta còn trẻ đẹp và thật thà; ta cũng có nghị lực để tự chủ nhưng khi thắng được nó thì tâm hồn đã tan nát cả rồi…”. Những cảm nhận chân thật và chân thành như thế đã phần nào cho thấy được cái tác dụng của sự thực trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng. Rõ ràng, ông không hề thi vị hóa cuộc sống một chút nào, cuộc đời, qua lăng kính nghệ thuật của của nhà văn đã được sao chếp gần đúng như nguyên bản, cộng thêm những hư cấu nghệ thuật, thêm những dụng ý của tác giarthif những sáng trác của ông trở nên bất hủ. Vì đọc Vũ Trọng Phụng ta thấy được cuộc đời , vì đọc Vũ Trọng Phụng ta thấy nhân vật của ông cứ như trong tác phẩm bước ra cuộc đời với đầy đủ chất điển hình của nó. Bên cạnh Tiết Hằng thì nhân vật Việt Anh cũng hiện lên
với tính cách của con người thực trong cái xã hội thực dân phong kiến. những người học trò nghèo có chí hướng mà bị xã hội lôi kéo xô đẩy vào con đường trụy lạc không phải là không tồn taijtrong xã hội Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Việt Anh cũng rất người, khi gây tội lỗi cũng rất biết ân hận, cũng dằn vặt đến độ không thể sống cạnh Tiết Hằng khi chàng có thể hoàn tòan chiếm trọn Tiết Hằng. Chàng lang thang khắp các sòng bạc, tiệm hút để tìm hướng giải thoát của chính mình nhưng như thế chỉ càng bế tắc. Cái mà Vũ Trọng Phụng miêu tả chân thật chính là ông đọc được tâm lí của con người, trong hoàn cảnh đó con người phải hành động như thế đó.
Bình luận về ý muốn của Vũ Trọng Phụng trong tác phẩm này. Tràng An đã viết: “Ngòi bút hiện thực của Vũ Trọng Phụng thực đã khéo léo. Tôi cũng nhận thấy ở Vũ Trọng Phụng cái ý muốn bao giờ cũng diễn tả sự thựcngay trong cái xã hội có tính cách xã hội nghĩa một đối tượng sinmột đối tượng sinh độngluận đề ngư chuyện Giông tố đương đăng ở Hà Nội báo cũng vậy”. Nhận định trên một lần nữa cho thấy được tình thống nhất giữa sự nghiệp sáng tác và quan điểm của nhà văn, nó góp phần củng cố thêm lòng tin của chúng ta về một nhà văn có thực tài và rất đáng trân trọng.
Yếu tố hiện thực trong tác phẩm thể hiện đậm nét trong tác phẩm ở chỗ nhà văn thâm nhập vào thế giới tâm lí của con người và mô tả nó như một đối tượng sinh động và có những nét chung của con người. Ông đã đưa vào tác phẩm hình ảnh một người phụ nữ chân thật,rất đúng với hình ảnh người phụ nữ ngoài đời. Với chủ trương miêu tả thực nhân vật so với ngoài đời nhà văn đã tạo ra một Tiết Hằng đậm chất đời thườngdù rằng tác giả xác định đây là thể loại tâm lí tiểu thuyết.Ta hãy thử đọc lại cách mà nhân vật thể hiện, rõ ràng là trong quá trình miêu tả tâm lí nhân vật, Vũ Trọng Phụng cũng dựa vào tâm lí thực của con người, tâm lí đó mang tính phổ biến chung cho cả nhân loại chứ không là của riêng một Tiết Hằng hay của Việt Anh . Nhà văn viết : “Hai người yêu nhau chẳng được, dần dần hầu như ghét nhau. Nhưng cả hai đều trở nên thi vị trong sự căm hờn chung đó, bởi lẽ đó chính là bộ mặt của ái tình. Không yêu còn đâu ghen, không ghen còn đâu oán hận.”.
Nhà văn đã nắm rất chắc mối dây của cuộc đời nên mỗi lần ông giật dây thì cuộc đời lại xoay tròn mà rớt vào tác phẩm của ông những mảng sự thực dính trên mình của nó. Có lẽ khi viết Dứt tình, tố chất của một nhà phóng sự đã giúp cho ông có sự quan sát rất tinh tếvào tâm lí con người.
Đọc Dứt tình ta thấy băn khoăn vô cùng về những thay đổi phức tạp, vun vặt, khó hiểu bên trong con người. Vũ Trọng Phụng mang đến cho chúng ta sự bối rối trong tâm hồn, ông miêu tả tâm lí của Tiết Hằng, Việt Anh mà cúa như mà độc giả có cảm tưởng nhà văn đang “đi guốc trong bụng
mình”. Ông phản ánh tâm lí thật đến nổi ta cứ ngỡ nó là của ta chứ không của riêng gì nhân vật.
Bên cạnh ngoài việc phản ánh tâm lí của nhân vật một cách chân thật, Vũ còn phản ánh thái độ sống của thanh niên nam nữ trong giai đoạn 1930-1945. Cách nghĩ của họ, cách sống của họ, được nhà văn phản ánh một cách trung thực. Nếu có sự khác biệt thì cũng là do nhà văn phản ánh nó qua trường tâm lí của nhân vật, bởi lẽ ngay từ đầu ông đã khẳng định đây là một thiên “tâm lí tiểu thuyết”và ông đã dựng nên một chiến trường của những tư tưởng tương phản và xung đột nhau làm cho chúng ta hoàn toàn chìm vào dòng xoáy tư duy đó. Tác giả để cho Tiết Hằng quyết tâm “dứt tình” với Việt Anh, ta thấy được mong muốn rất lành của tác giả, ông muốn con người dũng cảm hơn, chiến thắng những dục vọng tầm thường để có được hạnh phúc đích thực. Dứt tình đã được hoan nghênh nhiệt liệt khi đăng lên báo và xuất bản thành sách, đó là một thành công minh chứng cho tài năng của Vũ Trọng Phụng.
Ở tiểu thuyết Dứt tình, tác giả đã tạo được thành công trong công cuộc chiếm lĩnh “hiện thực tâm lí” của con người. Đến với tiểu thuyết Giông tố người đọc sẽ thấy được khả năng bao quát hiện thực rộng lớn của tác giả. Nếu ở Dứt tình tác giả mô tả hiện thực ở bên trong con người, ở mức độ vi mô thì đến Giông tố ông đã vươn tới tầm vĩ mô bằng việc phản ánh xã hội Việt Nam ngay thời điểm ông sống. Chỉ cần qua sát bấy nhiêu cũng đã thấy được khả năng sáng tạo của một cây bút mà năng lực sáng tạo thật dồi dào. Nói đến giông tố, chúng ta có thể tóm lược bằng một câu: đây là một tiểu thuyết mà địa giới phản ánh mà địa giới phản ánh của nó thuộc diện rộng nhất trong các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng. Ông mang vào đấy tất cả những cảnh tượng của đời sống thực tại lúc đó, từ nông thôn đến thành thị, từ nông thôn đến thành thị, từ Hà Nội đến Hải Phòng, từ bình dân đến giai cấp thống trị, tất cả đều hiện lên với đầy đủ bản chất đặc trưng của nó. Đọc Giông tố là ta đã thực sự hòa nhập vào đời sống xã hội Việt Nam trước Cách Mạng tháng Tám một cách đầy đủ nhất. Tác giả đã đạt được thành công quan trọng khi ông đã tạo ra một hình tượng tiêu biểu điển hình cho giai cấp tư sản Việt Nam đương thời, đó là nghị Hách. Đã từng có thông tin nói rằng khi Vũ Trọng Phụng cho đăng tiểu thuyết Giông tố trên Hà Nội báo khi đăng đến số 11 thì phải dừng lại vì nội dung của của tác phẩm có đả động đến một nhân vật tai to mặt lớn đương thời, một thời gian sau tác phẩm mới được đăng tiếp với tên là Thị Mịch, điều đó cho thấy là tác phẩm của Vũ Trọng Phụng có liên hệ đến hiện thực mật thiết như thế nào! Ông chân thực đến nổi văn chương của ông đụng chạm tới người thực việc thực đương thời.Ở Giông tố, nhà văn đã cố gắng khắc hoạ bản
chất dâm ô và độc ác của giai cấp tư sản đương thời thông qua hình tượng thằng nghị Hách. Nghị Hách xuất thân là một bác cai thợ nề, nhưng bản chất của nó là lừa thầy phản bạn, hắn đã hại khóa Hiền bị tù, sau đó cướp vợ bạn, rồi hắn sang Lào không biết làm ăn thế nào mà trở về có một số vốn lớn, rồi trở nên giàu có, rồi hiếp, rồi giết người, rồi tiến lên trở thành một bậc “phú gia địch quốc”, hắn nuôi trong nhà mười một nàng hầu, đời sống hằn như một vương tôn quý tộc trong các tiểu thuyết Tàu. Không biết đời của nghị Hách có từng bị người khác hãm hại hay không nhưng cái lịch sử của hắn thì đã nhuộm đầy máu của người khác. Bản chất của nghị Hách là một con quỷ đội lốt người. Trong tác phẩm nhà văn đã từng bước đưa chúng ta soi rọi vào xã hội với rất nhiều sự kiện xảy ra, từ những âm mưu đen tối của nghị Hách, Từ sự awb cánh của hắn với bọn quan lại thống trị Tây, ta, rồi những cái trơ trẽn của hắn trong bài diễn văn mừng được Bắc đẩu bội tinh, tất cả những điều ấy giúp ta nhìn rõ bản chất bọn thống trị bất lương trong xã hội, của những danh từ điêu trá, của cái gọi là “Bắc kì nhân dân đại biểu”, là ‘Bắc đẩu bội tinh”....Vũ Trọng Phụng đã góp nhặt tất cả những gì xảy ra trong cuộc sống sau đó gom chúng lại rồi đưa vào tác phẩm, bằng tài năng trào phúng thiên phú của mình ông đã biến sự thực ấy thành những gáo nước lạnh dội xuống đầu bọn bất lương đã chà dập lên danh dự nhân phẩm con người mà mồm thì cứ oang oác lên là mình có đầu óc bình dân, luôn muốn “săn sóc giai cấp bình dân trong xã hội, nhueng thực tâm lại muốn tìm cách làm thế nào để bóc lột cho kì được nhiều người, để chúng ngày càng giàu sang sung sướng hơn.
Nhà văn của chúng ta đã đứng trên lập trường tả chân mà có cái nhìn mới “trên tinh thần giai cấp”- chữ dùng của Vũ Trọng Phụng- có khi khá sắc sảo. Giông tố đã phản ánh trực diện hiện thực từ góc đọ mâu thuẩn giai cấp cơ bản và vạch ra khá chính xác những mối quan hệ xã hội thực của đời sống đương thời. Đó là chiều sâu của sự phản ánh, làm nên chất lượng hiện thực cao trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng
Qua Giông tố, Vũ Trọng Phụng tỏ ra rất nhạy bén với sự bất công giai cấp hiện lên khắp nơi trong xã hội. Mở đầu tác phẩm là chuyện hiếp dâm, tình tiết thường gặp trong các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, điều dễ dẫn nhà văn sa vào chủ nghĩa tự nhiên. Nhưng trong Giông tố, tình tiết, cốt truyện triển khai theo cái nút khai đề ấy đã đi theo hướng phân tích xã hội trên tinh thần tố cáo. Qua vụ hiếp dâm bỉ ổi của tên triệu phú và vụ kiện cáo kéo dài sau đó, bộ mặt tàn ác điểu cáng của bọn tư bản được quan trên quan dưới che chở, cũng như thân phận những con sâu cái kiến của người dân nghèo hèn trong cái xã hội hoàn toàn không có công lí đó, đã bị phơi trần. Nhà văn của chúng
ta luôn cố gắng đi phanh phui những âm mưu, những thủ đoạn hèn hạ cùng bản chất điểu cáng của bọn tư bản, nhằm vạch mặt cho mọi người thấy đó là bọn sâu dân mọt nước, một bầy quái vật háo đói, thật đang ghê tởm, chúng là một lũ dã man, sống bằng cách hút máu của đồng loại. Trong tác phẩm, ta còn thấy được sự căm phẫn của nhà văn đối với thế lực đồng tiền. Chúng ta hoàn toàn đồ tình với nhà văn khi ông lên án một cách đanh thép con đường làm giàu một cách bất nhân của bọn tư bản. Đó là con đường đầy tội ác và hết sức bẩn thỉu, mỗi chân lông đều đẫm máu- như cách nói của Mác. Có thể khẳng đình rằng Vũ Trọng Phụng là nhà văn đầu tiên nhìn thấy và dám phản ánh con đường làm giàu bất lương của bọn tư bản. Ông lên án chúng và không ngần ngại xem chúng là một thứ rác rưởi của cuộc đời, ông ngày càng tỏ ra dứt khoát hơn trong việc nêu lên cái xấu xa đê tiện của chúng.
Nếu Giông tố là một ánh đèn pin soi rọi vào bản chất của bon tư bản thì Số đỏ là một cuốn phim khôi hài về sự dốt nát bịp bợm của đám người tự xưng là tri thức là tiến bộ trong xã hội đương thời. Chúng ta có thể dõi theo bước của thằng Xuân Tóc Đỏ khi nó len lõi vào xã hội điểu giả của đám thượng lưu tri thức nữa vời. Trong cái xã hội đó mối dây để bó buộc những con người nhốn nháo đó lại với nhau không gì khác hơn là đồng tiền và danh lợi. Thật vậy, trong cái xã hội đó người ta có thể vì tiền mà quên đi nhân tính, người ta sẽ ăn mừng khi mất đi một người thân bởi vì sau đó người ta sẽ có những món tiền di chúc. Người ta có thể vì danh lợi mà biến một thằng “ma cà bông” thành một “me-sừ Xuân” , rồi từ đó nó dần dần thăng chức trên cái mõm của những kẻ suốt đời không nói thực được nửa câu. Thằng “nhặt ban quần” đã thành “giáo sư quần vợt”, rồi
“đốc-tờ Xuân”, “nhà chấn hưng phật giáo” và trên hết nó trở thành “nhà cứu quốc” . Tác giả đã dùng bước chân của thằng Xuân làm một chất xúc tác quan trọng, thằng Xuân đi đến đâu, quan hệ với ai, tức thì bản chất của những đối tượng đó lộ rõ ra ngay. Lúc đầu thằng Xuân e sợ nhưng đân dà nó nhận ra đám người trưởng giả này chỉ là một đám ngu ngốc và rồi nó chủ động tạo tên tuổi cho mình và nó đã thành công. Bản chất của một thằng “ma cà bông” là thông minh và gian xảo, nó tận dụng triệt để thế mạnh của mình. Bước chân thăng tiến của nó thật là đê tiện, nhưng cũng từ sự bịp bợm của nó mà ta nhận ra được cả một thế giới bịp bơm xung quanh nó, tất cả sự lừa dối, đố kị, hãm hại nhau của đám tri thức giả tạo đã hợp sức lại với nhau trong việc đưa mooth thằng “nhặt ban quần” lên đỉnh vinh quang của một anh hùng cứu quốc. Quan điểm của Vũ Trọng Phụng là nói lên cái “sự thực ở đời”, thì đây, trong Số đỏ, ông đã cho chúng ta thấy được bộ mặt giả trá của đám