Đã từ lâu giới nghiên cứu vẫn thừa nhận rằng Giông tố là một kiệt tác trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Đây là một nhận định chính xác, phản ánh đúng tinh thần tiếp nhận, nghiên cứu khoa học nghiêm túc. Vì lẽ, để có được Giông tố nhà văn phải lao động nghệ thuật thật nghiêm túc cộng với tài năng thiên bẩm của mình mới có thể bao quát được cả một xã hội nhiều tầng lớp. Một cuộc sống đầy xô bồ náo nhiệt với đầy đủ chất chân thực của nó. Viết Giông tố, tác giả của chúng ta luôn đi theo hướng tổng hợp xã hội, ngòi bút của ông thường quan tâm đến tầm vĩ mô hơn là miêu tả chi tiết tâm lí của từng con người nhưng không phải vì thế mà trong Giông tố, tác giả không chú ý đến những tiến trình tâm lí của con người, những suy nghĩ bên trong của nhân vật được Vũ Trọng Phụng chú ý miêu tả, chính vì thế tác phẩm vẫn có những thành công đặc biệt. Như đoạn nhà văn miêu tả những tâm tư tình cảm của Mịch khi đang nằm dưỡng bệnh tại nhà thương và kết quả của những suy nghĩ dại dột đó là Mịch tìm cách tự vẫn. Như vậy, nhà văn đã thể hiện một cách chân thực những trạnh thái tâm lí, những phản ứng chân thực của con người trong những hoàn cảnh cụ
thể. Cho nên xét ở phương diện tổng quát, Giông tố là một tác phẩm xuất sắc, xét ở phương diện cá nhân Giông tố là vẫn là một tác phẩm hay. Đó là lí do vì sao nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh nhận định rằng: “cần thấy Giông tố là một tác phẩm lớn, một kiệt tác hiếm hoi trong nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại” [2,395].
Vẫn có nhận định rằng Giông tố là một tổng kết của xã hội Việt Nam những năm bao mươi của thế kỉ XX. Trong Giông tố có hìh ảnh của những nhà đại tư bản, có hình ảnh của những người cách mạng, hình ảnh của những tên quan vô lại, những tên thực dân cầm quyền lẫn kinh doanh, những cô gái tân thời, những anh kí nghèo, đám giáo sư nữa mùa, những cảnh tượng sinh hoạt ở chốn thị thành từ tiệm hút cho đến những nhà hàng khách sạn sang trọng bậc nhất, rồi lại đến thôn quê với những cuộc hội hợp đình đám, những lề thói cư xử, những suy nghĩ cùng với bản tính của người dân quê...tất cả dường như đều ít nhất có một lần hiện lên qua ngòi bút miêu tả của nhà văn, tất cả đều sinh động và chân thực như chính cuộc sống vốn phải diễn ra vậy.Chúng ta có thể xem Giông tố là một bản đại hợp xướng mà trong đó có nhiều mảng hiện thực khác nhau cùng hòa lên những âm thanh từ cuộc sống nhưng mỗi mảng lại rất rõ ràng, cũng như những nhạc cụ trong dàn nhac,không hề trộn lẫn và có nét riêng, dù chúng chỉ được nhà văn nói thoáng quanhuwng cũng đủ tiêu biểu cho một thời đại mà chúng hiện hữu. Nhà nghiên cứu Trần Đăng Thao với bài viết “kết cấu hoành tráng, một đóng góp lớn của Vũ Trọng Phụng trong lĩnh vực tiểu thuyết” đã từng nhận định rằng đối với “Giông tố” thì hiện thực trong tác phẩm luôn luôn có xu hướng vươn tới hiện thực cuộc đời, tác phẩm luôn có kích cỡ gần với cuộc đời, như cuộc đời”[ 2,446]. Thật vậy, chúng ta có thể quy chiếu về mặt không gian,với khung cảnh đêm thị Mịch bị Nghị Hách cưỡng dâm, đó là ở cánh đồng làng Quỳnh Thôn, từ sự kiện đó, nhà văn đưa chúng ta đến huyện lị Cúc Lâm không gian huyện đường Cúc Lâm, cảnh tiểu Vạn Trường Thành nguy nga, đồ sộ, cảnh Hà Thành hoa lệ, cảnh ở Hải Phòng, đó là chưa kể đến việc nhà văn còn muốn nói đến những vùng mot của Nghị Hách sở hữu...tất cả là một không gian dài như đất nước. Hiếm có tác phẩm văn học nào lại có thể bao quát không gian rộng lớn như Giông tố. Ta có thể so sánh với những tác phẩm của những nhà văn khác ra đời cùng thời với Giông tố như “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố chẳng hạn phạm vi xảy ra câu chuyện tập trung cục bộ tại làng Đông Xá, thời gian thì kéo dài mười ngày nữa tháng trong vụ thuế là hết nhưng Giông tố của Vũ Trọng Phụng thì như đã nói không gian rộng lớn, trải dài và thì khoảng từ “tháng mười, năm 1932”[4;7] cho đến khoảng cuối năm 1993. Trong khoảng thời gian đó nhà văn đã đẻ cho những nhân vật của mình tự do hoạt động tạo nên những sự
kiện liên tục chặc chẽ khiến cho trung tâm câu chuyện không hề bị loãng thu hút độc giả từ đầu đến cuối. Đó chính là nét độc đáo và ssau sắc của những tác phẩm văn chương được sản sinh từ ngòi bút của Vũ Trọng Phụng. Nếu đặt Giông tố cạnh Sống mòn hay bất cứ một tác phẩm nào của Nam Cao, chúng ta có thể càng thấy rõ hơn nét độc đáo trong phong cachsc của của hai đại biểu xuất sắc trong trào lưu hiện thực phê phán. Trong khi nhà văn Nam Cao có chất lắng sâu, thẩm thấu vào tâm hồn người đọc bằng những suy nghĩ của con người. Nam Cao thường để cho nhân vật của ông “thu mình” lại trong một khôn gian hạn hẹp, Giáo Thứ của Nam Cao chỉ quanh quẩn trong bốn bức tường của lớp học, ngày ngày lên lớp gặp gỡ vài chục học sinh, có quan hệ với vài ba đồng nghiệp.
Anh sống và hiện lên chủ yếu qua cái tôi đang mòn ra rỉ của mình. Đến cả Chí phèo, Nam Cao cũng để Chí hoạt động chủ yếu tại làng Vũ Đại, và Chí cũng ít hoạt động và chỉ thực sự đi mấy trăm bước từ nhà mình sang nhà Bá Kiến. Đến Vũ Trọng Phụng thì các nhân vật của ông, đặc biệt là trong Giông tố thì cứ liên tục thay đổi không gian. Nghị Hách không thể cứ ngồi yên tại Tiểu Vạn Trường Thành, hắn phải ra khỏi cái ấp của mình đi về Hà Nội, lên vùng mỏ thăm đồn điền, đến dinh quan công sứ, dinh quan tổng đốc. Đến đâu, mối quan hệ đen tối cũng như bản chất đốn mạt hèn hạ tên đại tư bản này cứ lộ rõ ra dần. Cả Long cũng nay Hà Nội, mai Tiểu Vạn Trường Thành, kia ở Hải Phòng, sau đó lại về Quỳnh Thôn, Long cũng là nhân vật để nhà văn sâu chuỗi sự kiện trong tác phẩm, không gian của Giông tố bao gồm nhiều mảng, nhà văn kết nối chúng lại cùng nhau thông quanhuwngx nhân vật từ đó tạo nên một không gian hoàn chỉnh. Có thể nói Vũ Trọng Phụng có biệt tài mô tả ở tầm vĩ mô, còn Nam Cao lại chú trọng vào tầm vĩ mô, còn Nam Cao lại chú trọng vào tầm vi mô. Đó là hai hướng tiếp cận hiện thực độc đáo của hai nhà văn, tạo nên phong cách đặc trưng, rất riêng, mang tầm vóc của những nhà văn lớn. Nhà phê bình Trương Chính cũng đã từng có nhận đinh rằng: “Trong Giông tố dẫn chúng ta ta từ thôn quê xôi thịt đến thành thị bơ sữa”
[TPDL;384]. Điều đó thật chính xác, chúng ta có thể thấy ở tác phẩm này nhà văn tiếp cận nông thôn với một tầm hiện thực sâu sắc. Khi nói đến thôn quê không thể thiếu mặt những tên hào lý gặp cơ hội nào cũng tìm cách ăn uống, hút xách, đem lí sự cùn ra mà cải vã nhau, gây nên những cuộc náo loạn hết sức buồn cười ở chốn đình trung lại đến cả tâm lý của người nông dân quê mùa, họ sống như thế nào, quan niệm của họ ra sao, nhà văn của chúng ta luôn cố gắn miêu tả ra hết. Từ chuyện những người đàn bà trong thôn chê bai, dè bĩu gia đình ca đồ Uẩn, cho đến việc họ xoay thái độ quay sang ton hót nịnh nọt gia đình cụ đồ khi biết Mịch sẽ là vợ một nhà tư bản “phú gia địch quốc”. Và cũng không hề có chút sai sót nhà văn đi sâu vào tâm lí của người dân quê khi họ
trở thành những người được thế. Tâm lý của bà đồ càng được nhà văn miêu tả thành công. Vũ Trọng Phụng viết cả một đoạn để đọc ra tâm lý của một người đàn bà vốn chịu nhiều tuổi nhục, thoắt cái một bước lên tiên với những thù hằn đặc trưng của người dân quê “chỉ có bà đồ là hơi đáng trách sau khi nhận được tin ấy, không kịp suy nghĩ trước sau gì cả, bà đồ đã tấp tễnh mừng thầm...cho ”[GT;176]. Chỉ có một điều đáng tiếc là là nhà văn lại có cái nhìn hơi phiến diện, ông chưa hiểu rõ hết người nông dân, cái nhìn của ông mang tính khinh miệt, ông nghĩ người dân quê là những kẻ ngu dốt nên trong quá trình phản ánh, ông cũng có phần chủ quan và thiếu sót. Nhưng đó là hạn chế chung của những nhà văn tiểu tư sản vốn dĩ chỉ “đóng đô” ở Hà Nội mà nhìn về nông thôn với con mắt của những người có học, không thể gần gũi chan hòa với đời sống của quần chúng lao động ở nông thôn, nên không thể tránh khỏi hạn chế nhất định trong cái nhìn.
Tuy nhiên cũng không thể vì lí do trên mà nói rằng Vũ Trọng Phụng miêu tả nông thôn không thành công, vẫn có những lúc ngòi bút của ông diễn tả đời soonngs nông thôn hết sức chân thực.
Như cảnh dân làng hội hợp tại đình, như cảnh những người dân trong làng nơm nớp lo sợ cái nạn rãi truyền đơn. Nhà văn còn diễn tả được cái tâm lí của người dân quê khá rỏ, những lúc tại làng họ tha hồ nói nhưng khi đến quan thì câm như hến! Rồi vừa dè bĩu chê bai gia đình của Mịch nhưng cũng lại đứng cạnh hàng rào mà lấy từng rá thịt to tướng từ đám cưới của Mịch.Nhà văn không có ý ôm trọn cả mảng nông thôn trong Giông tố vì ở tác phẩm này, ông muốn vươn lên tả một không gian rộng lớn như hiện thực rộng lớn của đất nước nhưng chỉ riêng việc miêu tả cả người và việc xảy ra tại nông thôn cũng thấy được ông có tài khái quát xã hội như thế nào! Không ở tác phẩm nào mà ta thấy được sự hà khắc của pháp luật Thực dân phong kiến áp đặt lên dời sống nông dân như Giông tố. Cụ đồ Uẩn chỉ được dạy năm đứa học trò, cụ lỡ dạy sáu đứa thì có nguy cơ đi tù, thật là vô lý! Nhưng thực tế luật đó vẫn tồn tại trong bộ luật Thực dân phong kiến áp dụng vào xã hội Việt Nam những năm trước Cách mạng tháng tám. Rồi cái nạn truyền đơn, bã rượu lậu làm điêu đứng nhân dân ta không đâu và không vào thời nào vô lí đến mức người dân ta để xuất bã rượu lậu trên ruộng là can tội, là phải đi tù. Và việc đàn áp những người Cách mạng càng trở nên hiện rỏ qua việc làng nào để xuất hiện truyền đơn là cả làng phải tù. Thực dân Pháp bóc lột cấm đoán về kinh tế và tàn bạo trong chính trị như thế nào đều được nhà văn thể hiện dù đó chỉ là vài nét sơ sài nhưng cũng khiến chúng ta hình dung phần nào sự ngột ngạt, tù túng của đời sống nhân dân ta dưới ách thống trị của thực dân phong kiến. Ngòi bút của Vũ Trọng Phụng là như thế nói đến nhiều vấn đề, nhưng mỗi vấn đề đều đề cập chỉ qua vài nét. Tổng hợp nhiều vấn đè đó lại ta có được một xã hội sinh động,
một mảng đặc sắc nào đó về cược đời. Chính vì thế, ta có thể phân biệt rạch ròi hai phong cách độc đáo của hai đại biểu xuất sắc thuộc trào lưu hiện thực phê phán là Nam Cao, người chuyên đi sâu vào tận cùng của vấn đề và Vũ Trọng Phụng, người có khả năng dàn trải ra mọi vấn đề trong xã hội.
Nói thế không có nghĩa ai miêu tả vấn đề theo chiều hướng đào sâu là có thể trở thành Nam Cao và ngược lại là Vũ Trọng Phụng. Đó còn là tài năng thiên bẩm và tầm cỡ của những đôi mắt nhìn đời bằng lăng kính nghệ thuật của mình!
Từ nông thôn, nhà văn đưa chúng ta đến với thành thị. Trong thời kỳ Pháp thuộc, hai đo thị phát triển bậc nhất ở miền Bắc là Hà Nội và Hải Phòng đều được nhà văn nhắc đến nhưng có lẽ do ông sống ở Hà Nội nên những vấn đề xã hội nảy sinh trên miền đất ngàn năm văn vật này đều được ông chú ý miêu tả rất tỉ mỉ. Ông không nhìn Hà Nội bằng con mắt lạc quan theo kiểu đó là một Hà Thành hoa lệ, một mảnh đất của văn minh phát triển mà trong tác phẩm, Hà Nội hiện lên qua những hố sâu trụy lạc, là nơi mọi sa đọa, mọi sự trâng tráo của con người, với cái lốt văn minh, tiến bộ, đang giết chết dần, lấn dần những giá trị truyền thống cao đẹp của dân tộc. Nhà văn đã dựng lên trước mắt chúng ta một Hà Nội khá xô bồ với những tay tư bản, những tay kinh doanh cổ lớn và khi khắc họa những kẻ này ông viết cả một đoạn dài để cho độc giả tháy được bản chất độc ác, tráo trở, tàn bạo của chúng. Nhà văn trưng bày trước mắt chúng ta “những mẫu hàng đặc biệt của công giới”[GT;202]. Đó là những tấm cặn bã của xã hội, nhờ vào bản chất gian ác, bạo tàn những thủ đoạn đe hèn mà trở nên tai to mặt lớn trong xã hội đương thời. Nhà văn của chúng ta cứ tự nhiên thể hiện chúng bằng những nét vẽ sinh động và điển hình. “Bọn này thuộc vào lớp người mà do ai xã hội dược hoạt động, trông vào đâu cũng thấy danh lợi, sống lên trên những tai họa hoặc những sự may mắn của người đời. Trước mắt bậc triết nhân hiền giả họ là bọn sài lang, mà đối với gia đình của họ thì họ là những bậc can trường lỗi lạc ” [GT;201]. Bất cứ ai từng sống ở Hà Nội lâu năm, đặc biệt là vào những năm ba mươi của đều ít nhiều biết đến những con người bằng xương, bằng thịt đại diện tiêu biểu cho đám chủ tư bản giàu có đương thời. Nói về Hà Nội nhà văn không chỉ nói đén những con người hiển hiện nhan nhản ngoài cuộc sống. Ông lần vào sâu hơn để chúng ta nhìn thấu qua lớp vẽ hào nhoáng hoa lệ kia là một không gian trụy lạc, tăm tối, dơ bẩn của một tiệm hút mạt hạng. Trong không gian đó, chúng ta thấy nhà văn nhận mặt rất rỏ từng hạng người đang lăn lóc trong những cơn say thuốc. Đó là “ông chủ sống mà sơ liêm phóng không thương hại, mấy cậu học trò vừa ra trường mà đã oán giận xã hội không trọng dụng nhân tài, cụ phán già khônng được cưới thêm vợ lẽ, tay chủ báo thua kiện vì tội phỉ bang, tay phóng viên thiếu đầu đề, cô gái nhảy vừa
đánh mất nhân tình nhà cải lương Nam kỳ không có người bao” [GT;161], đó đều là những kẻ mà đói với xã hội là phường vô hại, mà đối với bản thân chúng là những con thiêu thân lao vào đời sống trụy lạc mà thêu đốt đời mình. Họ đến tiệm hút là để kháu chuyện nhau một cách tự do, cứ như cuộc đời là một cái tủ không khóa, ai muốn lấy bao nhiêu, muốn biết bao nhiêu cũng mặc. “Trong cái không khí ấm cúng ấy thiên hạ coi nhâu như người nhà cho nên những chuyện tâm sự những điều đau khổ, những chuyện đê nhục tưởng phải giấu kín của họ, họ cũng đem ra nói rất to ”.
[GT;161]. Chung lại thì từ đó là một xã hội trụy lạc, một xã hội bệnh hoạn từ tư tưởng cho đến thể xác. Nhà văn phản ánh nó như một góc của hiện thực để chúng ta nhìn nhận và hiểu rỏ hơn về nó.
Khả năng phản ánh của ông là như thế! Ông có thể dừng lại ở vài nét sơ sài nhưng những nét đó cũng đủ chạm khắc vào tư tưởng độc giả những lằn sâu hiện thực, khiến cho tác phẩm của ông mạng phạm vi phản ánh rộng đến không ngờ, vì ở mỗi mảng hiện thực ông chú trọng nói nhiều nhueng nó vẫn đủ để bóc trần được bản chất của hiện thực. Đó là tài năng của một nhà văn lỗi lạc.
Khả năng của ông là luôn luôn thành công khi miêu tả một không gian của hiện thực thì bao giờ ông cũng đưa vào đấy những hạn người tiêu biểu cho những hoàn cảnh ấy. Từ đó, độc giả có thể tụ khái quát nó lên thành hiện thực qua cái nhìn trực diện vào cuộc đời văn của Vũ Trọng Phụng là văn phản ánh hiện tại nên chúng ta có thể dễ dàng thấy đựơc những vấn đề mà nhà văn muốn thể hiện.
Vì vậy, đọc văn ông chúng ta không những vừa được thưởng thức một tác phẩm văn học mà còn nhận ra những trang đời bên cạnh những trang văn mà ngòi bút của ông đr lại.
Vượt qua bao biến thiên của cuộc đời, thăng trầm, dời đổi, tác phẩm của Vũ Trọng Phụng vẫn luôn được xem là mảnh đất hiện thực phong phú để chúng ta nhìn nhận về một thời đại mà cả dân tộc oàn mình dưới ách đô hộ của Thực dân Pháp.
Dù miêu tả không gian sinh hoạt của thôn quê hay đời sống thị thành. Vũ Trọng Phụng vẫn đảm bảo được nguyên tắc tôn trọng hiện thực. Đọc “Giông tố” không ai dám phủ nhận rằng tại thôn quê ngày xưa lại không có những cảnh sinh hoạt chè chén đình đám, những câu chuyện buồn cười, bất công, vô lí như thế. Không ai dám phủ nhận người dân quê ngày ấy không nghĩ như vậy, không làm như vậy. Việc Mịch bị hiếp đến có chữa thì làm sao không có những lời bàn luận theo kiểu dư luận búa rìu: “Cái con bé bây giờ hư lắm, không giữ gìn gì nữa. Chắc là từ hôm noa bị hiếp thì nó lăng nhăng bừa bãi với bọn con trai làng bên” [GT;110] hoặc càng tàn nhẫn thâm độc hơn: “Ui dào! Con gái voi giày đến thế là cùng chứ bà lại muốn thế nào nữa” [GT;110]