2.1. Thực trạng xãm hồ Việt Nam giai đoạn 1930-1945 trong Giông t ố
2.2.2. Bộ mặt gian trá của tầng lớp thống trị
Những nhà văn hiện thực như Vũ Trọng Phụng thì bao giờ trong tác phẩm của ông cũng thể hiện được nhiều khía cạnh. Viết Vỡ đê, nhà văn không chỉ muốn nêu lên hiện thực chính trị đương thời mà còn muốn vạch ra bộ mặt điêu trá của những kẻ thù dân tộc và thủ đoạn cai trị bạo tàn của tầng lớp thống trị. Nhà văn cũng bóc trần lớp mặt nạ hào nhoáng của đám quan lại, thầu khoán, phản ánh đầy đủ sự tàn ác gian xảo của đám tay sai, lục sự, cai độ, lục lộ, tổng lí cuuowngf hào, tư sản đầu cơ. Nói chung trong tác phẩm chúng ta thấy được cả một xã hội tham tàn, độc ác dâm ô và xảo trá qua sự tố cáo, lên án của nhà văn.
So với các bạn văn đương thời, có lẽ ngòi bút của Vũ Trọng Phụng có phần “bạo tay hơn”, vì lẽ trong những trang văn của ông ta không thấy nhà văn loại trừ bất cứ thành phần xấu xa nào của xã hội. Nếu có dịp nhìn thấy ông sẽ không bỏ qua dù đó là người Pháp hay người Nam. Đối với người Pháp nhà văn cũng không tỏ ra kiêng dè. Rất nhiều lần Vũ Trọng Phụng để cho người Tây xuất hiện trong các tác phẩm của mình với sự châm biếm kín đáo, cũng có khi ông bộc lộ thẳng thắn thái độ không thiện cảm của mình. Ông quan Công sứ trong Giông tố được miêu tả là một bực hiền nhân quân tử nhưng lại là người không phân biệt trắng đen, hết lòng ca ngợi tên tư sản gian dâm, độc ác Tạ Đình Hách và lại còn thay mặt hai nhà nước gắn Bắc Đẩu bội tinh cho hắn. Ngoài ra tác giả còn nói đến hạng người Pháp gian xảo trong doanh thương, đó là tên quan cai trị đã về hưu
nhưng lại rất muốn kiếm chác trên đất nước Việt Nam béo bở. Đó là người Tây đã hợp tác với Nghị Hách trong việc âm “mưu độc quyền nước mắm” ở Bắc và Trung kì. Đây là một minh chứng cho những sự móc ngoặt giữa tư bản Pháp và bọn tư bản Việt Nam . Cũng cần nhắc tới tên chủ hãng ô tô trong Trúng số độc đắc. đây là một tên Pháp kiểu con buôn được nhà văn miêu tả rất thành công, đặc biệt là về của chỉ điệu bộ. Trở lại với Vỡ đê, ta càng nhận ra sự sắc bén trong sự quan sát của nhà văn khi ông đã không ngần ngại vạch trần bộ mặt của bọn thực dân Pháp khi chúng tiến hành các thủ đoạn để cai trị nhân dân ta. Nổi bật trong tác phẩm là hình tượng quan công sứ. Dù chỉ xuất hiện trong tác phẩm với không nhiều chi tiết chỉ vẻn vẹn trong trong cảnh quần chúng đòi hoãn thuế, quan phải ra mặt giả quyết. Chỉ qua vài điệu bộ, cử chỉ của ông ta nhà văn đã có thể khái quát được bản chất của giai cấp thống trị Pháp. Đó là bản chất phản động, gian xảo, quỷ quyệt mà bọn chúng luôn sử dụng để cai trị nhân dân ta. Khi quần chúng hô vang khẩu hiệu “Chính phủ Bình Dân vạn tuế!”[4;532] thì ông quan công sứ giật nảy mình. Có lẽ từ lúc sang nhận chức ông chưa từng thấy quần chúng có thể đấu tranh với một tinh thần “cách mạng” như vậy. Quan công sứ tưởng như đã ngủ mê”, cư tưởng chừng người Pháp không còn có thể tiếp tục cai trị xứ Đông Dương này được nữa. Chúng ta có thể lí giải về cái giật mình của tên quan Tây đầu tỉnh này. Hắn cứ luôn nghĩ rằng nhân dân Việt Nam sẽ mãi lãi là một dân tộc mê muội để người Pháp cai trị mãi, không thể biết được cái gì là “tự do – cơm áo – hòa bình”, cái gì là đấu tranh cách mạng như giai cấp bình dân Pháp đã tiến hành. Hắn không thể ngờ rằng ở một dất nước mà giai cấp thống trị chỉ là một đám bạc nhược mà nhân dân lại có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ như vậy! Nhưng hắn đã lầm, nhân dân dưới sự lãnh đạo của những nhà cách mạng yêu nước vẫn có thể tạo ra một sức mạnh không ngờ làm lung lay bộ máy cai trị của chúng. Hắn tưởng rằng cả Đông Dương đã nhuốm màu đỏ, màu của đấu tranh cách mạng, màu của Cách Mạng Tháng Mười Nga vĩ đại. Hắn thật sự lo sợ cho bộ máy cai trị tàn bạo của người Pháp se sụp đổvì nhưng cuộc đấu tranh như thế. Thái độ phản động của tên quan công sứ thể hiện ở chỗ là hắn bất bình với chính phủ Bình Dân cầm quyền tại Pháp. Hắn nghĩ “Ấy đó! Khi nước Pháp có ông Blum, có ông Moutet, ông Gordart, thì loqij cho nước Pháp là như thế!”
[4;534], với sự hằn học trong suy nghĩ của mình hắn đã thể hiện bản chất phản đọng của mình một cách rõ rệt. Tuy vậy hắn cũng thản nhiên “cố nghe quan tổng đốc thông ngôn cái nguyện vọng của đám dân biểu tình” [4;534]. Hắn quá gian xảo, hắn luôn cố tìm cách đối phó với cuộc đấu tranh của quần chúng sau khi biết được quần chúng muốn gì. Và cách đối phó của chúng thể hiện được kinh nghiệm của một ông quan cai trị thuộc địa lâu năm. Đeo lên chiếc mặt nạ của chính phủ Bình Dân,
rồi “ngài tuyên bố là chính phủ bảo họ bao giờ cũng săn sóc đến dân quê. Lời nói của ngài uyển chuyển, trơn tru như nước chảy, lại có những củ nhỉ mềm mỏng điểm xuyết vào nữa”[4;534]. Nhà văn của chúng ta chỉ qua vài nét tả như thế nhưng cũng vạch rõ bản chất gian ngao của tên quan Tây đầu tỉnh. Hắn đống kịch rất đạt, trong vai diễn của một ông công sứ nhân từ, có óc bình dân với lời nói trơn tru, hùng hồn đã chứng minh khả năng lừa dối, mị dân của hắn rất điêu luyện. Hắn đã lừa dối được sáu trẳm con người tin vào chính phủ bình dân rất chăm lo đến đời sống dân quê. Hắn phân tích có trình tự và rất êm tai rằng : “Ngài tuyên ngôn là vì hết lòng thương xót dân quê nên mới trích tiền quỹ cho nông dân mua mạ cấy tái giá, nay nông dân không thấy mưa thì nên làm lễ cầu đảo đi, chứ ngài không biết thế nào…người dân có bổn phận phải đóng thuế”[4;534]. Với cái giọng ngọt ngào, hắn tiếp tục ru ngủ nhân dân và với lí lẽ ngọt ngào hắn đã dụ dỗ được quần chúng
“đừng nghe bọn phiến loạn nhà nghề xúi giục và không được phép hơi một tí là họp nhau biểu tình như thế , lần này là lân đầu ngài tha cho nhưng làn sau con thế nữa chính phủ bảo hộ sẽ quyết thẳng tay trừng trị” [4;534]. Với những lời lẽ như thế chúng ta có thể thấy được bản chất gian ngoa của một con cáo già, hắn biết mua lòng quần chúng, nắm được điểm yếu của quần chúng là dễ tin.
Chỉ cần một lời hứa là sẽ trình bày nguyện vọng với quan thống sứ và hắn cúng sẽ “hết lòng phân bày mọi lẽ giúp cho”[4;534]. Chỉ có thế là hắn đã thể hiên được cái óc bình dân và lòng “xót thương” đối với giai cấp bình dân. Hắn đã tạo được lớp vỏ là một ông quan Tây nhân từ, bình dân, hết lòng vì nhân dân. Đây là một thủ đạo đê hèn và còn đê hèn hơn nữa khi hắn đã ngọt ngào tươi cười mà bảo “dân biểu tình nên chọn lấy một số người đại biểu phòng khi ngài muốn hỏi han điều gì hoặc truyền xuống dân gian điều gì thì thuận lợi nhanh chóng hơn cách tư giấy má theo phương diện cai trị” [4;535]. Hắn đã bắt được những người lãnh đạo cuộc biểu tình chỉ qua một thủ đoạn như thế. Quả là một con cáo già chính hiệu! Những người dân biểu tình “ngây thơ nhất đời”[4;535]
đã đề cử giáo Minh, hắn đã không hề tốn một chút công sức nào, chỉ cần bỏ ra ít nước bọt là có thể lần ra người lãnh đạo cuộc biểu tình. Qua tình huống đó đã cho thấy sự thâm độc của những tên quan cai trị đối với nhân dân ta. Bọn Pháp phản động tại Đông Dương đã đi ngược với chủ trương của chính phủ Bình Dân tại Pháp. Chúng vẫn cấm biểu tình, vẫn bắt bớ những người Cách mạng, bên cạnh súng đạn, chúng còn dùng sự đầu độc tinh thần, sự lừa dối, bịp bợm để đàn áp nhân dân ta.
Nhà văn kiêm nhà báo Vũ Trọng Phụng đã nhìn ra điều đó và đã phơi bày sự thật một cách trung thực trên trang giấy của mình.
Ông đã làm tròn thiên chức của một nhà văn tả chân là nói lên sự thực. Có lẽ Vũ Trọng Phụng cũng đã từng nhiều lần chứng kiến những luận điệu xảo trá của bọn Pháp ở Đông Dương đối với quần chúng nhân dân, ông đã ghi lại điều đó vào Vỡ đê như một bản cáo trạng đanh thép vạch trần những âm mưu cai trị đen tối của bọn Pháp ở Đông Dương. Nhà văn đã đứng về phía nhân dân để chống lại những trò lừa bịp của giai cấp thống trị. Có thể xem Vũ Trọng Phụng là người chiến sĩ luôn luôn cầm bút vì giai cấp bình dân vì ông cũng chính là một phần tử trong giai cấp đó. Ông đã góp phần quan trọng trong việc bóc trần bản chất xấu xa nhơ nhớp của bọn thống trị trong xã hội đương thời. Với việc làm rõ bản chất thâm độc của bọn Pháp và tay sai, nhà văn cũng đã thể hiện được tư tưởng cũng như con người của mình là luôn chiến đấu cho “sự thực ở đời”. đối với bọn thống trị thực dân, nhà văn đã không nương tay khi viết về chúng. Ông đã từng lớp, từng lớp gỡ bỏ cái mặt nạ giả nhân giả nghĩa của bọn thống trị Pháp, sự tàn bạo của bọn quan lại phong kiến trong xã hội. Chúng luôn ngụy tạo cho mình cái bề ngoài nhân từ, cao cả nhưng kì thực chỉ là một bọn khát máu mà thôi! Chúng là một bọn kí sinh gớm ghiếc vào cuộc sống của nhân dân ta! Nhà văn phải đánh cho chúng rớt những cái mặt nạ đó xuống và ông đã thành công. Vẫn thường nói rằng
“phụ mấu chi dân”, làm qua là để chăn dắt dân, duy trì công lí, đảm bảo kỉ cương, để tạo cho dân chúng một cuộc sống an bình, no ấm theo quan niệm của các nhà nho xưa. Nhưng bọn quan lại trong những ngày tàn của chế độ phong kiến chỉ là một bọn nhố nhăng, bất tài, vô dụng. Khi mà triều đình nhà Nguyễn đã đánh mất quyền uy của mình thì những tên quan chỉ là một phường ăn hại, chúng làm quan là để kiếm chác chứ không phải vì cái mục đích cao cả của các nhà nho xưa.
Cũng như những tác phẩm khác của mình, Vũ Trọng Phụng đã xây dựng trong Vỡ đê khá “mẫn cán” trong việc bóp nặn để kiếm ra tiền bỏ túi riêng. Dù rằng ở mỗi tác phẩm các ông huyện có những nét khác nhau nhưng bản chất tham lam, độc ác của chúng vẫn được tác giả giữ lại vì đó là cái chung của quan lại đương thời. Trong Vỡ đê cũng có một ông huyện nhưng ngoài bả chất tham lam, độc ác hắn còn là một tên khá thông minh, có nhiều mưu mẹo và hơn nữa lại là một con cáo già gian manh. Đây đúng là đặc trưng của một lớp người sinh ra là để sống với “nghề làm quan”.
Khi đê trong huyện chưa vỡ thì tên huyện này đã phải lo lắng, ủ rủ là không biết làm sao kiếm cho được một vố to. Hắn luôn tìm cách làm thế nào để ăn “cho có nhân có nghĩa theo đúng như lời dặn của cụ cố nhà” [4;352]. Hắn than vãn “lo lắm mợ ạ! Mỗi lần nước lên một ít thì lại nghiệm thấy rằng đê đắp phần nhiều là bằng cát chứ không phải bằng đất. Cái bọn thầu đê láo thật! chuyến này mà đê vỡ thì rồi có nhiều người khổ ” [4;352]. Nghe những lời mẫn cán đó ai cũng có thể xúc động
cho tấm lòng của quan, nhưng quan thật sự lo là “nếu mình có gan thì không thể , nhưng mình không có gan, ấy khổ là vì thế! Chứ không thì giàu! Vô số người sẽ giàu vì dịp này! Mình không ăn thì mình dại!” [4;352], hắn đã tính ra được nguyên nhân có thể văng tiền ra cho hắn “Tức thì có thằng lí trưởng này bị cách chức, thằng chánh tổng kia được bát phẩm! rồi còn cứu tế, còn chẩn bần!” . bao nhiêu là thuận lợi, bao nhiêu là miếng mồi béo bở. Hắn cứ nói vanh vách như một cái máy đã được lên dây cót sẵn chỉ đợi được buông tay là bật phát ra những dự tính kiếm chác trong dịp lụt. Điều này chứng tỏ hắn đã được di truyền bản chất tham lam, hám tiền của nhà quan. Hắn vốn là con trong gia đình mà bố làm tổng đốc, ông tổng đốc đó suốt đời không biết hối lộ là gì, đến khi nghỉ hưu thì “được một số lương bỗng khá hậu và một cái ngũ đẳng Bắc đẩu bội tinh” [4;354].
Ông tổng đốc này đã khuyên con trai là không hối lộ vì hối lộ là việc làm “hạ sách” của nhà quan, người thông minh là phải quân tử nhưng vẫn giàu! Chính vì những lời giáo huần của bố nên ông huyện cứ phải đau đầu nghĩ ra một chương trình mới trong cách thức bóp nặn ra tiền tư cơn lụt đang đến. “Đáng lẽ chỉ ăn những món nhỏ, thì ông lại quyết định là cứ ăn cả những việc lớn, miễn sao là ăn cho được công được việc, có nhân có nghĩa, không là ăn liều thì thôi! ”[4;355]. Đây là một ông huyện cáo già hơn rất nhiều so với ông huyện trong Giông tố . đối với ông huyện này mọi thứ phải được diễn ra trong bí mật, ăn mà không để ai phát hiện, đó cũng là một nghệ thuật làm quan vậy!
Hắn cứ mặc cho đê vỡ, chỉ lo tìm cách lien lạc các báo để tâng công mình, hắn tự miệng đọc tin cho phín viên báo chí ghi lại, lói lẽ thật khúc chiết, đâu ra đấy. Sự bỉ ổi của hắn đã lộ rõ một cách chắc chắn. hắn đã bắt giam Phú về tội xúi giục biểu tình, rồi lại dùng những lí lẽ mà biến Phú thành một chính trị phạm để âm mưu hại anh trí thức này phải tù tội. Quả llaf một tên quan đê hèn! Hắn luôn biết tìm cách dìm người khác xuống để nâng mình lên, hắn móc nối với thầu khoán Khoát để tăng thêm nguồn thu. Hắn làm mọi cách để có danh, có lợi mà không bao giờ nghĩ đó là việc làm có nhân tính hay không. Hắn khéo léo dọn đường trước, don đường sau, chối bỏ trách nhiệm của mình khi đê vỡ, thận trọng chối tội của mình qua việc đàn áp dân phu khiến nhiều người bị thương bằng việc đọc bổ sung bài báo một câu “lúc giải tán thì dân phu chạy hỗn loạn, có mấy người bị thương vì xẻng cuốc của dân phu va phải là nên nổi, chứ lính tráng không đánh đập ai cả”[4;384]. Đúng là một ông huyện xảo quyệt một cách thận trọng!
Đến khi Phú được Kim Dung cứu thoát thì tên huyện lại tìm cách chạy tội cho mình. Hắn lại sửa hồ sơ khai rằng Phú vô tội, rằng Phú không hề lien qua đến một Đảng phái chính trị nào cả.
Mọi thủ đoạn của hắn thật tráo trở. Sau khi thu xếp xong mọi việc, hắn đã trút cơn tức giận lên
người lình lệ canh ngục đã để Phú trốn thoát. Đó là hành động tàn bạo, một cách trả thù vô nhân tính. Hắn lại còn đưa ra những lời lẽ mà độc giả không thể nào chấp nhận được, không thể nào quên tên quan huyện “chó đểu” này. Khi đánh đập tàn nhẫn người lính lệ hắn đã bảo “Đấy chúng bay xem, có tôi thì phải nọc cổ ra đánh. Nhưng mà vì muốn cứu mày, vì muốn thương mày tao đã chữa lại công văn, kí giấy tha cho phạm nhân để gỡ cho cái tội sổng tù của mày! Ngồi lên lạy tạ ông đi!”[4;4429].
Đến khi bị huyền chức một năm do vụ vỡ đê, về sống tai Hà Nội thì hắn lại tiêm nhiễm phồn hoa của Hà thành, “cái không khí của Hà thành làm cho ông vui vẻ trẻ trung hơn và do thế cũng đâm ra bậy bạ hơn” [4;508]. Hắn tham gia đủ mọi trò giải trí: hát xướng, yến ẩm, hút xách…hắn lao vào trụy lạc một cách nhiieetk tình đến độ vợ hắn phải than phiền “cái thời buổi bây giờ nhố nhăng, chứ quan với tư ai lại như thế”[4;508]. Với tên quan huyện trong Vỡ đê , nhà văn đã vẽ lên một hình tượng đặc trưng cho bọn quan lại đê tiện đương thời, ông đã phá bọn chúng không dung thứ. Ông huyện trong tác phẩm này ngoài cái tham còn có cái gian manh. So với huyện Hinh của Nguyễ Công Hoan thì ông huyện của Vũ Trọng Phụng cũng có những nét riêng đáng được độc giả nhớ đến.
Ngoài những tên tham quan vô loại, Vũ Trọng Phụng còn vạch mặt bọn thầu khoán vô nhân tính. Chúng không bóc lột nhân dân ta bằng quyền uy nhưng lại bằng kinh tế, bằng những thủ đoạn hèn hạ bậc nhất. Trong Vỡ đê, ta thấy xuất hiện một tên thầu khoán vời tính chất đặc trưng, tiêu biểu cho một loại người chỉ sống bằng những thủ đoạn tráo trở, đầu cơ trục lợi đến mức không có nhân tính, đó là thấu khoán Khoát. Hắn xuất hiện ngay lúc đê núng nhất có thể vỡ bất cứ lúc nào.
Nghe tin đê vỡ là hắn mò tới như một con đĩa khát máu đánh hơi được thịt người sống. Hắn xuất hiện lần đầu trong hình thái của một kẻ đi săn với “một người to béo, quần áo đi săn,lưng có đeo một khẩu súng hai nòng, đứng sừng sững trên thềm nhà mà cười như lệnh vỡ”[4;355]. Quả thật là con người này đi săn nhưng là săn tiền tài chứ không phải đi săn thú như một thú vui giải trí. Đấy không phải là bản chất riêng thầu khoán Khoát mà còn là bản chất của bọn tư sản đầu cơ, chúng thường hay thừa nước đục thả câu, làm giàu trên những điều bất chính. Say một lát giả vờ là một vị khách lịch sự, hắn lộ rõ bản chất của một tên đê tiện với những câu hỏi đối với ông huyện. “Thế nào, mày? Mày làm quan độ này có khá không?” [4;356]. Hắn thừa biết rằng làm quan cũng chỉ là một nghề và cũng hiểu rõ bản chất của người bạn đang là “phụ mấu chi dân” mà kí chung chỉ rặt một phường đĩa đói như hắn. Tác giả xây dựng thầu khoán Khoát chỉ qua vài ba nét vẽ nhưng cũng