2.1. Thực trạng xãm hồ Việt Nam giai đoạn 1930-1945 trong Giông t ố
2.2.3. Nỗi thống khổ của nhân dân ta dưới ách thống trị của thực dân Pháp
Trong mỗi con người luôn luôn có những tình cảm trái ngược nhau, đó là lòng yêu thương và sự căm ghét. Vũ Trọng Phụng cũng như thế. Khi ông viết Vỡ đê, nhân dân ta đang trong cơn đau dữ dội của kiếp đời nô lệ, đất nước ta đang là thuộc địa của thực dân Pháp. Dù rằng chính sách cai trị của chính phủ Bình Dân tại Pháp có tiến bộ, song ở Đông Dương, tình hình chính trị cúng không
khả quan hơn trước bao nhiêu. Nhìn chung nhân dân ta phải chịu mọi sự áp bức bất công, mọi tủi nhục của một dân tộc mất nước. Vũ Trọng Phụng càng căn giận chế độ phong kieend bao nhiêu thì ông lại càng có cái nhìn nhân đạo, đồng cảm bấy nhiêu đối vói cuộc sống cơ cực, tủi nhục của nhân dân ta, mặc dù có những lúc ông vẫn có cài nhìn xa lạ đối vói người dân quê.
Trong xã hội thực dân phong kiến, giai cấp bình dân luôn là tầng lớp bị áp bức, bóc lột chà đạp nhiều nhất cho dù họ là tầng lớp nuôi sống xã hội bằng chính sức lao động của mình. Trong Vỡ đê, bao giờ tác giả cũng nói đến người nông dân với cái nhìn cảm thông. Ông mô tả cuộc sống của nhân dân trong những ngày hộ đê thật xúc động và luôn luôn kèm theo một sự bất bình cho những gì mà người nông dân phải gánh chịu. Ông miêu tả “đã mấy hôm nay hàng trăn phu phen đã làm việc từ sáng sớm đến tối mịt dưới những sự tàn nhẫn như thế. Đêm đêm, họ tùm tụm nhau dưới mấy dẫu lều cọc tre mái lá, hở đằng trước, hở đằng sau, hở hai bên. Cái nhọc, cái rét những cơn gió phũ phàng, những hạt mưa lạnh toát… đó là cảnh địa ngục giữa cõi trần ” [4;360]. Không phải đương nhiên nhà văn có thể miêu tả thành công những cảnh tượng như thế. Vũ Trọng Phụng là nhà văn “tả chân” nên ông luôn muốn đem sự thực vào từng dòng chữ của mình và tất nhiên những cảnh tượng hộ đê như thế vẫn thường xuyên diễn ra khắp nơi trên đất nước ta những năm trước Cách mạng Tháng Tám. Hẳn là nhà báo Vũ Trọng Phụng không còn lạ gì đối với những tin đê vỡ, dân đói diễn ra triền mien vẫn xuất hiện hằng ngày trên mặt báo. Có thể ông chưa thực sự tham gia vào một cuộc hộ đê nhưng cái quan trọng là tấm lòng của ông đã nhập cuộc một cách rất hăng hái. Ông miêu tả người dân hộ đê sống như thế nào, ăn ra sao, ở ra sao, ngủ ra sao, họ nói những gì, họ làm những gì,…tất cả đều không nằm ngoài ngòi nút của ông.
Trước Cách mạng Tháng Tám, nhân dân at phải gánh chịu không biết bao nhiêu là tủi nhục.
Tác giả liệt kê ra hàng loạt, rành rọt giống như ông đang liệt kê các mặt của một vấn đề. Cái khổ của nông dân là mà nhà văn nhìn thấy là “tai trời ách đất, nạn bã rượu lậu, nạn trộm cướp, nạn hối lộ, nạn tổng lí, đã bị dồn nén vào cảnh ngộ cực kì khốn nạn. ” [4;360]. Bấy nhiêu đó vẫn là chưa đủ nhưng cũng nói lên được phần nào nổi khổ của nhân dân ta. Thật vậy, không biết trong thời đại đó, bao nhiêu cảnh tình bi đát, bao nhiêu cuộc đời tan nát. Vì sự bế tắc không còn đường sống, nó khiến con người phải dần dần, hoặc là thui chột đi, hoặc là đánh mất bản chất tốt đẹp của mình. Tác giả của chúng ta đồng cảm với nỗi khổ của nông dân và ông miêu tả nỗi khổ của họ như chính nỗi khổ của mình vậy. Trước nạn lụt đang lăm le người dân quê phải “đem một cây tre với hai cách tay ra cứu vớt một hai sào ruộng hay cái lều gianh của họ” [4; 360], nhưng đó chỉ là bề ngoài, là thứ trách
nhiệm xuất hiện trên đầu lưỡi của những kẻ cầm quyền, kì thực thì người dân quê phải nai lưng ra mà bảo vệ “hàng nghìn mẫu đồn điền của những ông chủ phưỡn bụng khác, cứu vớt đường hỏa xa, con đường nhựa với những chiếc xe hơi mình cánh cam, hay những cái cột dây thép mà những ông quan lớn dùng để đánh điện cho thân bằng cố hữu những lúc bà lớn đẻ con hay các cô khuê các tiểu thư hẹn với nhân tình ” [4;360], thật là “chó đểu” như tiếng chửi của Vũ Trọng Phụng đối với xã hội bất công, tàn nhẫn đương thời. Càng căm tức hơn khi nhà văn còn cho chúng ta biết những người dân quê “trong khi làm cái việc ích chung đó thì họ không làm được cái việc ích nhất cho họ là cái miếng cơm vào bụng” [4; 360]. Thật không thể tưởng tượng trên đời này lại có những thứ bất công hiển hiện rõ như thế nhưng trong xã hội Việt Nam những năm ba mươi của thế kỉ hai mươi dưới sự cai trị của bọn thực dân Pháp điều đó vẫn diễn ra thường xuyên đến độ người ta không còn thấy đó là bất công nữa. Bọn cầm quyền cả người Pháp lẫn người Nam đều có chung một bản chất độc ác, chúng xem nhân dân ta như cỏ rác và thẳng tay chà đạp. Nhân dân ta phải sống dưới sự bất công như vậy nhưng phần nhiều họ vẫn chất phác, hiền lành, nên vì thế càng dễ bóc lột hơn. Nhà văn cũng nhìn thấy điều đó nên ông để cho Phú nói thay lời của mình: “nhẫn nhịn ở đâu là một nết tốt, thì ở đây chỉ là một điều tai hại” [4;375]. Tuy nhiên vẫn có những lúc nhân dân ta đứng lên nỗi dậy nhưng họ vẫn phải chịu sự đàn áp dã man của thực dân Pháp. Quay lại lịch sử, ta thấy phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh là một điển hình. Vũ Trọng Phụng là một nhà văn theo lập trường tư sản, ông không thể nhận diện một cách đúng đắn về khả năng đấu tranh của quần chúng. Mặc dù vậy, ông vẫn miêu tả cảnh họ vùng dậy với một sự ủng hộ chân thành. Có thể nói ông là nhà văn đã đứng trên lập trường giai cấp mà miêu tả nổi khổ của dân quê. Nhà văn đã chạm đến một vấn đề khá nhạy cảm trong xã hội đương thời. Đó là vấn đề giai cấp. Ông đã viết một đoạn văn mà bất cứ ai đọc được nó đều vẫn thấy hiện lên trước mắt mình một mối mâu thuẩn không gì chối cãi được:
“Trong những công việc công cộng như thế, người ta lại thấy cái tinh thần gai cấp hiện ra đén nỗi ngang tai chướng mắt, vì một bọn người vô tích sự, nhờ vào tài sản hoặc chức vụ, đã tưởng là mình có quyền, cái quyêng thiêng liêng bất khả xâm phạm là đi bóc lột một bọn người khác đông đúc hơn, tuy có ngu dốt hơn nhưng mà vất vả hơn, hữu ích hơn.” [4;360]. Tác giả đã nhìn đúng sự thạt và nói đúng sự thật. Trong xã hội Việt Nam giai đoạn trước Cách mạng Tháng Tám, nhân dân ta dưới chính sách ngu dân của bọn Pháp, đã trở thành một dân tộc triền mien trong nạn đói, nạn mù chữ. Tất cả mọi khổ nhục trên đời đều đè xuống nhân dân ta một cách tàn nhẫn nhất. Khi dân phu hộ đê, họ phải sống trong tình trạng hết sức khó khăn. Ban ngày phải chịu đói khát, cực nhọc nai
lưng làm trâu ngựa, bữa ăn thì cũng chỉ là một nắm cơm muối vừng, đêm đến lại túm tụm nhau dưới mấy lều tre hở đằng trước, hở đừng sau, hở hai bên, phải nằm chất lên nhau thành “một đống người” [4;370], trong cái cảnh tượng đó, chúng ta mới xót xa cho cảnh tượng những người dân phải sống trong xã hội Việt Nam trong những ngày tháng đen tối nhất của đất nước. Khi đê vỡ, cuộc sống của nhân dân ta càng khổ cực hơn. Cảnh tượng chạy lụt của mẹ con cụ Cử càng làm cho chúng ta xúc động nhiều hơn. Một người đã trải qua không biết bao nhiêu cơ khổ của kiếp người mà cũng chỉ có thể nói “Thôi mẹ con ta đành liều với giời vậy! Cũng chẳng biết chạy lụt thế nào nữ! Nếu trôi mất nhà cửa thì mẹ con bà cháu ta đành trôi theo dòng nước mà thôi. ” [4;393]. Trong lúc khốn cùng như vậy họ đành phải phó mặc số phận cho trời. Trong cuộc sống hằng ngày họ đã thấp cổ bé họng, nay trong cơn nước dữ họ lại càng nhỏ nhoi hơn! Nhân dân ta đã sống như thế hơn tám mươi năm, một thời gian không quá dài đối với một dân tộc có bốn nghìn năm văn hiến nhưng lại có quá nhiều đắng cay tủi nhục dưới ách thống trị bạo tàn. Vũ Trọng Phụng nhìn thấy tất cả, tuy ông chưa nhìn thấy đâu là con đường đi đến một cuộc sống tốt đẹo hơn. Bên cạnh, ông còn thể hiện tình cảm của mình đối với những người dân đang chạy lụt.Tác giả cũng đã sống khổ cả cuộc đời mình nên hơn ai hết ông thấu hiểu nổi đau khổ của người nông dân.Ông đã gởi gấm những suy nghĩ của mình qua nhân vạt Phú. Ông để cho Phú suy nghĩ “Chàng nghĩ đến số phận hẳm hiu của đồng bào, rồi nghĩ đến những tai hoa dồn dập nhau kéo đến hành hạ người dân quê lầm than: sưu thuế, mất mùa, hạn hán lụt bão, xổ số, bã rượu lậu, bao nhiêu cái nó làm cho cả một dân tộc triền mien trong sự suy vong, trong sự đốn mạt và thẳng tiến đến cái họa diệt chủng” [4;448]. Tác giả không ít lần liệt kê ra những thứ tai hại nó hành hạ người dân quê, điều đó cho thấy được sự khẳng định một cuộc sống đau khổ tột cùng của nhân dân ta. và cũng thể hiện được tấm lòng nhân đạo của tác giả.
Nhà văn đã giúp chúng ta thấy được sự khốn nạn của xã hội, sự đốn mạt của bọn cầm quyền, cộng thêm sự hoành hành của thiên tai đã làm cho cuộc đời người dân rơi xuống tận cùng của đau khổ, tưởng chừng như không thể sống được nữa.
Có thể nói Phú là người phát ngôn cho Vũ Trọng Phụng trong tác phẩm này. Trước hết, anh là một thanh niên trí thức, có đủ sự chín chắn trong nhận định và hơn nữa cũng có đủ dũng cảm để đương đầu vời thử thách gian nan. Hội tụ những điều ấy, Phú được tác giả gởi gấm nhiều nguyện vọng. Có nhiều lúc Phú nói mà chúng tâ thấy rõ những cảm xuc của tác giả thể hiện trong đó. Tác giả để cho Phú nghĩ đến cảnh khổ mà nạn vỡ đê gây ra, anh muốn kết án sở lục lộ, những tay thầu khoán vô lương tâm đã đắp đe bằng cát, sự săn sóc đê điều của quan trường trong đó người ta thấy
cái lợi về tre, về phu lên trên cái lòng lo phận sự và thương xót nông dân. Hóa ra, bọn có quyền hành, trách nhiệm, thì chỉ nghĩ đến lợi lộc chứ không hề có chút gì lòng nhân ái đối vói đòng bào của mình. Nhà văn thật sự đồng cảm đối với nông dân, đoạn ông miêu tả cảnh tượng những người dân quê sau cơn lụt lội phải bỏ xứ ra đi tìm kế mưu sinh đã để lại nhiều xúc đông trong lòng của độc giả. Người dân Việt Nam trước kia rất có ý thức gắn bó cùng làng quê của mình, trong cơn nước lụt họ phải chấp nhận tha hương cầu thực, đã cho thấy nổi đau đớn tột cùng trong lòng họ nhưng không còn cách nào hơn. Bắt được cảnh tượng đó, miêu tả một cách sinh động, tràn đầy cảm xúc,, nhà văn đã gieo vào lòng chúng ta một mối xót xa cho cha ông trrong thời kì đen tối đó. Bỏ quê ra đi, người nông dân không biết gì ngoài việc “sẵn sàng giơ sống lưng và hai bàn tay để xin việc kiếm mỗi ngày hai xu, bất cứ việc gì cũng làm” [4; 526] và có lẽ người đọc sẽ xúc động hơn khi đọc những dòng này : “cho nên ngày ngày cư từng tốp ba chục, năm chục, hàng trăm, dân quê lại vẫn kéo nhau lũ lượt đi lang thang trên con đường thiên lí với những cái chiếu rách ôm cạnh nách, với những cái khăn tai nải sau lưng. Nhiều người gánh hai cái thúng, trong mỗi cái thúng có một vài đứa bé, trong mỗi đứa bé có vài ba ngày đói khát” [4;546]. Trong cuộc đời mình không ít lần Vũ Trọng Phụng trông thấy cảnh tượng đó. Dân quê cứ tràn về Hà Nội và dĩ nhiên cảnh tượng đó không thể không xuất hiện trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng, vốn là một nhà văn tả chân xuất sắc. Có lẽ đây là một mảng hiện thực sinh động đã được nhà văn vối tài năng của mình tái hiện lại trong tác phẩm. Trong những đoạn văn này, chúng ta thấy được sự cảm thông sâu sắc của ông đối vói những người dân quê lâm vào bước đường cùng. Và càng đau lòng hơn khi nhà văn miêu tả cin người trong cơn đói đã làm gì để có cái ăn. Trong cơn lụt lội, con người vì sinh tồn, nhưng giữa trời nước mênh mông họ biết đào đâu ra cái ăn vào miệng. Lúc ấy , con người sống với phần bản năng nhiều hơn. Thế là “vì tranh nhau một con nhái bén, một con trai, vài cọng rau xanh, có khi chúng đánh nhau đến vỡ đầu” [4;490], những đứa bé được tác giả nhắc đến trong tác phẩm thật đáng thương! Khi hết lụt lại đến hạn hán khiến mùa màng không gieo cấy được,người dân phải lâm vào cảnh cùng cực này một phần do thiên tai nhưng cũng tai một phàn là do chế độ cai trị bạo tàn của bọn Pháp. Tác giả thông cảm với người dân bao nhiêu thì ông lại căm tức chế độ bấy nhiêu. Là một người sinh trưởng ở thành thị nhưng nhà văn lại luôn đứng về phía những người dân quê.
Chính vì thế ngoài việc miêu tả cảnh khổ của người dân ông còn thể hiện cả sức mạnh đấu tranh của nhà văn đều miêu tả với một thái độ ủng hộ nhiệt tình, giọng văn của ông những lúc ấy thật sôi nổi, bởi lẽ tác giả cũng là nạn nhân của chế độ thực dân phong kiến tàn nhẫn, bất công.
Có thể khẳng định Vũ Trọng Phụng là nhà văn tiên phong trong việc miêu tả sự nổi dậy của nhân dân, đấu tranh chống lại bọn cầm quyền và cũng chính ông đã làm sống dậy trong lòng của độc giả sự căm hờn một chế độ xã hội bạo tàn. Tư tưởng của nhà văn đã có một bước phát triển so với những nhà văn cùng thời. Tuy nhiên, ông vẫn không thể tránh được cái nhìn lệch lạc đối với nông dân. Có những lúc Phú đã bất bình và “căm tức dân quê lắm và tự hỏi tại sao mấy nghìn năm nay rồ họ vẫn cứ thế mà cũng sống được” [4;362]. Và có lúc anh laị tỏ thái độ bất cần: “họ khổ nhưng họ không thấy họ khổ, âu là mặc quách họ”[4;362]. Và có chi tiết ông tỏ ra không mấy đồng tình với dân quê lắm. Song đó là hạn chế chung của những nhà văn tiểu tư sản thường hay “đóng đô” ở Hà Nội mà ít khi được sống hòa mình vào không khí thôn quê. Điều kiện khách quan lẫn chủ quan không cho phép tác giả thật sự tin vào khả năng đấu tranh của quần chúng nhân dân như những nhà Cách mạng chân chính. Nhưng đi vào cuộc sống của nhân dân, miêu tả được những bất công mà nông dân phải gánh chịu, đó thật sự là một cố gắng đáng được trân trọng.
Một vấn đề cần được quan tâm nữa là hình ảnh những người Cách Mạng trong Vỡ đê. Tác giả đã có cái nhìn khác đối với người hoạt động Cách Mạng. Lúc này dô lưỡi kéo kiểm duyệt của nhà xuất bản đã bớt khắc nghiệt nên Vũ Trọng Phụng mạnh dạn bộc lộ những quan điểm, suy nghĩ của mình. Ông tỏ râ rất cảm phục những người hoạt động Cách mạng. Tiêu biểu trong tác phẩm ta thấy có nhân vật giáo Minh và những tay trợ bút của báo Lao Động. Hình tượng người Cách ,mạng trong Vỡ đê đã khác đi nhiều so với hình tượng nhà Cách mạng Hải Vân trong Giông tố. Ông già Hải Vân là một ước mơ vượt tình thế của Vũ Trọng Phụng. Bề ngoài cũng như hành động của nhân vật này đều mang vẻ huyền bí, cao thâm, những mưu kế, những tính toán đã làm cho hình tượng này mang tính lãng mạn cao, thiếu chân thật nên có thời kì nhân vật này bị cho là xuyên tạc hình tượng người Cách mạng. Đến Vỡ đê nhà văn đã làm cho nhà Cách mạng gần gũi hơn, dễ chấp nhận hơn. Bởi lẽ giáo Minh là một con người bình thường, cũng bị bắt giam lưu đày Côn Đảo hơn bảy năm trời. Trở về gia đình không bao lâu, anh lại tổ chức cho nhân dân đấu tranh đòi hoãn thuế và lại bị bắt một lần nữa, đễn cuối tác phẩm tác giả đã để cho Phú biết được tin rằng có lẽ Minh sẽ được thả sớm thôi. Minh được miêu tả là một con người đáng trọng, an là sự mong đợi của gia đình, là sự kì vọng của nhiều bạn đồng chí. Đã cố lần tác giả cho tham Quang ca ngợi Minh : “Vợ tao xưa nay vẫn khâm phục những nhà Cách mệnh”[4;484] và trong khi miêu tả Minh nhà văn vẫn cố thể hiện suy nghĩ, sự khâm phục của mình đối với những người làm Cách mạng : “chàng nghiệm rằng sau bảy năm tù tội , cái gan của chàng hình như vẫn giữ được duy nhất” [4;463]. Nhà văn luôn luôn dùng