2.1. Thực trạng xãm hồ Việt Nam giai đoạn 1930-1945 trong Giông t ố
2.1.1. Bản chất độc ác, dâm đãng và con đường tích lũy tư bản bẩn thỉu của giai cấp tư sản Việt Nam
Xã hội Việt Nam trong giai đoạn 1930-1945 đã trải qua một bước tiến quan trọng trên con đường phát triển của mình. Trong mười lăm năm đó đã chứng kiến những thay đổi nhanh chóng trong đời sống vật chất cũng như tinh thần của dân tộc. Xã hội chuyển mình trong sự ngột ngạt, con người mỗi sáng thức dậy dường như luôn ngơ ngác trước những thay đổi đang diễn ra trước mắt mình. Người ta bị cuốn theo những sự kiện ấy một cách hoàn toàn, họ không thể dừng lại để có thể nhìn nhìn nhận bản thân mình, nhìn nhận xã hội mà mình đang sống
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đẩy mạnh hơn nữa việc du nhập Chủ nghĩa Tư bản vào Việt Nam. Xã hội Việt Nam phân hóa càng mạnh mẽ và mâu thuẩn giữa giai cấp công nhân và bọn tư sản ngày càng sâu sắc hơn về quyền lợi kinh tế và địa vị xã hội. Với việc cho du nhập Chủ nghĩa Tư bản vào Việt Nam Thực dân Pháp cũng ít nhiều làm cho xã hội ta phát triển nhưng lại không để cho nó phát triển bình thường mà phải luôn lệ thuộc chặt chẽ vào nước Pháp.
Thực dân Pháp đã biến nước ta thành nơi để khai thác thuộc địa và tiêu thụ sản phẩm cho nền kinh tế. Với việc xuất hiện hai giai cấp mới trong xã hội đã làm nảy sinh rất nhiều mâu thuẩn, những mâu thuẩn này ít nhiều cũng được phản ánh vào tác phẩm văn học, trên các phương tiện báo chí vốn đang phát triển rầm rộ đương thời.
Về chính trị, đây cũng là thời kì mà hoạt động cứu nước diễn ra sôi nỗi, với những hình thức mới mẽ, có nhiều khác biệt so với phong trào Cần Vương. Năm 1930. Đảng ra đời đã trở thành dấu ấn vĩ đại đánh dấu bước phát triển nhảy vọt trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta. Hàng loạt những phong trào dưới sự lãnh đạo của Đảng đã gây được tiếng vang đương thời như Xô Viết Nghệ Tĩnh(1930-1931), phong trào Mặt trận dân chủ Đông Dương(1936-1939), chính
cho đời sống chính trị của nhân dân ta trở nên sôi nổi, cuồng nhiệt và các tác phẩm văn học ra đời trong hoàn cảnh này ít nhiều cũng mang dấu ấn của một thời kì mà xã hội Việt Nam đang trên con đường phát triển của mình
Bên cạnh những đổi thay quan trọng về mặt kinh tế, chính trị, đất nước ta còn chứng kiến những biến đổi nhanh chóng về mặt văn hóa. Bước từ xã hội phong kiến sang xã hội thực dân nữa phong kiến một cách gượng ép, xã hội Việt Nam không thể trành khỏi những mâu thuẩn trong bản thân nó. Những tệ nạn xã hội phương Tây đã bám theo gót giày thực dân mà xâm nhập vào xã hội Việt Nam. Lối songs buông tuồng của tầng lớp thanh niên đương thời, sự phổ biến của các quan niệm sống cực đoan phương Tây trong xã hội đã gây ra những xáo trộn trong đời sống tinh thần trong xã hội Việt Nam. Những truyền thống văn hóa nghìn đời của dân tộc bị đẩy lùi về các vùng thôn quê, sự phát triển nhanh chóng của thành thị đồng thời với sự lai căng văn hóa đã tạo nên những cảnh tượng dở khóc dở cười trong cuộc sống. Bắt nguồn từ cuộc sống , văn học hiện thực không thể không phản ánh những vấn đề này mà cốt tử của nó chính là phơi bày những “mặt trái đời”, đánh thức lòng tự cường dân tộc, phê phán sự thống trị tàn bạo của kẻ thù thực dân, của chế độ phong kiến mục rỗng và đồng thời cũng muốn đấu tranh cho những truyền thống đấu tranh tốt đẹp của dân tộc.
Là một nhà văn hiện thực lỗi lạc. hẳn Vũ Trọng Phụng không thể mắt lấp tai ngơ trước những vấn đề nóng hổi tính thới sự của xã hội. Vừa là nhà báo mà cũng vừa là nhà văn, bên trong con người ấy luôn luôn có sự thống nhất giữa óc quan sát sắc sảo và khả năng tư duy nhạy bén. Chính sự kết hợp hoàn hảo này dã giúp nhà văn đạt được những thành tựu to lớn trên con đường đấu tranh với những bất công trong xã hội bằng chính ngòi bút của mình. Chúng tôi xin nhấn mạnh lại quan niệm của ông khi đặt bút xuống trang giấy tạo nên những kiệt tác cho đời: đó là văn chương phải nói lên “sự thực ở đời”.
Sinh ra và lớn lên giữa Hà Nội, nhà văn sớm chịu nhiều thua thiệt, cha mất sớm, tuổi thơ trải qua nhiều cay đắng nên ông sớm cứng cỏi giữa cuộc đời, ông rất căn ghét những sự giả trá của xã hội. Đến lúc trưởng thành, nhận thức của ông trở nên sắc bén hơn, hằng ngày phải chìm trong cuộc sống của Hà thành hoa lệ vốn dĩ nhộn nhịp nhưng cúng lắm xô bồ, phức tạp, tất nhiên trong lòng Vũ Trọng Phụng càng thêm căm ghét cái xã hội đáng nguyền rủa ấy. Vũ Trọng Phụng phải sống hòa lẫn với những người dân lao động nghèo khổ, bản thân ông cũng phải lao động cật lực mới có thể đảm bảo chén cơm manh áo cho gia đình. Ông sớm lăn lóc trong trường đời nên cũng sớm hiểu
đời và không có gì quá đáng nếu nói Vũ Trọng Phụng là đứa con của cuộc đời! Khi đã là đứa con trực tiếp của cuộc đời thì phải vì cuộc đời mà cầm bút. Ý thức đực vai trò của mình nên hầu hết các tác phẩm của ông đều có thiên hướng nhắm vào xã hội đương thời đả kích những thói xấu xa, đê tiện, giả tạo của tầng lớp thống trị. Tác phẩm của ông là những nhát búa đập tan chiếc mặt nạ mà bọn thống trị đã đeo lên để lừa dối nhân dân ta, cai trị về mọi mặt trong đời sống của dân tộc ta.
Khi xã hội Việt Nam trong cơn bệnh hoạn do sự cai trị của bọn thực dân phong kiến thì những tác phẩm của Vũ Trọng Phụng cũng đáng được xem là những liều thuốc tinh thần qua trọng thức tỉnh tinh thần đấu tranh chống lại sự đàn áp về văn hóa của kẻ thù.
Tuy cùng cầm bút để đấu tranh cho “sự thực ở đời” nhưng Vũ Trọng Phụng luôn được các bạn văn cùng thời cũng như độc giả công nhận là người chiến sĩ dũng cảm đã xung phong cầm lá cờ hiện thực mà tiến bước tấn công vào những bất công ngang trái của của cuộc đời! Các sáng tác tiểu thuyết của ông không phải lúc nào cũng đạt đến đình cao. Có những cuốn bình thường, có những cuốn đường hoàng trở thành “kiệt tác trong nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại” [ ; 395] như Số đỏ, Giông tố . Nói đến Giông tố, chúng ta không thể không nói đến những giá trị hiện thực đậm đặc trong tác phẩm này. Nếu Số đỏ được xem là “một cuốn sách ghê gớm có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học” (Nguyễn Khải) thì Giông tố cũng xứng đáng đứng ngang tầm như thế!
Trong bài viết “ Đọc lại truyện Giông tố” (đăng trên báo nhân dân, số 966, ngày 27-10-1956) nhà văn Nguyễn Tuân đã khẳng định Giông tố là một tác phẩm có tầm phản ánh rất rộng, trong tác phẩm đã xuất hiện “nhiều thứ người: thôn quê, thành thị, và cả những nhân vật từ quê ra tỉnh. Có người là thôn nữ bị bán làm lẽ thứ mười hai cho nhà giàu, có người là thư kí, có người là du thủ du thực, có người là gái tân thời, có người là đốc học, có người làm cách mạng. Nhưng trội lên hết để người đọc suy nghĩ, để người đọc nhớ lại mà đặt thành vấn đề thì có hai nhân vật là Nghị Hách và Thị Mịch”.[ ; ] Thật vậy, trong Giông tố ta thấy Nghị Hách hiện lên như một cái bóng bao trùm cả tác phẩm. Nó là đại diện cho giai cấp tư sản Việt Nam đương thời. Một tên tư bản với bản chất đặc trưng: dâm đãng, độc ác và xảo quyệt. Là một trí thức sống ở Hà Nội, trung tâm kinh tế, chính trị của Đông Dương đương thời, Vũ Trọng Phụng chắc chắn có nhín thấy sự xuất hiện của những tên đại tư bản như kiểu Nghị Hách đang ra sức bóc lột đán áp người khác bằng thế lực đồng tiền. Qua Nghị Hách, chúng ta có thể thấy được bản chất của bọn tư bản, không dừng lại ở đó, nhà văn còn hé lộ cho chúng ta thấy con đường tích lũy tư bản của giai cấp tư sản, đó là một con đường bẩn thỉu mà theo cách nói của Mác thì “mỗi chân lông đều đẫm máu”
Lí lịch của Nghị Hách là một tập hợp những điều xấu xa . Với bản chất gian hùng, xảo quyết đáng sợ, Hách đã từ một bác cai thợ nề trở thành một nhà cự phú với những tài sản kếch xù: “ năm trăm mẫu đồn điền trên tỉnh....một cái mỏ than ở Quảng Yên... ba chục nóc nhà Tây ở Hà Nội, bốn chục nóc nữa ở Hải Phòng” Hắn sống hết sức xa hoa, đế vương với cái ấp Tiểu Vạn Trường Thành “có những tòa nhà nguy nga bề thế như những cung điện với người hầu như trong cung vua;
với mười một nàng hầu mà địa vị chẳng khác gì một cung phi” cùng hầu hạ một ông chôngf mà họ khiếp sợ như bạo chúa; ngoài ra còn có những tên “Khuyển, Ưng” dưới trướng có thể sai đi làm bất cư tội ác gì, bất cứ lúc nào.Với việc xây dựng thành công một nhân vật như Nghị Hách, Vũ Trọng Phụng đã làm cho nhân vật văn học này đạt được những chuẩn mực điển hình, có sức sống bền bỉ với thời gian, là minh chứng cho một loại người độc ác bạo tàn trong xã hội mà đồng tiền là bá chủ.
Hắn đã trở nên giàu có là nhờ vào nhưng thủ đoạn đê hèn : “bỏ bả rượu vào ruộng của lương dân rồi báo cho nhà đoan và chỉ thủ đoạn ấy đã tậu được ba trăm mẫu ruộng rất rẻ tiền” [ ; ] ngay cả mười một nàng hầu của hắn cũng là sản phẩm chiếm được sau những thủ đoạn bất nhân ấy. Không dừng lại ở đó, ta còn thấy được sự gian ác của Nghị Hách khi hắn thản nhiên ra lệnh cho thằng Xuân đánh đập anh tài nhì bằng ngọn roi cá đuối khiến anh này phải “oằn mình như sợi tóc hơ trên ngọn lửa” trong khi đó thì hắn thản nhiện hút thuốc và lấy làm đắc ý. Chỉ có những kẻ máu lạnh mới không có trái tim như thế! Chứng kiến cảnh tượng đó, Long “ không dám nhìn, phải nhắm mắt lại”. hơn nữa nghe những lời bói toán của nhà Cách mạng Hải Vân nói về quá khứ của hắn cũng đủ làm cho chúng ta không thể nào dằn được sự căm tức trước những hành vi bất nhân, bất nghĩa của Tạ Đình Hách. Để đạt được danh hiệu “Bắc kì nhân dân đại biểu” bàn tay của hằn đã nhuốm đầy máu của người dân lương thiện. Tác giả đã viết một đoạn dài để liệt kê ra cái trang sử bạo tàn của hắn. Từng sự kiện đi liền với năm diễn ra , giống như các nhà lịch sử biên soạn quá trình diễn biến của lịch sử một cách chắc chắn và trung thực. “Năm Tân Hợi, tức là năm 1911,quan bác phạm tội thông dâm vợ người. Năm Quý Sửu, quan bác lừa người đến số bạc trăm. Đến năm Kỷ Mùi, tức là năm 1919, năm quan bác đúng ba mươi tuổi thì quan bác giàu có rồi, đã bắt đầu hiếp rồi, thật thế đấy, tôi xin nhắc lại, quan bác đã hiếp rồi! Lại cho đến năm Nhâm Tuất, thì quan bác giết người mà không ai biết, vì quan bác gian hùng lắm. Hai mạng người đã chết vì quan bác. Lại đến hai năm sau nữa, tức là năm Giáp Tý, quan bác lừa người được mấy chục vạn, và đồng thời, suýt nữa quan bác chết hụt thì phải, chút nữa thì hỏa thiêu …Bẩm đoán qua lao có đúng chăng?” [ ; 288] chỉ là qua loa nhưng cúng đủ làm cho chúng ta cảm thấy kinh tởm trước một kẻ mất hết tính người. Cả
đời, Nghị Hách không làm nổi một việc gì gọi là cho xứng với nhân tính con người! Cái sự nghiệp vẻ vang của hắn cũng dựng nên bằng nhưng thủ đoạn, bằng sự lọc lừa, tráo trở. Một kẻ như thế thật chẳng xứng đáng với hai tiếng “con người” thiêng liêng cao quý. Nhưng vì lẽ gì mà hắn ta có thể trở thành một bực “phú gia địch quốc” mà mọi người phải sợ hãi ? Đó chính là vì trong cái xã hội thực dân phong kiến có biết bao nhiêu sự bất công, đồng tiền sẽ làm đổi thay tất cả, trắng thành đen, đen thành trắng, thân phận nhân dân ta như con sâu cái kiến, bị chà đạp đến cùng cực bởi những kẻ ăn trên ngồi trước, những kẻ giàu sang hơn đời nhưng đạo đức lại không đáng để làm người! Trong Giông tố, nhân vật Nghị Hách là một điển hình. Tác giả để cho nhà Cách mạng Hải Vân nói vanh vách tội ác của Nghị Hách kèm theo những năm cụ thể là vì ông muốn đặt một dấu ấn sâu đậm trong nhận thức của người đọc. Không ai trong chúng ta không căm giận trước những hành động bất lương của hắn. Càng về sau, mức độ tội ác của hắn càng tăng, càng khủng khiếp hơn. Hắn đã dần dần hiện nguyên hình là một con thú không còn nhân tính. Khi đã trở thành một nhà cự phú, hắn càng mạnh tay đàn áp người khác bằng những toan tính đê hèn của mình. Thông qua lời lẽ hắn nói chuyện với kẻ dưới quyền của mình ở mỏ than trong một cuộc điện thoại cũng cho thấy được hắn độc ác như thế nào: “Allo! Allo! Chính ông chủ đây…À…thế nào nữa?...Được…sao nữa?....Sở than Hòn Gai hạ giá than xuống dưới năm đồng? Thế than nắm nó bán bao nhiêu? Allo! Được rồi!
Phu gòong phải cho làm đêm, được. Thế cai thầu với hãng tàu biển Năm Sao ra làm sao?...Thế à!
Thế thì ông phải cố tranh lấy bốn đồng rưỡi một tấn thôi vậy…Phải…cứ hạ hẳn giá xuống…Nếu sợ lỗ thì hạ lương kíp phu xuống ngày còn hào hai…Không sợ! Allo! allo! Thằng nào phản đối thì đổi nó vào kíp đêm… không thì loại vợ con chúng nó ra…Ừ! Trên một nghìn nghỉ việc, được…Được đấy! Thằng nào kì kèo thì đuổi hẳn…Sao nữa!Ừ được rồi Bảo là đầu tháng sau ông chủ xuống…Thôi!” [GT;100,101] Qua đó cho thấy được sự bóc lột tàn nhẫn của Nghị Hách đối với công nhân tại mỏ than, những người không còn cách nào khác là bán sức lao động của mình cho nhà tư bản để lấy miếng cơm manh áo nhưng còn bị bóc lột đủ điều. Nghị Hách không cần biết phải dùng cách nào chỉ cần đảm bảo quyền lợi của hắn mặc cho cuộc sống của người công nhân có ra sao đi nữa! Hắn còn dự tính cả trường hợp nếu ai chống lại thì đuổi hẳn họ vì hắn biết rằng hắn có khả năng quyết định cuộc sống của những công nhân tại mỏ than. Hắn xem cuộc sống của người khác như rơm rác, hắn luôn đặt quyền lợi của mình lên trên hết. Hành động, cách thức của Nghị Hách không chỉ là việc thường làm của hắn mà cũng là cách chung để bọn tư sản đàn áp, bóc lột sức lao động của người công nhân trong giai đoạn trước Cách mạng. Trong thời kì mà bọn tư sản
lũng đoạn thị trường Việt Nam thì sức lao động của người công nhân trở nên rẻ mạt hơn bao giờ hết, họ phải làm việc hết sức vất vả mà không hề có bất kì chế độ đãi ngộ nào, đã vậy còn phải luôn đối mặt vói những thủ đoạn bóc lột tàn nhẫn của bọn chủ tư bản. Vũ Trọng Phụng nhìn thấy được điều đó, ông phản ánh nó bằng sự trung thực của một nhà báo và tấm lòng của một nhà văn hiện thực luôn gắn chặt ngòi bút của mình vào cuộc đời. Chính vì vậy mà những tác phẩm của ông và đặc biệt là Giông tố đã trở thành những mảng hiện thực quý giá của một thời mà nhân dân Việt Nam oằn mình trước gót giày xâm lược thực dân và âm mưu bóc lột của giai cấp tư sản mại bản.
Nhà văn của chúng ta đã phản ánh một cách rất trung thực tội ác của giai cấp tư sant thông qua hình tượng thằng Nghị Hách. Trong xã hội Việt Nam giai đoạn 1930-1945, giai cấp tư sản đã dựa vào thế lực kinh tế của mình mà chèn ép, bóc lột nhân dân rất dã man. Người công nhân dù đã có ý thức đấu tranh nhưng đó chỉ là những phản ánh nhất thời mang tính tự phát cao và nhanh chóng bị dập tắt khi họ bị đàn áp mạnh tay hoặc bị dụ dỗ để có thêm một ít quyền lợi kinh tế do bạn tư sản nới tay chút ít. Công nhân Việt Nam có nguồn gốc từ công nhân mà ra nên bản chất họ rất thật thà, rất dễ bị lừa gạt vì bọn tư sản lắm mưu nhiều chước. Trong Giông tố, nhà văn không chú trọng làm bật lên mâu thuẩn của hai giai cấp này nhưng thông qua miêu tả của ông chúng ta đã có điều kiện hiểu thêm về mối mâu thuẩn giữa hai giai cấp này. Nhờ những trang viết của ông chúng ta càng hiểu rõ thêm tội ác của giai cấp tư sản, và càng đồng cảm hơn với những người công nhân ttrong gia đoạn 1930-1945. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả để cho Vạn Tóc Mai thỏa sức khai ra tội ác của Nghị Hách ở đồn điền, ở ngoài mỏ tai tiệm hút. Nhà văn muốn nhấn mạnh rằng: tội ác của bọn tư bản đã trở thành phổ biến và bất cứ ai cũng có thể nhận ra . Tác giả đã cố gắng phanh phui những tội ác tiến hành trong bóng tối của giai cấp tư sản thông qua những thủ đoạn hèn hạ của Nghị Hách, nhờ vào đó mà chúng ngày càng trở nên giàu có hơn và cũng ngày càng mất nhân tính hơn. Theo lời tiên đoán của ông già Hải Vân, chúng ta thấy được quá trình làm giàu của Nghị Hách chỉ là lường gạt, tráo trở để có được số bạc vạn chứ không hề do chính sức lao động chân chính của hắn tạo ra.
Con đường làm giàu của hắn cũng như của giai cấp tư sản Việt Nam đương thời phần nhiều đều được dựng lên bằng những âm mưu như thế. Với những đồng tiền phi nghĩa của mình bọn chúng thỏa sức gây tội ác rồi lại dùng tiền mà che lấp dư luận, và với luật pháp thực dân, chúng không hề bị trị tội mà còn được ca ngợi như những vị thánh sống. Trong tác phẩm, Vũ Trọng Phụng đã để cho Nghị Hách gây ra không biết bao nhiêu tội ác nhưng với một thủ đoạn phát chần cho dân nghèo thì lập tức, hắn được xem là nhà hảo tâm , là nhà triệu phú có óc bình dân, là người công dân ưu tú