2.1. Thực trạng xãm hồ Việt Nam giai đoạn 1930-1945 trong Giông t ố
2.2.1. Không khí chính trị của thời đại được tái hiện sinh động trong Vỡ đê
Nếu Giông tố được xem là một kiệt tác trong phương diện phản ánh xã hội nhưng còn nhiều vướng mắc về tư tưởng thì Vỡ đê lại được xem là một tác phẩm có nhiều tiến bộ về mặt tư tưởng trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của nhà văn.
Khi viết Vỡ đê , nhã văn đã bộc lộ những quan điểm tiến bộ trong việc nhìn nhận đánh giá xã hội trong nhiều mặt như . trong thời điểm Vỡ đê ra đời, xa hội Việt Nam đặt dưới sự thống trị của chính phủ bình dân Pháp, một chính phủ cấp tiến, với những chính sách mềm dẻo hơn. Đảng Xã Hội Pháp đã cho nới rộng một số quy định ngặt nghèo đới với thuộc địa, cho nên đây là giai đoạn ở các nước thuộc địa trong đó Việt Nam, tình hình chính trị có phần bớt ngột ngạt hơn. Nắm bắt được tình hình đó, Vũ Trọng Phụng đã đưa vào Vỡ đê một không khí khả quan với một xã hội đang có những đổi thay theo chiều hướng tốt hơn.
Đọc Vỡ đê, điều đầu tiên mà chúng ta có thể cảm nhận là là không khí chính trị sôi nổi đương thời. Chắc hẳn là nhà văn của chúng ta cũng đã chứng kiến những hoạt động của Mặt trận Bình dân ở giai đoạn 1936-1939. Ông cũng được chứng kiến các cuộc mít tinh đầy hứng khởi tại Hà Nội và
các nơi khác thông qua báo chí, cho nên các hoạt động đó ít nhiều cũng ảnh hưởng đến tư tưởng của nhà văn là điều không tránh khỏi. Vào đầu tác phẩm, Phú, nhân vật chính của truyện, đang mải miết với bài báo. Hiếm thấy có một tác phẩm nào nhân vật tỏ ra quan tâm đến tình hình thời sự như Vỡ đê của Vũ Trọng Phụng. Trong tờ báo Phú đọc, có đăng tin “một ủy ban đã làm việc suốt ngày đêm để có thể gởi hồ sơ của chính trị phạm về cho quan tổng trưởng thuộc địa”[4;325] để quan xem xét mà ân xá. Đây có thể xem là một bước quan trọng trong tình hình chính trị ở Đông Dương. Khi Mặt trận Bình dân được thành lập, khi chính phủ cấp tiến của đảng Xã Hội Pháp đưa ra một số điều lệ nới rộng một số chính sách đối với tù nhân Đông Dương. Nhà văn của chúng ta với tài năng của một nhà báo, đã nhanh chóng nắm bắt sự kiện quan trọng này. Ông phản ánh nó một cách trung thực với mong muốn là thâu tóm được cái không khí sôi nổi khả quan của thời đại đó. Ông tỏ rra rất tin tưởng vào Chính phủ Bình dân. Qua cách miêu ttar của nhà văn cũng cho thấy được ông đã rất tin tưởng vào thời cuộc lúc đó. Ông đã viết một đoạn dài thể hiện niềm tin tưởng của mình
“nhưng nay thời cục đã làm cho Phú được phép lạc quan. Cũng như những người tri thức hiểu đờ, Phú rất hi vọng vào những người trong chính phủ bình dân Pháp” [4;329]. Không phải chỉ thông qua nhân vật Phú mà ông còn đưa ra nhiều nhân vật khác cũng ccos thái đọ quan tâm đến tình hình chính trị. Để không tạo ra sự phi lí, ông còn cho cả lí do cụ thể tại sao người ta tỏ ra quan tâm đến tình hình chính trị là nhờ Phú đã giáo hóa cho họ. Đó là lí do vì sao ông Thủ, bác hộ lại lại có thể điềm nhiên ngồi bàn luận chuyện thế giới, chuyện chính trị một cách rành rọt. Dụng ý của nhà văn là muốn mang là muốn mang cái không khí chính trị của đời thực vào truyện lại cũng vừa muốn thể hiện ý kiến của mình đối với thực tế xã hội lúc đó nên có nhiều đoạn chúng ta thấy nhà văn nói that cho nhân vật một cách say sưa. Thú vị hơn nữa là ông đã dựng lên một cuộc “hội nghị” bình luận về tình hình chính trị xã hội ngay trước sân nhà Phú trong một đêm trăng sáng. Các nhân vật trong truyện vốn sinh ra là để gắn liền với đời sống thôn quê nay bỗng trở thành những nhà bình luận sắc sảo và nhạy bén trước thời cuộc. Bác hộ lại, một người giữ chức vụ trong làng lại tỏ ra khá thông thái về tình hình chính trị lắm. Bác nói một thôi, một hồi về cảm nghĩ của mình về không khí chính trị đương thời : “bác Phú nói thế tôi phải tin như thế. Đã bao nhiêu lần rồi tôi thấy ông toàn quyền này san, ông toàn quyền kia sang! Mỗi lần thay đổi vị thủ hiến thì ai cũng nói ngay là sẽ có sư thay đổi chính sách, sẽ có sự cải chức chế độ…dân gian lại hi vọng rồi đau lại hoàn đấy cả” [4;333], chỉ là câu nói của bác hộ lại nhưng cũng tóm lược được cả bản chất giả dối của nhưng ông toàn quyền Đông Dương lúc đó. Bọn chúng chỉ dựa vào nước bọt mà mị dân, khiến cho dân tin theo để rồi cuối
cùng cũng chẳng có gì ngoài thất vọng. Chính sách cai trị của bọn Pháp là rất thâm độc, chúng luôn dùng chiêu bài khai hóa, làm cho nhân dân ta sống trong ảo tưởng về một công cuộc văn minh tươi sáng cho đất nước mình nhưng taats cả chỉ là ảo vọng mà thôi. Là một tri thức, lại là một nhà báo, nhà văn không thể không hiểu điều này và ông muốn cho chúng ta thấy rằng trước khi có phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương thì mọi thủ đoạn chính trị, mọi dự kiến chính trị của Pháp công bố với dân ta chỉ là những trò lừa bịp mà thôi. Đó là bộ mặt giả dối của những tên toàn quyền Pháp khi chúng đến Đông Dương. Điều đó càng được khẳng định hơn khi nhà văn cũng cho ông thủ quỹ đồng tình với bác hộ lại: “ừ! Mà quả thế đấy! ừ nhỉ!chính tôi đây chứ phải ai? Tôi đã bao phen thất vọng rồi vậy mà tôi vẫn cứ còn sức mà hi vọng mãi, như trăm nghìn kẻ khác đấy. Họ dứ mình như trẻ con, mà mình thì cứ tin như trẻ con!” [4;334]. Nhân dân ta biết rằng đó là những lời giả dối nhưng vẫn phải tin vì khhoong tin thì cũng không còn cách nào khác. Bằng chính cuộc đời nghèo khó cơ cực của mình, nhà văn của chúng ta không thể không bi quan trước cuộc đời nhưng ông vẫn gửi gấm niềm tin tưởng của mình vào chính phủ bình dân Pháp cũng như những nhân vật trong truyện. Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với nhà văn khi ông hạ một câu cay cú với chế độ chính trị tai Đông Dương thời đó: “bao nhiêu lần cải cách rồi mà dân quê vẫn cứ chết đói một cách thỏa mãn lắm” [4;334], bao nhiêu căm hận xót xa cho cuộc đời mình, của dân tộc Việt Nam dồn hết vào câu nói đó. Đó là một câu mắng thẳng vào bộ mặt giả dối của chế độ cai trị mà bọn Pháp và triều đình phong kiến Việt Nam áp dụng đối với nhân dân ta: toàn quyền lừa bịp, vua lừa bịp, quan lừa bịp….
tất cả chỉ là lừa bịp. Nhân dân ta cứ phải còng lưng ra mà hứng chịu sự bóc lột dã man của thực dân Pháp và triều đình phong kiến, của những tên tay sai khát máu. Chính vì thế với những thay đổi trong xã hội, trong cách cai trị của bọn cầm quyền, dù là rất nhỏ cũng khiến cho tác giả carm thấy tin tưởng., ông đã để cho Phú đứng ra thuyết minh cho mình một cách đầy tin tưởng : “là vì xưa kia, bên Tây, chính quyền chưa vào tay phải Bình Dân…bây giờ đảng xã hội đã lên cầm quyềthì phải khác, vì chủ nghĩa xã hội có tính chất đại đòng, chủ trương hòa bình, không phân biệt màu da.
Trong chương trình của đảng xã hội ccos khoảng giải phóng thuộc địa, cho những dân hậu tiến được hưởng công lí và tự do để tấtt cả các thuộc địa có thể cùng mẫu quốc hợp lại thành một khối bất khả li tán, một mối đồng tâm ghê gớm.. ”[4;334], Vũ Trọng Phụng đã cho ông thủ quỹ, bác hộ lại, một thanh niên dở dang học vấn như Phú đôi mắt và bộ óc của một nhà báo. Họ không chỉ bàn luận về tình hình chính trị trong nước mà họ còn vươn ra cả tầm khu vực, nào là chuyện thắng thua cảu Pháp, vị thế của Pháp trong thế giới, đó là chưa kể đến việc họ nhắc đến nước Nhật, nhắc đến
tình hình chính tri đang nóng lên trong khu vực thời gian đó. Kì thực những người dân quê không có khả năng để nắm bắt vấn đề này, nhưng đó được xem là mong ước thiết tha của nhà văn, ông mong rằng dân quê sẽ có ngày văn minh hơn nên đã để cho Phú nghĩ thầm “Nếu người dân quê nào cũng biết sự đời được như ông thủ quỷ và bác hộ lại thì tương lai nhà nước trông chừng cũng khả quan” [4;336]. Tuy ủng hộ chính phủ Bình Dân nhưng nhà văn của chúng ta cũng không thoát khỏi sự nghi ngại vào khả năng chân thật thực hiện các cải cách của chính phủ Bình Dân, ông để cho các nhân vật trong cuộc bàn luận thoải mái thể hiện ý kiến của mình “À! Mà nếu vậy thì ra đảng Xã Hội có giải phóng cho thuộc địa thì cũng là điều cần chứ chưa chắc là vì lòng nhân đạo muốn cho hậu tiến mau bước trên con đường văn minh!” [4;335]. Đương nhiên chúng ta cũng cần quay lại tình hình chính trị khi đó. Trong giai đoạn 1924-1926, đã có một toàn quyền Pháp có chân trong Đảng Xã Hội đến Đông Dương nắm quyền đó là Varrenne. Ông này sau khi sang Đông Dương đã có những chính sách cai trị hết sức tiến bộ như cho ngừa bệnh dịch tả, lập quỹ hỗ trợ nông dân…Với nhưng chính sách nhân đạo như vậy ông đã bị bon thực dân Pháp ở Đông Dương phản đối dữ dội, do thế, ông đã bị gọi vè nước sau hai năm bốn mươi bốn ngày tại chức. Trong lời lẽ của Phú cũng có nhắc đến Varrenne với những hi vọng là “ông toàn quyền mới” này sẽ thực sự giúp cho dân thuộc địa bớt khổ. Nhà văn mang cả hình tượng của những con người thực vào tác phẩm và đã tạo cho tác phẩm của mình tính chất thật nhất định. Trong mấy trang sách nhà văn đã mang vào tác phẩm chất chính trị đậm đặc. Trên đà đó ông đã giúp chúng ta liên hệ đến tình hình chính trị thực ở Đông Dương chứ không dừng lại ở lí thuyết suông nữa. Có nhiều lúc nhà văn phản ánh được tình hình chính trị thực của Việt Nam trong thời ddierm tác phẩm ra đời. Trong lịch sử, những năm 1936-1939, với sự râ đời của Mặt trận Dân chủ Đông Dương, nhân dân ta đã có những hoạt động chính tri sôi nổi thể hiện một bước phát triển nhảy vọt trong nhận thức cách mạng. Nhiều cuộc mít tinh, biểu tình, các hoạt động báo chí, hoạt động tranh cử nghị viên của Đảng được tiến hành công khai, rầm rộ. Trong thời gian ấy, hoạt động chính trị thường xuyên được quan tâm đến, cho nên Vũ Trọng Phụng, trong Vỡ đê đã có cảnh ông miêu tả người dân quê có những dấu hiệu chuyển đổi trong nhận thức, chẳng hạn là bác hộ lại hay ông thủ quỹ. Dù đó chỉ là những suy nghĩ chủ quan của nhà văn nhưng nó cũng thể hiện được mong muốn thay đổi cuộc sống nâng tầm hiểu biết của người dân quê về “cái guồng máy chính trị của xứ sở”[4;336]. Chúng ta có thể nhận ra rằng Vũ Trọng Phụng vẫn có những nhận định chưa đúng về tình hình chính trị giống như các nhà văn tiểu tư sản cùng thời. Ông không thể nhín thấy được vấn đề cốt lõi là phải đấu tranh cách mạng để giải phóng
dân tộc mà lại hi vọng vào một “một nước Pháp nhân đạo hơn và trọng công lí hơn”[4;329]. Đó vẫn chưa phải là tư tưởng tiến bộ, nhìn chung thì vẫn mang tư tưởng quy phục nước Pháp, chỉ đồi hỏi người Pháp cư xử công bằng hơn với dân tộc ta. Đây là mong muốn có phần không tưởng. Tuy nhiên chúng ta phải thông cảm rằng Vũ Trọng Phụng cũng như các nhà văn tiểu tư sản khác đều không có điều kiện tiếp xúc với tư tưởng Cách mạng vô sản, nhà văn chưa hiểu đúng về ý nghĩa của Cách mạng giải phóng dân tộc nên có những suy nghĩ chưa đúng là không có gì lạ. Hơn nữa, lưỡi kéo kiểm duyệt của bọn thực dân là khá gắt gao, một tác phẩm như Vỡ đê nếu như không nhờ tình hình chính trị có phần “dễ thở” hơn mới mong xuất bản và tồn tại được chứ đừng nói một tác phẩm có nhận thức đúng đắng về Cách mạng hơn. Một mâu thuẩn nữa trong nhận thức chính trị của Vũ Trọng Phụng là ông đã thu nhỏ mâu thuẩn lớn lao giữa đế quốc thực dân và các dân tộc thuộc địa xuống thành “sự không hiểu nhau”[4;329] giữa hai dân tộc. Đây là một hạn chế trong suy nghĩ của một nhà văn tiểu tư sản không được tiếp cận với những tư tưởng cấp tiến của thời đại. Mặt khác, nhà văn cũng phải song trong tình trạng bưng bít thông tin của bọn thực dân, chúng cũng tung ra những luận điệu xảo trá để lừa dối nhân dân ta,sống trong thời đại đó Vũ Trọng Phụng cũng không thể có cách hiểu khác hơn được. Bên cạnh, Vũ Trọng Phụng , thù và luôn hi vọng vào những điều tốt đẹp hơn cho cuộc sống. Khi cuộc sống đã roi vào tận cùng của đau khổ thì dù biết đó là những lời không đáng tin nhưng con người vẫn muốn tin để vuốt ve những đau khổ của mình.
Mặc dù có những hạn chế trong tư tưởng nhưng nhìn chung khả năng bao quát tình hình chính trị của nhà văn trong Vỡ đê là khá lớn. Khoongg chỉ nêu lên tình hình ở Đông Dương mà ông còn nhận thấy được các thế lực phát xít đang nhòm ngó Đông Dương. Ngoài ra ông còn có thể sơ lược được những tin tức thế giới đang nóng hổi thời đó như “nước Đức mang quân vào phi chiến khu”;
“Nga và Nhật kí hiệp ước bất xâm phạm” [4;337. Chính nhờ vào yếu tố này mà tác phẩm mang tính thời sự cao, chất hiện thực được đảm bảo so với thực tế đời sống. Không dừng lại ở đó, nhà văn còn đưa vào tác phẩm của mình hình ảnh của những cuộc biểu tình đã diễn trong thời điểm đó. Đây là một điểm mới trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng nói riêng và văn học hiện thực phê phán nói chung. Ý kiến của Trương Tửu trong bài Giới thiệu tiểu thuyết Vỡ đê đã khẳng định rằng: “Trong tất cả văn học của ta khoảng 1930-1940, tô chưa thấy tác phẩm nào mô tả cuộc đấu tranh có tính chất quần chúng của nông dân bằng ngòi bút hiện thực và đầy thiện cảm như Vỡ đê. Riêng về điểm này Vũ Trọng Phụng đã tiến bộ hơn các nhà văn cùng thời với ông ” [5;520]. Đó thực sự là một ý kiến hợp lí, chunga ta không thể phủ nhận rằng trong văn học hiện thực phê phán tìm thật kĩ vẫn
khó có thể thấy một tác phẩm nào có thể phản ánh cuộc đấu tranh của quần chúng như trong Vỡ đê của Vũ Trọng Phụng. Nếu có thì cũng là trường hợp chị Dậu, nhưng đó là phản ứng riêng lẻ nhất thời do phải chịu cảnh áp bức đến cùng cực của bọn lí dịch ở làng Đông Xá. Và một mình chị không thể đổi thay được gì. Vũ Trọng Phụng vẫn thường ca ngợi Tắt đèn của Ngô Tất Tố nhưng ông còn tiến xa hơn tác giả người bạn của mình khi miêu tả một cuộc nổi dậy của nông dân do phải chịu cảnh áp bức của bọn cai dịch. Những người nông dân tức tối đứng lên phản kháng sau khi nghe Phú nói rõ sự bất công mà họ đang hứng chịu. Đây là một đoạn trong tác phẩm có thể khiến cho độc giả cảm thấy thích thú khi được chứng kiến giai cấp bình dân đứng lên chống lại sự áp bức của tầng lớp thống trị. Lúc đầu, họ chỉ đấu tranh bằng miệng nhưng khi phát hiện ra việc có thể bị ăn chận tiền công phu hộ đê thì lập tức họ phản ứng rất mạnh mẽ, họ mang theo cả “cuốc, xẻng, hoặc không thì cũng một thanh tre to tướng” [4;376], nhà văn còn khẳng định “đó không những là một vụ đình công, đó còn là một vụ biểu tình” [4;376], nhận ra được điều đó cho thấy rằng nhà văn cũng ít nhiểu nhận thấy được khả năng chống lại của quần chúng. Một cuộc đấu tranh có khí giới, trong văn học hiện thực phê phán trước Cách mạng Tháng Tám, chưa có tác phẩm nào vượt qua Vỡ đê của Vũ Trọng Phụng. Trước khi tác phẩm ra đời, hiện thực xã hội Việt Nam cũng đã từng chứng kiến cuộc nổi dậy của nông dân Nghệ Tĩnh 1930-1931. Phong trào này đã xuất hiện trên nhiều mặt báo thời đó và không thể không có tác động đến Vũ Trọng Phụng, nhà văn tạo nên cuộc biểu tính có vũ trang trong Vỡ đê phần nào mang âm hưởng của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh diễn ra trước đó vài năm. Ông đã diễn tả khá thành công cái tâm lí căm giận của dân quê. Quá trình nổi dậy của những người phu hộ đê rất phù hợp với biện chứng tâm lí của người dân quê ngoài đời thực. Từ việc cam chịu rồi đến tức giận nhưng chưa dám phản kháng, rồi căm tức tột độ , dẫn đến đấu tranh.
Hình ảnh “bọn lí dịch, tuần tráng kinh hồn hoảng vía, khi họ quay ra hàng cơm thì đã thấy dân phu xúm lại rất đông. Người ta hoảng hốt chạy trốn. một người lính khố xanh cắm cổ phóng xe đạp về huyện. Hai ông chánh tổng chạy đến nổi khăn khố xổ tung trên vai, lòng thà lòng thòng ” [4;376].
Đến đây người đọc dường như cũng cảm thấy được sự thích thú của nhà văn khi ông miêu tả cảnh nổi dậy của nông dân. Thuộc tầng lớp tiểu tư sản nhưng những nổi khổ mà nhà văn hứng chịu cũng không nhẹ nhàng hơn những người nông dân bao nhiêu nên ông rất đồng cảm với hoàn cảnh của họ, cho nên sự căm phẫn của họ cũng chính là sự căm phẫn trong lòng của ông. Kết quả của cuộc nổi dậy là “một tên cai lục lộ và một anh tuần tráng dã man có tiếng bị phu phen đánh cho một trận nên thân”[4; 377]. Chúng ta có cảm nhận rằng nhà văn đã thực sự nhập cuộc trong lần nổi dậy của nông