Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN THỦY NGUYÊN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
2.3. Thực trạng về việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại các trường tiểu học huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng
2.3.2. Nội dung và hình thức hoạt động trải nghiệm sáng tạo được các trường tổ chức
Qua các ý kiến được hỏi với GV về mức độ tham gia của HS theo những hình thức tổ chức HĐTNST, thì các ý kiến được hỏi đều cho rằng nếu các hình thức được triển khai thì sẽ thu hút được 100% HS tham gia tích cực vào các HĐTNST. Nhưng nhận định về mức độ sử dụng các hình thức đó trong tổ chức các HĐTNST của GV có sự khác nhau, thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.7: Đánh giá mức độ sử dụng hình thức tổ chức HĐTNST TT Hình thức tổ chức
Mức độ sử dụng Thường
xuyên
Thỉnh thoảng
Không bao giờ
1 Trò chơi 85% 15%
2 Hội thi 100%
3 Giao lưu 10% 90%
5 Tham quan du lịch 75% 25%
6 Sân khấu hóa 5% 95%
7 Thể dục thể thao 90% 10%
8 Câu lạc bộ 10% 90%
9 Tổ chức các ngày hội 10% 90%
10 Nghiên cứu khoa học kỹ thuật 30% 70%
Từ kết quả khảo sát cũng như quan sát thực tế các hoạt động trong nhà trường,dự giờ các tiết dạy nhất là đối với các tiết dạy có sử dụng các PP dạy học tích cực, các tiết dạy theo mô hình VNEN, các tiết mỹ thuật theo PP Đan Mạch...
và phỏng vấn một số GV cho thấy: việc vận dụng các hình thức tổ chức HĐTNST như kể trên đã được các GV sử dụng trong các tiết dạy và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Hình thức tổ chức trò chơi, cuộc thi, tiểu phẩm... được sử dụng nhiều trong các tiết dạy, các hình thức còn lại được sử dụng nhiều trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Tuy nhiên mức độ sử dụng ở mỗi hình thức phụ thuộc vào năng lực sáng tạo của mỗi GV, và điều kiện kinh tế và mức độ quan tâm của phụ huynh ở mỗi nhà trường. Hình thức tham quan du lịch ít được các trường triển khai hoặc có trường chưa bao giờ được triển khai; đó là những trường thuộc các xã miền núi xa trung tâm điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn.
Hình thức nghiên cứu khoa học kỹ thuật ít được triển khai vì hình thức này cơ bản thực hiện thông qua môn TNXH/Khoa học với PP bàn tay nặn bột, mà PP bàn tay nặn bột chỉ dạy được ở một số bài.
Điều đặc biệt với các hình thức đã được GV sử dụng, khi hỏi GV đều khẳng định 100% HS tham gia tích cực. Điều này cho thấy HS tiểu học rất thích được tham gia các HĐTNST kể cả trong các giờ học.
Mặt khác, hầu hết những GV được hỏi đều tiến hành các HĐTNST chủ yếu trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp, còn trong các hoạt động dạy học ít tổ chức vì nhiều lý do, các lý do có thể kể đến là : Chưa biết cách vận dụng, chương trình dạy học chưa phù hợp, không có kinh phí tổ chức, không sắp xếp được thời gian nghiên cứu và tổ chức....
2.3.3. Đánh giá kết quả bước đầu trong tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo Thời gian đầu triển khai thực hiện các HĐTNST thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp và qua các PP dạy học tích cực, dạy học theo mô hình VNEN...
gặp rất nhiều khó khăn trở ngại từ phía GV và HS. Với sự cố gắng của các nhà trường, sự chỉ đạo sát sao của Phòng GD&ĐT, sự giúp đỡ của Sở GD&ĐT sau 3 năm triển khai bước đầu thu được kết quả :
+ Sự tham gia của học sinh : Với môi trường dạy học thân thiện, PP dạy học tích cực, các buổi sinh hoạt tập thể, các buổi hoạt động ngoại khóa đã tạo được hứng thú cho HS, các em được làm việc độc lập với tài liệu, thao tác với các đồ vật, quan sát trực tiếp, phân tích so sánh, tương tác với các bạn cùng nhóm, tương tác với GV và cộng đồng. Ở đây HS có cơ hội được trình bày suy nghĩ, năng lực, năng khiếu của bản thân.
+ Năng lực tổ chức hoạt động của giáo viên và các lực lượng phối hợp:
Qua các đợt kiểm tra của Phòng GD&ĐT đối với các trường tiểu học trên địa bàn, qua thăm lớp, dự giờ, quan sát thực tế và trao đổi với CBQL, GV cho thấy : một bộ phận GV trẻ và GV ở các trường khu vực trung tâm họ tâm huyết trách nhiệm với nhiệm vụ được giao, họ biết cách kêu gọi các lực lượng khác trong xã hội tham ủng hộ về kinh phí, CSVC, con người ... trong việc tổ chức các hoạt động dạy và học. Nhiều GV thực sự tạo được niềm tin với phụ huynh và tạo được mối liên hệ chặt chẽ, tương tác giữa nhà trường gia đình và cộng đồng.
Tuy nhiên, đội ngũ GV tiểu học đang dần già hóa, họ bị ảnh hưởng rất sâu sắc các PP dạy học truyền thống và ngại thay đổi, chính vì vậy ảnh hưởng lớn tới năng lực, khả năng tổ chức các hoạt động. Nhiều GV chưa có ý thức học hỏi và chưa được tham gia các đợt tập huấn nên không biết vận dụng các PP dạy học tích cực hay tổ chức một hoạt động ngoại khóa. Có những tiết dạy việc tổ chức học tập theo nhóm rất hình thức, vai trò nhóm trưởng chưa được phát huy. Đối với các tiết hoạt động tập thể chưa biết cách lựa chọn hình thức hay nội dung cho phù hợp với HS dẫn đến hiệu quả thấp.
+ Kết quả đạt được: Mặc dù không nằm trong danh sách các trường tham
gia mô hình VNEN từ năm học 2013-2014 nhưng với sự tâm huyết trách nhiệm của một số hiệu trưởng, họ đã tự nguyện tham gia các đợt tập huấn và đã vận dụng linh hoạt một phần vào quá trình giáo dục của nhà trường. Trong đó có trường TH Lại Xuân với mô hình “Tự quản”. Trường TH Thủy Sơn cũng là một trong những trường mà BGH là những người năng động, các chuyên đề ngoại khóa của nhà trường luôn được đánh giá là có chất lượng với đối tượng HS tham gia là 100%... Ở những trường đó HS phát triển được rất nhiều kỹ năng như : kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng phân tích phê phán,... Đặc biệt HS mạnh dạn tự tin và có khả năng trình bày trước đám đông, ý thức tự giác cao, có trách nhiệm với bản thân và những người xung quanh.
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng