Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN THỦY NGUYÊN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
2.3. Thực trạng về việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại các trường tiểu học huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng
2.4.1. Tình hình lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong trường tiểu học
Qua nghiên cứu hồ sơ quản lý của các trường thuộc phạm vi khảo sát kết hợp với phiếu hỏi cho thấy 100% các trường được khảo sát đều đã lập kế hoạch HĐTNST theo năm học gắn với kế hoạch tổng thể của trường; ở mỗi kế hoạch đều xác định mục tiêu, huy động các lực lượng trong nhà trường tham gia, lựa chọn các hoạt động TNST phù hợp với mục tiêu... Tuy nhiên mức độ xây dựng kế hoạch HĐTNST của các trường trên địa bàn huyện Thủy Nguyên có khác nhau, điều đó được thể hiện qua bảng tổng hợp đánh giá kết quả khảo sát của CBQL và GV như sau:
Bảng 2.8: Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng xây dựng kế hoạch HĐTNST ở 6 trường tiểu học huyện Thủy Nguyên
TT Nội dung khảo sát
Mức độ đánh giá (điểm TB) Lại
Xuân
Thủy Sơn
Thủy
Đường Lưu Kiếm
Phục Lễ
Lập Lễ 1
Nhà trường xây dựng được kế hoạch HĐ TNST cụ thể cho từng năm học
3.2 3.3 3.3 3.0 3.1 3.0
2 Huy động các lực lượng tham gia
xây dựng kế hoạch. 2.9 3.0 3.0 2.8 3.7 2.6
3 Xác định rõ mục tiêu của HĐ
TNST 3.1 3.2 3.1 2.9 2.9 2.7.
4 Xây dựng các HĐ TNST phù hợp
với mục tiêu. 3.0 3.1 2.9 2.8 2.9 2.7
5 Phân bổ nguồn lực cụ thể cho từng
hoạt động. 3.2 3.0 2.9 2.7 2.8 2.6
6 Sắp xếp tiến độ thực thi các hoạt
động phù hợp. 3.2 3.3 3.2 3.0 3.1 2.9
7 Xác định biện pháp và cách thức
thực hiện các hoạt động thiết thực, 3.1 3.2 3.1 2.9 3.0 2.8 8 Các BP quản lý đảm bảotính khả
thi. 3.0 3.0 2.9 2.7 2.8 2.6
9
Xác định các tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá việc thực hiện các hoạt động theo kế hoạch phù hợp.
2.8 2.9 2.8 2.6 2.8 2.7
10 Hướng dẫn TCM lập kế hoạch HĐ
TNST. 3.1 3.3 3.2 2.9 3.1 2.9
11 Phê duyệt kế hoạch HĐ TNST của
tổ chuyên môn. 3.2 3.4 3.4 3.2 3.3 3.1
12
Hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch HĐ TNST theo chương trình quy định.
3.0 3.1 3.1 2.9 2.9 2.9
13 Phê duyệt kế hoạch HĐ TNST của
giáo viên. 3.1 3.2 3.1 2.8 2.9 2.8
14 Triển khai các kế hoạch kịp thời. 3.0 3.1 3.2 2.9 3.0 3.0
Biểu đồ 2.1: Đánh giá mức độ xây dựng kế hoạch HĐTNST
Nhìn vào kết quả trên tác giả nhận thấy với mức độ hiểu biết về HĐTNST của hiệu trưởng, nhu cầu học tập HS và mức độ quan tâm của phụ huynh ở mỗi trường có khác nhau sẽ dẫn đến hiệu quả việc xây dựng kế hoạch HĐTNST ở các mức độ khác nhau. Cụ thể với những trường trung tâm như Thủy Sơn, Thủy Đường có được sự quan tâm của phụ huynh, hiệu trưởng đã phát huy khả năng nội lực của cá nhân cũng như của nhà trường để xây dựng kế hoạch HĐTNST cụ thể, đáp ứng mục tiêu giáo dục, đáp ứng nguyện vọng của phụ huynh.Trường TH Lại Xuân với sự tâm huyết, trách nhiệm của hiệu trưởng thì chất lượng kế hoạch có hơn hẳn so với các trường còn lại. Với trường thuộc khu vực khác, điều kiện kinh tế còn khó khăn, phụ huynh ít quan tâm đến các HĐ chung của nhà trường dẫn đến hiệu trưởng coi nhẹ việc xây dựng kế hoạch HĐTNST mà chỉ dừng lại ở việc có làm kế hoạch.
Có thể khái quát: Việc xác định mục tiêu và huy động các lực lượng cùng tham gia xây dựng kế hoạch ở các trường còn hạn chế. Nhiều trường khi xây dựng kế hoạch cơ bản là sao chép kế hoạch của năm học trước, nên dẫn theo các TCM và GV xây dựng kế hoạch chưa chuẩn. Việc phân bổ nguồn lực, sắp xếp
tiến độ thực thi, xác định biện pháp, xác định tính khả thi của từng biện pháp...
chưa thực sự được đầu tư. Thực tế nhiều nhà trường khi thực hiện chưa thật sự bám sát vào thời gian, nguồn nhân lực , biện pháp đưa ra mới theo chủ quan của cá nhân, chưa bám sát vào thực tế của nhà trường.
Kết quả khảo sát còn cho thấy 100% CBQL và 100% GV xác nhận hiệu trưởng có hướng dẫn TCM, GV lập kế hoạch và phê duyệt kế hoạch. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy hiệu trưởng đã quan tâm đến công tác lập kế hoạch và quản lý kế hoạch. Trên thực tế, hàng năm Phòng GD&ĐT huyện Thủy Nguyên có tổ chức nhiều chuyên đề chuyên môn cấp huyện, với thành phần tham gia là, ban giám hiệu và tổ trưởng TCM các trường, sau mỗi chuyên đề đều có đánh giá rút kinh nghiệm từ khâu lập kế hoạch đến khâu thực hiện. Giao nhiệm vụ cho các Hiệu trưởng chịu trách nhiệm hướng dẫn và giám sát nội dung các chuyên đề của nhà trường, vì vậy vào đầu mỗi năm học hiệu trưởng đều hướng dẫn các TCM, GV xây dựng kế hoạch theo mẫu chung và theo mốc thời gian nhất định, hiệu trưởng duyệt và triển khai kịp thời tới GV ngay từ đầu năm học.
Tuy nhiên, cũng như lập kế hoạch của trường, kế hoạch của TCM, GV phần lớn còn hình thức, chưa có sự đầu tư và sáng tạo, phân bổ nguồn lực cho từng hoạt động chưa có sự lựa chọn mà chủ yếu căn cứ vào các GV chủ nhiệm cố định ở các khối lớp, chưa biết cách khai thác các nguồn lực (Tổng phụ trách đội, Đoàn thanh niên, Cha mẹ HS... ) tham gia vào các HĐTNST. Định hướng nội dung và các chuyên đề chưa được sát với từng chủ đề năm học. Do vậy biện pháp thực hiện của mỗi nội dung trong kế hoạch thiếu tính khả thi. Khi duyệt kế hoạch của TCM và GV, hiệu trưởng chưa phát hiện được những nội dung chưa đạt yêu cầu.
Thực hiện theo công văn 769/SGDĐT- GDTH ra ngày 12/9/2013 của Sở GD&ĐT thành phố Hải Phòng, hướng dẫn cụ thể quy định chuyên môn, trong đó
quy định mỗi lớp có 2 tiết hoạt động tập thể/tuần và đưa các hình thức tổ chức dạy học theo hướng dạy học tích cực vào trong các tiết dạy, tức là tạo điều kiện cho HS được trải nghiệm để tự khám phá kiến thức vào trong từng bài soạn. Mỗi buổi sinh hoạt chuyên môn cuối tuần các GV trong các TCM phải nghiên cứu chương trình tuần kế tiếp, những bài dạy có thể đưa các hình thức tổ chức đó vào trong dạy học rồi đưa ra bàn thống nhất trong TCM, lựa chọn nội dung và hình thức tổ chức cho mỗi tiết hoạt động tập thể, sau đó mỗi GV tùy theo tình hình đặc điểm của lớp chủ nhiệm thiết kế kế hoạch dạy học cho phù hợp, BGH duyệt kế hoạch dạy học của GV trước khi thực hiện. Hầu hết các GVTH huyện Thủy Nguyên cũng đã có ý thức xây dựng kế hoạch HĐTNST nhưng mới chỉ dừng lại ở việc có làm và chưa thật sự có hiệu quả. Ban giám hiệu có hướng dẫn xây dựng và phê duyệt kế hoạch TNST của GV. Do số lượng GV trong trường lớn, lượng công việc trong tuần nhiều nên thời gian dành cho duyệt kế hoạch không nhiều dẫn đến BGH chưa kiểm soát hết nội dung của từng HĐTNST.