Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN THỦY NGUYÊN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
2.5. Khái quát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng và thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo
2.5.2. Nhận định chung về thực trạng quản lý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh ở các trường Tiểu học huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng
Đại đa số HS tiểu học huyện Thủy Nguyên đều thể hiện tốt hành vi đạo đức, không xảy ra các hiện tượng vi phạm nội quy nhà trường, đạt mức độ rèn luyện về phẩm chất và năng lực. Các em tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, các HĐTNST được lồng ghép trong các tiết học và tổ chức trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa.
Hầu hết số CBQL và GV các trường đều nhận thức đúng về mục đích ý nghĩa của HĐTNST , đều nhận thức đúng vai trò của đội ngũ CBQL, GV và các lực lượng giáo dục trong nhà trường trong việc tổ chức, quản lý các HĐTNST.
Hiệu trưởng các trường đã quan tâm đến công tác chỉ đạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức và PP tổ chức các HĐTNST cho đội ngũ GV, do đó bước đầu thực hiện HĐTNST cho HS đã có những chuyển biến tích cực. Bên cạnh đó công tác liên quan tới vấn đề tạo động lực cho bộ máy tổ chức và nhân lực dạy học cũng đã được quan tâm. Động viên tinh thần, khen thưởng, khuyến khích những cá nhân đạt thành tích cao trong học tập.
Đại đa số phụ huynh HS quan tâm tới các hoạt động giáo dục trong nhà trường, sẵn sàng hỗ trợ kinh phí cho các nhà trường để tổ chức các hoạt động có ý nghĩa cho học sinh.
2.5.2.2. Những hạn chế
Một bộ phận CBQL, GV trong các nhà trường chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng và sự cần thiết của HĐTNST.
Vẫn còn nhiều GV khi lên lớp chủ yếu quan tâm đến việc làm sao truyền thu hết nội dung kiến thức trong bài học mà ít quan tâm đến việc tổ chức các HĐTNST cho HS. Coi nhẹ việc hình thành thái độ, thói quen, kỹ năng cho HS.
Các hình thức tổ chức HĐTNST nhìn chung còn đơn điệu, chủ yếu là các bài giáo huấn mang năng tính lý thuyết chưa quan tâm đến việc thực hành và vận dụng vào thực tế.
Trong quản lý, việc phối hợp các lực lượng giáo dục giữa nhà trường với gia đình HS, các tổ chức và lực lượng ngoài xã hội trong tổ chức các HĐTNST còn yếu, chưa đồng bộ, thiếu nhất quán, mang nặng tính hành chính, kém hiệu lực.
Việc kiểm tra đánh giá không được tiến hành thường xuyên, việc khen thưởng, kỷ luật chưa đủ mạnh để động viên khuyến khích mọi lực lượng cùng tham gia.
2.5.2.3. Những nguyên nhân
Nguyên nhân của mặt mạnh: Có được những kết quả như vậy là do các trường tiểu học trên địa bàn huyện Thủy Nguyên đã được UBND huyện quan tâm đầu tư CSVC cho các nhà trường, 100% các trường tiểu học trong toàn huyện đều là nhà cao tầng kiến cố, 32/38 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
Hằng năm đều có kế hoạch cấp phát bổ sung các thiết bị đồ dùng phục vụ cho các hoạt động trong nhà trường.
Phòng GD&ĐT quan tâm chỉ đạo sát sao các hoạt động chuyên môn. Các kế hoạch trong năm học được xây dựng cụ thể và triển khai kịp thời. Tích cực kiểm tra tư vấn công tác chuyên môn, tổ chức nhiều các buổi chuyên đề cho giáo viên toàn huyện tham gia.
Nguyên nhân của những hạn chế: Năng lực tổ chức HĐTNST của GV còn hạn chế, một bộ phận GV còn lúng túng trong việc tổ chức các HĐTNST cho HS, nhất là thực hiện lồng ghép trong các tiết học, phương tiện dạy học chưa đáp ứng đầy đủ và mang tính khả thi.
Nhà trường chưa phát huy được vai trò chủ động trong việc hợp tác các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường, chưa xây dựng được kế hoạch phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội nên việc tổ chức HĐTNST cho HS của nhà trường và gia đình còn tách rời thiếu nội dung và biện pháp thống nhất.
Do nguồn tài chính còn hạn hẹp, nên CSVC phục vụ cho tổ chức HĐTNST mặc dù đã được UBND huyện Thủy Nguyên quan tâm, nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ, một số trường còn thiếu điều kiện để tổ chức HĐTNST.
2.5.2.4. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết
Tổng hợp từ những đánh giá về thực trạng công tác quản lý HĐTNST của hiệu trưởng các trường tiểu học và mức độ đáp ứng yêu cầu đổi mới, tác giả nhận thấy vấn đề cần nhà trường quan tâm giải quyết trong giai đoạn tới chính là chất lượng đội ngũ, phát huy vai trò của giáo viên, tăng cường bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL, GV mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu sẽ góp phần thuận lợi cho nhà trường quản lý các HĐTNST, cụ thể như sau :
+ Xây dựng chương trình đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ GV về tổ chức HĐTNST. Tổ chức các chuyên đề chuyên môn với tiết dạy minh họa có các HĐTNST.
+ Xây dựng cơ chế quản lý rõ ràng minh bạch để thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng, TCM, các bộ phận trong nhà trường, giáo viên trong việc tổ chức các HĐTNST.
+ Chú trọng tuyên truyền mục đích ý nghĩa của HĐTNST tới phụ huynh và các lực lượng khác trong xã hội để kêu gọi họ tham gia, ủng hộ tổ chức HĐTNST.
Tiểu kết chương 2
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác quản lý HĐTNST ở các trường tiểu học huyện Thủy Nguyên tác giả nhận thấy rằng: Công tác quản lý, tổ chức thực hiện HĐTNST của các trường tiểu học trên địa bàn huyện Thủy Nguyên đã đạt được một số kết quả nhất định. Việc lập kế hoạch hoạt động đã được quan tâm thực hiện với sự tham gia chủ yếu là các lực lượng giáo dục trong nhà trường. Các hình thức tổ chức HĐTNST thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được tổ chức với sự tham gia tích cực của HS. Nhưng trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch chưa huy động được đông đảo các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường cùng tham gia. Một bộ phận lực lượng tham gia chỉ đạo còn yếu về năng lực quản lý HĐTNST; trong kiểm tra đánh giá HĐTNST vẫn còn mang nặng yếu tố tình cảm.Trong quản lý HĐTNST cho HS ở các trường tiểu học huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh những khó khăn về điều kiện CSVC, nhận thức của các lực lượng giáo dục, về năng lực của đội ngũ CBQL, GV và thành phần chuyên trách thì tính chính thống về mục tiêu, nội dung, chương trình và hệ thống tiêu chí đánh giá dành cho HĐ TNST ở trường tiểu học cũng là một trong những yếu tố khách quan tác động không nhỏ đến việc triển khai các HĐTNST của các nhà trường.
Đây chính là những luận chứng cần thiết làm cơ sở để tác giả đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động TNST cho HS ở chương 3.
Chương 3