Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo của các trường tiểu học huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng
3.2.3. Biện pháp 3: Xây dựng lực lượng giáo dục tham gia tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh
a) Mục đích, ý nghĩa
- Nhằm huy động được các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường tham gia tổ chức các HĐTNST cho HS;
- Tạo được sự đồng thuận thông qua cơ chế phối hợp chặt chẽ thống nhất giữa các lực lượng giáo dục trong tổ chức các HĐTNST cho HS;
- Phát huy sức mạnh tập thể, tăng cường thêm các điều kiện cần thiết để tổ chức các HĐ TNST thuận lợi và hiệu quả.
b) Nội dung và cách thức thực hiện
- Xác định rõ trong các cuộc họp hội đồng về trách nhiệm tổ chức HĐTNST là của toàn thể hội đồng sư phạm nhà trường bao gồm đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường.
- Phân công thành viên trong BGH phụ trách triển khai HĐTNST; kiện toàn TCM; phân công GV chủ nhiệm và GV giảng dạy các môn chuyên; phân công tổng phụ trách đội dựa trên sự xem xét hợp lý năng lực, sở trường, điều kiện của GV và nguyên vọng của HS; giao trách nhiệm cụ thể cho từng GV trong thực hiện day học theo hướng tăng cường HĐTNST để phát triển năng lực cho HS, phối hợp tổ chức các HĐTNST cho HS ngoài giờ học.
- Mời CMHS tham gia xây dựng kế hoạch tổ chức các HĐTNST của trường, của lớp.Xác định rõ cơ chế phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong triển khai HĐTNST cho học sinh. Trên cơ sở xác định rõ trách nhiệm của từng lực lượng và cam kết trách nhiệm.Cụ thể là, đối với HĐTNST được tổ chức qua dạy học các môn học, giáo viên được phân công dạy lớp nào chịu trách nhiệm chính về việc soạn bài, tổ chức cho HS tham gia. Tổ trưởng chuyên môn và các GV trong tổ có trách nhiệm hỗ trợ giáo viên trong quá trình chuẩn bị và thực hiện; Đối với các HĐTNST tổ chức ngoài giờ học, nếu theo đơn vị lớp thì trách nhiệm chính là giáo viên chủ nhiệm, các GV khác hỗ trợ.
Các HĐTNST với qui mô khối lớp hoặc toàn trường, BGH phân công cụ thể cho từng hoạt động (có thể là tổng phụ trách, có thể là GV thể dục, GV nhạc...phụ trách tùy theo đặc thù của hoạt động đó, các lực lượng khác tham gia phối hợp, hỗ trợ tổ chức thực hiện hoạt động)
- Tổ chức các HĐTNST thông qua động ngoại khóa nhân dịp Tết trung thu, Tết cổ truyền như : “Phá cỗ đêm trăng”, “Chợ quê ngày tết” có hình ảnh chợ
Giá trên bến dưới thuyền thuộc xã Kênh Giang, “Tết cổ truyền quê em” có làng nghề gói bánh chưng thuộc xã Thủy Đường ... để làm tốt các hoạt động này rất cần sự tham gia của lực lượng phụ huynh.
- Tổ chức họp phụ huynh để thống nhất phối hợp với CMHS, xây dựng nề nếp học tập và cùng hỗ trợ học sinh giải quyết các bài tập ứng dụng.
- Xây dựng mối quan hệ với các nhà máy xí nghiệp trên địa bàn như : Nhà máy đóng tàu Nam Triệu, nhà máy đóng tàu Phà Rừng, công ty xi măng Chinfon, công ty xi măng Hải Phòng, khu công nghiệp VSIP Hải Phòng, Trung đoàn 238 thuộc sư đoàn 363 quân chủng Phòng không Không quân, Vùng 1- Bộ tư lệnh Hải Quân, Lữ đoàn 126 đặc công Hải Quân-Bộ Tư lệnh Hải quân ... làm cơ sở để học sinh tham quan, tìm hiểu về nghề nghiệp, công việc của ngay chính những người thân trong gia đình.
- Chú trọng việc bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức thực hiện HĐTNST cho đội ngũ giáo viên, nhân viên, các lực lượng giáo dục.Việc bồi dưỡng có thể thông qua các buổi tập huấn, mời báo cáo viên có chuyên môn và năng lực phù hợp giúp đỡ; bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn; phân công kèm cặp hỗ trợ trong công việc; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm cho GV....
c) Điều kiện thực hiện
- Hiệu trưởng phải nắm vững về đội ngũ của mình, hiểu rõ vai trò của từng lực lượng trong tổ chức các HĐTNST để huy động, phân công và sử dụng đúng.
- Xây dựng cơ chế phân công sử dụng và phối hợp lực lượng dân chủ, mọi người được tham gia cùng bàn về cơ chế phối hợp để thống nhất khi triển khai lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng tham gia tổ chức các HĐTNST.
- Trong các hoạt động, nhà trường phải đóng vai trò chủ động.