PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.3. Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện
Lập dự toán chi ngân sách là khâu đầu tiên của một chu trình ngân sách có vai trò quan trọng: giúp chính quyền cấp huyện đánh giá đúng khả năng và nhu cầu của địa phương, từ đó khai thác các ưu thế, thuận lợi, khắc phục khó khăn trở ngại trong khâu dự báo, dự đoán khả năng thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội trong năm;
giúp chính quyền chủ động trong điều hành chi ngân sách. Dự toán chi ngân sách là cơ sở để tổ chức thực hiện chi ngân sách. Dự toán chi ngân sách cũng là tiêu chí để đánh giá hiệu quả chấp hành ngân sách.
Vì vậy, để phát huy vai trò tích cực của kế hoạch ngân sách, trong thực tiễn khi lập dự toán ngân sách phải đáp ứng được các yêu cầu nhất định và dựa vào các căn cứ nhất định với những phương pháp và trình tự có tính khoa học và thực tiễn.
Yêu cầu, căn cứ về lập dự toán chi ngân sách nhà nước:
- Bảo đảm việc xây dựng dự toán chi NSNN dựa trên hệ thống các chế độ, chính sách và tiêu chuẩn định mức đúng dắn, ph hợp với thực tiễn và điều kiện kinh tế xã hội hiện tại.
- Bảo đảm việc xây dựng dự toán chi ngân sách tiến hành đúng với trình tự và thời gian qui định.
- Bảo đảm mỗi quan hệ giữa kế hoạch hiện vật và kế hoạch giá trị thông qua việc thiết lập dự toán chi của NSNN trong bối cảnh cung cầu và giá cả có sự biến động.
- Lập dự toán chi ngân sách phải dựa vào hệ thống các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức, và tình hình thực tiễn của đơn vị trong sử dụng ngân sách nhà nước.
Đây là căn cứ cụ thể đảm bảo việc lập dự toán có cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý.
- Ngoài ra, việc lập dự toán chi NSNN phải căn cứ vào kết quả phân tích việc thực hiện dự toán ngân sách trong thời gian qua, đây là căn cứ quan trọng bổ sung những kinh nghiệm cần thiết cho việc lập dự toán trong kỳ kế hoạch.
1.1.3.2. Chấp hành dự toán chi ngân sách
Chấp hành chi ngân sách là quá trình tổ chức thực hiện dự toán chi ngân sách được Hội đồng Nhân dân (HĐND) huyện phê chuẩn và được UBND huyện quyết định bao gồm: chi cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; chi thực hiện nhiệm vụ chi về đầu tư xây dựng cơ bản; nhiệm vụ quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể;
nhiệm vụ phát triển các sự nghiệp văn hoá, giáo dục... trên địa bàn huyện theo phân cấp quản lý kinh tế - xã hội.
Mục đích của việc chấp hành dự toán chi là đảm bảo đầy đủ, kịp thời nguồn kinh phí của ngân sách cho hoạt động của đơn vị đã được hoạch định trong năm kế hoạch. Thực chất của việc chấp hành dự toán chi là việc tổ chức sử dụng kinh phí sao cho tiết kiệm, đúng chế độ và đạt hiệu quả cao. Để đạt được mục đích đó thì việc điều hành dự toán chi cần phải thực hiện các yêu cầu và nội dung như sau:
- Thực hiện việc chi ngân sách trên cơ sở hệ thống các tiêu chuẩn, định mức của nhà nước qui định, nhằm đạt được yêu cầu này thì chủ tài khoản của đơn vị dự toán cần phải xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ trong đó rà soát bổ sung những định mức mới, xóa bỏ những định mức tiêu chuẩn cũ không còn hiệu lực pháp luật và được thông qua toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan.
- Bảo đảm việc chi ngân sách theo đúng kế hoạch đã được phê duyệt.
- Triệt để thực hiện nguyên tắc thanh toán trực tiếp, nghĩa là mọi khoản kinh phí chi trả từ ngân sách phải do KBNN trực tiếp kiểm soát và thanh toán. Nguyên
tắc này phải được áp áp dụng triệt để trong lĩnh vực mua sắm, sửa chữa tài sản công, công cụ, dụng cụ văn phòng, văn phòng phẩm… và xây dựng cơ bản có sử dụng NSNN.
Việc chấp hành dự toán chi đảm bảo đúng nguyên tắc các nhiệm vụ chi phải được bố trí trong dự toán ngân sách năm, chi đúng tiểu chuẩn chi, định mức, chế độ theo quy định của pháp luật và được chủ tài khoản quyết định chi.
1.1.3.3. Quyết toán chi ngân sách
Thông qua quyết toán ngân sách nhà nước người quản lý thấy toàn cảnh bức tranh hoạt động của đơn vị trong thời gian qua, hình dung được hoạt động chi NSNN với tư cách là công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước, từ đó rút ra được kinh nghiệm cần thiết trong việc điều hành NSNN. Do đó, yêu cầu của quyết toán ngân sách nhà nước làm đảm bảo tính chính xác, trung thực và kịp thời. Để đảm bảo được yêu cầu này thì thủ trưởng đơn vị cần tập trung chỉ đạo cải tiến, hoàn thiện các công việc sau đây:
- Soát, xét toàn bộ chế độ hiện hành về kế toán và quyết toán ngân sách, đảm bảo cho quyết toán nhanh, gọn, chính xác, trung thực.
- Đổi mới quá trình tạo lập, báo cáo, phê duyệt quyết toán của đơn vị mình và đơn vị trực thuộc theo hướng tăng cường trách nhiệm của các đơn vị trực tiếp thụ hưởng ngân sách nhà nước, gắn vai trò trách nhiệm của người chủ tài khoản, kế toán trưởng đơn vị đảm bảo số liệu quyết toán trung thực, chính xác thực thu, thực chi theo đúng qui định của mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
- UBND huyện có trách nhiệm báo cáo quyết toán ngân sách huyện trước HĐND huyện và công khai quyết toán ngân sách huyện hàng năm theo Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg, ngày 16/11/2004 của Thủ tướng chính phủ và Thông tư số 343/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện công khai ngân sách Nhà nước đối với các cấp ngân sách. UBND huyện giao cho các phòng ban chuyên môn của huyện như Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện có trách nhiệm thực hiện công tác hạch toán kế toán và quyết toán chi ngân sách huyện theo mục lục ngân sách và chế độ kế toán ngân sách hiện hành. Thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách hết 31 tháng 1 năm sau.
1.1.3.4. Kiểm tra và đánh giá
Kiểm tra công tác lập và chấp hành dự toán chi: những căn cứ xây dựng dự toán chi; việc tuân thủ trình tự, thủ tục lập, thẩm tra và phê duyệt dự toán; sự hợp lý trong các chỉ tiêu dự toán chi ngân sách.
Công tác quản lý, điều hành dự toán: việc tổ chức điều hành kế hoạch, tiến độ thực hiện chi; việc đề ra và tổ chức thực hiện các giải pháp, biện pháp trong quản lý chi, điều chỉnh dự toán chi; việc thực hiện các chỉ đạo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về chi ngân sách.
Công tác quản lý các khoản chi ngân sách ở địa phương do Sở Tài chính trực thuộc tỉnh, Phòng Tài chính - Kế hoạch trực thuộc huyện trực tiếp quản lý: chi sự nghiệp, chi thường xuyên, chi chuyển nguồn năm trước, chi bổ sung các nhiệm vụ phát sinh… Đánh giá bước đầu về tính đúng đắn, trung thực của báo cáo chi ngân sách nhà nước, việc thực hiện tỷ lệ điều tiết giữa các cấp ngân sách.
Công tác kế toán và quyết toán: việc tổ chức công tác kế toán, công tác tổng hợp, lập và phê duyệt báo cáo quyết toán chi ngân sách. Kiểm tra, đánh giá tính đúng đắn, trung thực của số liệu kế toán.