Bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Lục Ngạn

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG (Trang 38 - 44)

PHẦN 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG

2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA HUYỆN LỤC NGẠN

2.2.1. Bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Lục Ngạn

Phân cấp quản lý NSNN trên địa bàn huyện được tổ chức theo cả chiều ngang và chiều dọc. Bộ máy tổ chức quản lý theo chiều dọc thực hiện sự quản lý từ cơ quan cấp tỉnh tới các cơ quan cấp huyện và xã, cụ thể như Ban tài chính xã chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn của Phòng Tài chính huyện, Phòng Tài chính huyện chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn của Sở Tài chính tỉnh. Trên thực tế bộ máy tổ chức quản lý theo chiều dọc được thực hiện theo nội dung của phân cấp quản lý NSNN các cấp được quy định tại luật NSNN. Theo đó, tại tỉnh có Sở Tài chính trực thuộc UBND tỉnh, tại huyện có Phòng Tài chính trực thuộc UBND huyện, tại xã có Ban Tài chính

thuộc UBND xã.

Bộ máy trong lĩnh vực quản lý ngân sách nhà nước của huyện gồm: UBND huyện, phòng Tài chính - Kế hoạch, Chi cục Thuế, Kho bạc Nhà nước.

Trong đó UBND huyện là chủ tài khoản; Phòng Tài chính - Kế hoạch là cơ quan trực thuộc UBND huyện quản lý chính về ngân sách cấp huyện;

Chi cục Thuế và Kho bạc Nhà nước huyện là cơ quan chịu sự chỉ đạo của ngành dọc Cục thuế tỉnh và KBNN tỉnh và UBND huyện, có nhiệm vụ thu ngân sách và chi ngân sách thực hiện nhiệm vụ của tỉnh và của huyện.

Hình 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện

Nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị trong quản lý NSNN trên địa bàn huyện Lục Ngạn như sau:

- Hội đồng Nhân dân các cấp: Quyết định dự toán thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; quyết định các chủ trương, biện pháp triển khai thực hiện ngân sách địa phương; điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết; giám sát việc thực hiện ngân sách đã được HĐND quyết định.

Quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách ở địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

Quyết định thu phí, lệ phí và các khoản đóng góp của nhân dân và mức huy động vốn theo quy định của pháp luật.

- UBND các cấp: Lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương, phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp

mình; quyết toán ngân sách địa phương; lập dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết trình HĐND c ng cấp quyết định và báo cáo UBND, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp (đối với UBND cấp huyện và UBND cấp xã).

Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương; hướng dẫn, kiểm tra UBND cấp dưới xây dựng và thực hiện ngân sách và kiểm tra nghị quyết của HĐND cấp dưới về thực hiện ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật.

- Sở Tài chính tỉnh: Lập dự toán thu, chi NSNN trên địa bàn; lập dự toán thu, chi ngân sách địa phương, lập phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh, báo cáo UBND tỉnh để trình HĐND tỉnh quyết định.

Báo cáo UBND tỉnh xem xét để trình HĐND tỉnh quyết định dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết, đề xuất các phương án cân đối ngân sách và các biện pháp cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ thu, chi ngân sách, thực hành tiết kiệm, chống tham ô lãng phí.

Thẩm định quyết toán thu NSNN phát sinh trên địa bàn huyện, quyết toán thu, chi ngân sách huyện, thẩm định và thông báo quyết toán đối với các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp và các tổ chức khác có sử dụng ngân sách tỉnh và chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định.

- Cơ quan Thuế: Cơ quan Thuế có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Cơ quan Thuế thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý thuế, các Luật thuế, các quy định của pháp luật có liên quan.

- Kho bạc Nhà nước: KBNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quỹ NSNN; các quỹ Tài chính Nhà nước và các quỹ khác được Nhà nước giao theo quy định của pháp luật; thực hiện huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển. Hoạt động của KBNN mang tính chất vừa là cơ quan công quyền, vừa hướng tới các dịch vụ phục vụ các nhu cầu giao dịch của các cơ quan đơn vị và nhân dân đối với NSNN.

Đối với hoạt động quản lý thu NSNN, KBNN thực hiện nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan chức năng trong tuản lý thu NSNN, tập trung các khoản thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, hạch toán, kế toán các khoản thu cho các cấp ngân sách.

- Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện là cơ quan chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của UBND huyện và chịu sự chỉ đạo chuyên môn thuộc hai sở là Sở Tài chính và sở Kế hoạch Đầu tư. Giúp UBND huyện thực hiện quản lý nhà nước về các lĩnh vực: tài chính ngân sách, tài sản công,

kế hoạch kinh tế - xã hội, đầu tư xây dựng cơ bản, cấp phép đăng ký kinh doanh, quản lý quỹ công, thống nhất và phát triển kinh tế hợp tác trên địa bàn huyện theo luật và phân cấp quản lý của Nhà nước.

Hình 2.2: Hệ thống tổ chức phòng TC-KH huyện Lục Ngạn

Chủ động phối kết hợp với các ngành chức năng xây dựng quy hoạch, kế hoạch kinh tế - xã hội và kế hoạch thu ngân sách trên địa bàn huyện, xây dựng và tổng hợp dự toán chi ngân sách về tiền lương, hoạt động, mua sắm,… và kế hoạch đầu tư xây dựng.

Trực tiếp tổ chức, quản lý thông báo hạn mức chi cho bộ máy theo đúng quy định của luật ngân sách, thực hiện các biểu mẫu báo cáo quyết toán theo định kỳ tháng, quý, năm và các báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cấp trên, tổ chức sắp xếp bảo quản, lưu trữ hồ sơ, chứng từ, sổ sách theo quy định về chế độ lưu trữ hồ sơ.

Trực tiếp quản lý thu sự nghiệp, thu phí lệ phí và thu khác ngân sách, tổ chức tốt việc quản lý, cấp phát và thanh toán biên lai, ấn chỉ, thu nộp kịp thời vào NSNN.

Giúp UBND huyện quản lý và điều hành ngân sách xã một cách chặt chẽ từ khâu lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách theo đúng luật NSNN.

Tiến hành kiểm kê, đánh giá tài sản cố định và công cụ ở cơ quan hành chính sự nghiệp theo định kỳ, quản lý tình hình tăng giảm tài sản, tham mưu UBND huyện điều động, thanh lý tài sản và công cụ. Giúp UBND huyện quản lý, phân bổ vốn đầu tư xây dựng, quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, quản lý vốn đầu tư trong nước và ngoài nước (nếu có), kiểm tra đôn đốc việc quản lý và sử dụng vốn của các

cơ quan đơn vị, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.

Giúp UBND huyện quản lý đăng ký kinh doanh theo đúng Luật doanh nghiệp và Luật hợp tác xã.

Phối kết hợp c ng các ngành có liên quan thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật NSNN, Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã, Luật xây dựng, Luật đấu thầu và các văn bản dưới luật đúng theo các quy định; đồng thời đề nghị UBND huyện xử lý nghiêm các hành vi, vi phạm luật và các văn bản vi phạm pháp luật có liên quan đến tài chính ngân sách và đầu tư xây dựng cơ bản.

Thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, đột xuất theo sự phân công của UBND huyện.

2.2.1.1. Phân cấp quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Lục Ngạn Bên cạnh những chức năng, nhiệm vụ được quy định cụ thể đối với phòng Tài chính - Kế hoạch trong công tác quản lý ngân sách nhà nước nói chung, và công tác quản lý chi ngân sách nói riêng thì còn có các cơ quan, đơn vị Quản lý, thực hiện chi ngân sách ở huyện.

Hình 2.3: Sơ đồ hệ thống chi ngân sách huyện Lục Ngạn Phòng Tài chính –

Kế hoạch

phòng giáo dục

và đào tạo

Các đơn vị trung ương đóng trên

địa bàn 7 đơn vị

sự nghiệp

Văn phòng huyện ủy

và 4 ban của Đảng

5 tổ chức chính trị xã hội (cơ quan

đoàn thể )

3 Hội xã hội 12

phòng quản lý

nhà nước

Các đơn vị Tỉnh

đóng trên địa

bàn

32 Trường

THCS

Kho bạc Nhà nước

34 Trường

Tiểu học

35 Trường

mầm non

30 xã, thị trấn

Sở Kế hoạch đầu tƣ

Bắc Giang

UBND huyện

Lục Ngạn

Sở Tài chính Bắc Giang

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)