PHẦN 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG
2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA HUYỆN LỤC NGẠN
2.2.2. Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Lục Ngạn
a. Tổ chức hệ thống dự toán chi ngân sách nhà nước
Dự toán chi ngân sách được phân bổ từ đầu năm, chi tiết theo từng lĩnh vực và định mức phân bổ theo Quyết định của UBND tỉnh Bắc Giang. Để công tác quản lý ngân sách được tốt, chính quyền huyện Lục Ngạn đã chỉ đạo Phòng Tài chính – Kế hoạch làm tốt công tác lập dự toán ngân sách địa phương, đây là cơ sở để xây dựng dự toán thực hiện trên cơ sở thảo luận trực tiếp với đơn vị nên đã đảm bảo sát với thực tế và tính hợp lý của dự toán, quán triệt việc tiết kiệm các khoản chi thường xuyên, ưu tiên cho chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo, chi sự nghiệp y tế, chi sự nghiệp kinh tế, chi đảm bảo xã hội… Tích cực giảm chi hành chính, hạn chế mua sắm, hội họp, văn phòng phẩm, mua sắm tài sản khi chưa cần thiết.
Hiện tại các đơn vị dự toán trong toàn huyện, khi lập dự toán đều trích 10%
tiết kiệm chi thường xuyên, các chương trình mục tiêu quốc gia của đơn vị. Đây là một chủ trương đúng đắn và đang phát huy hiệu quả trong thực tế bởi trong tổng chi ngân sách huyện thì chi thường xuyên luôn là khoản chi lớn nhất chiếm khoảng 80%. Qua đó, bắt buộc các đơn vị sử dụng ngân sách phải thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong quản lý chi NSNN.
b. Phương pháp và trình tự lập kế hoạch dự toán chi
Dự toán chi ngân sách Nhà nước ở huyện được lập theo nguyên tắc tổng hợp từ dưới lên trên căn cứ vào hướng dẫn lập dự toán và định mức phân bổ dự toán (áp dụng cho từng giai đoạn, từng cấp ngân sách của UBND tỉnh và hướng dẫn xây dựng dự toán của sở Tài chính, Sở kế hoạch Đầu tư và các sở, ngành liên quan).
Cấp ngân sách cuối c ng, các đơn vị dự toán và các bộ phận sử dụng kinh phí lập dự toán áp theo định mức và căn cứ tình hình thực tế, tính đặc th của từng ngành, từng đơn vị để xây dựng dự toán kinh phí của đơn vị mình và gửi về cơ quan có thẩm quyền (Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện) để hình thành lên dự toán ngân sách huyện (gồm ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã). Huyện thẩm định, tổ chức hội nghị duyệt dự toán với các đơn vị dự toán và ngân sách cấp xã, tổng hợp, thuyết minh dự toán thành dự toán chi ngân sách huyện gửi lên Sở Tài chính tỉnh.
Cứ như vậy, tỉnh lại gửi lên trung ương. Trung ương tập hợp thành dự toán ngân sách địa phương và các bộ ngành trực thuộc Trung ương để thành lên dự toán ngân sách Nhà nước.
2.2.2.2. Thực hiện (chấp hành) dự toán chi
Chi ngân sách cấp huyện hàng năm gồm có chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển, chi bổ sung ngân sách cấp dưới. Các cơ quan quản lý, kiểm soát chi cấp huyện là: Phòng Tài chính – Kế hoạch, KBNN huyện.
Vào tháng 12 của năm trước, UBND huyện xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nước cho năm sau, trình UBND tỉnh thông qua, ra nghị quyết, sau đó UBND huyện ban hành quyết định phân bổ ngân sách cho từng đơn vị để triển khai thực hiện.
Quản lý chi đầu tư phát triển
Hằng năm, Phòng Tài chính – Kế hoạch, Phòng Kinh tế, tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển (thường là vào tháng 7 năm trước, để chi cho năm sau), trình Ban Thường vụ Huyện ủy xem xét cho ý kiến, về danh mục công trình, về nguồn vốn đầu tư,... Căn cứ vào sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy, UBND huyện chỉ đạo cho các ngành, các đơn vị thuộc huyện, có danh mục làm chủ đầu tư tiến hành hợp đồng đơn vị tư vấn, khảo sát thiết kế lập dự toán công trình, thẩm định và trình UBND huyện phê duyệt, gồm có: công trình vốn tập trung của tỉnh, vốn tỉnh phân cấp cho huyện hằng năm, vốn từ nguồn tăng thu của huyện, vốn thuộc chương trình mục tiêu phân cấp cho huyện quản lý.
Tất cả đều được phê duyệt trước tháng 11 để ghi kế hoạch cho năm sau. Hồ sơ phê duyệt xong gửi về Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh kiểm tra, trình huyện phê duyệt danh mục công trình, thì mới được đưa vào kế hoạch thực hiện.
Cuối tháng 12 năm trước, sau khi nhận kế hoạch tỉnh giao, UBND huyện triển khai cho các ngành phân khai nguồn vốn, danh mục, địa bàn đầu tư trình UBND huyện ra nghị quyết để làm cơ sở thực hiện. Sau khi có Nghị quyết HĐND huyện, Quyết định của UBND tỉnh, UBND huyện ban hành quyết định giao kế hoạch cho các đơn vị làm chủ đầu tư, để thực hiện. Kế hoạch được gửi cho Phòng Tài chính – Kế hoạch để làm cơ sở kiểm tra, thông báo kế hoạch vốn, gửi KBNN để thanh toán vốn cho công trình.
Việc cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc NSNN cho các dự án đủ điều kiện được thống nhất: cấp tạm ứng, cấp phát, thanh toán khi đã hoàn thành công việc. Quyết toán vốn đầu tư ngay sau khi công trình thành bàn giao khai thác đưa vào sử dụng.
Trong việc quản lý cấp phát, thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản huyện cũng ra một qui trình hết sức cụ thể bao gồm: lập, thông báo vốn đầu tư xây dựng
cơ bản hằng năm, thông báo kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản hằng năm, thông báo kế hoạch thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hằng năm, cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản, quyết toán vốn đầu tư.
Quản lý chi thường xuyên
Các đơn vị sử dụng ngân sách của huyện xây dựng dự toán chi hằng năm từ tháng 9 năm trước, Phòng Tài chính – Kế hoạch tổng hợp tham mưu cho UBND huyện trình UBND tỉnh, định mức phân bổ dự toán ổn định ít nhất là 3 năm, phân bổ dự toán chi cho từng đơn vị quản lý nhà nước và đơn vị sự nghiệp. Sau khi có Nghị quyết của HĐND tỉnh, Quyết định UBND tỉnh, UBND huyện ban hành quyết định giao kinh phí cho các đơn vị thụ hưởng ngân sách, yêu cầu các đơn vị xây dựng dự toán chi theo tháng, quý, cả năm xong gửi KBNN, phòng Tài chính – Kế hoạch huyện theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn chi theo đúng qui định của Nhà nước.
Chi thường xuyên được tiến hành theo hình thức khoán biên chế, khoán chi hành chính theo Nghị định số 117/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính dổi với cơ quan Nhà nước, yêu cầu các đơn vị hành chính công khai ngân sách các cấp hàng năm.
Chi bổ sung ngân sách cấp dưới
Hằng năm, huyện phải tính toán cân đối ngân sách bổ sung cho cấp xã, thị trấn, sau khi tính toán các khoản mà ngân sách xã, thị trấn được hưởng, căn cứ vào mức tổng chi ngân sách xã, thị trấn, phần còn thiếu thì ngân sách huyện cấp bổ sung mới đảm bảo chi thường xuyên, ngoài ra còn phải bổ sung chi có mục tiêu do xã, thị trấn quản lý. Mức bổ sung cho các xã, thị trấn đều chiếm gần 90%.
ĐVT Triệu đồng
TT Nội dung Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 Tổng cộng
Tỉ trọng nguồn chi trung bình
các năm (%)
TỔNG CỘNG 1.352.606 1.394.298 1.442.346 4.189.250 100
1 Chi đầu tƣ phát triển 239.368 271.188 301.524 812.080 19,38
1.1 Chi đầu t XDCB từ thu tiền sử dụng đất 191.513 211.058 242.532 645.103 79,44
1.2 Chi đầu t XDCB (cơ sở hạ tầng) 42.070 50.074 49.934 142.078 17,5
1.3 Chi đầu t XDCB từ chuyển nguồn 5.785 10.056 9.058 24.899 3,06
2 Chi thường xuyên 722.865 741.923 820.186 2.284.974 54,54
2.1 Chi qu c phòng 4.962 3.775 3.621 12.358 0,54
2.2 Chi an ninh 3.487 2.066 4.079 9.632 0,42
2.3 Chi sự nghiệp giáo dục 522.098 571.566 641.011 1.734.675 75,92
2.4 Chi sự nghiệp đào tạo 921 1.543 1.922 4.386 0,2
2.5 Chi sự nghiệp y t , dân s và gia đình 25.830 4.569 5.067 35.466 1,55
2.6 Chi sự nghiệp môi tr ờng 4.453 7.955 8.694 21.102 0,92
2.7 Chi sự nghiệp văn hóa, thông tin 3.338 4.147 4.009 11.494 0,5
2.8 Chi sựnghiệp truyền thanh, truyền hình 2.042 1.961 2.566 6.569 0,29
2.9 Chi sự nghiệp thể dục thể thao 1.164 1.404 1.547 4.115 0,18
2.10 Chi đ m b o xã hội 49.971 64.582 56.743 171.296 7,5
2.11 Chi hoạt động kinh t 62.050 36.082 46.896 145.028 6,35
2.12 Chi qu n l hành chính 40.185 40.059 41.053 121.297 5,31
2.13 Chi khác 2.364 2.214 2.978 7.556 0,33
3 Chi chuyển nguồn 68.348 152.215 99.365 319.928 7,63
4 Chi chương trình mục tiêu 31.931 3.871 11.013 46.815 1,12
5 Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới 288.533 206.146 198.635 693.314 16,55
6 Chi nộp ngân sách cấp trên 1.561 18.955 7.623 28139 0,78
Nguồn Phòng Tài chính – K hoạch huyện Lục Ngạn
a. Tình hình chấp hành ngân sách chi đầu tư phát triển
Nguồn vốn ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ bản của huyện tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng; quy hoạch chung điều chỉnh và mở rộng thị trấn Chũ; đề án nâng cấp và mở rộng thị trấn Chũ lên thành thị xã Chũ; quy hoạch khu di tích ch a Am Vãi; đầu tư các công trình trường học; công trình phục vụ an sinh xã hội (nhà văn hóa thôn khu phố, trạm y tế, bãi rác thải đô thị huyện...); các công trình cần thiết để kích thích và tạo điều kiện cho phát triển kinh tế như cải tạo, nâng cấp trục đường giao thông nông thôn, cứng hóa kênh mương nội đồng...
Nhìn chung việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư phát triển của huyện Lục Ngạn cơ bản đảm bảo được yêu cầu về trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản hiện hành, tuy nhiên một số hạng mục công trình khi triển khai còn vướng mắc về cấp phát và thanh toán. Chẳng hạn như mức độ đáp ứng vốn NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản chưa tốt; trình tự thủ tục chưa ph hợp với yêu cầu cải cách hành chính; sự phối hợp giữa các cơ quan trong quản lý thực hiện chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản còn chưa chặt chẽ. Những tồn tại trên là do những nguyên nhân sau:
- Các thủ tục trong thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản còn phức tạp, dẫn đến việc giải ngân thường dồn vào cuối năm, nên công tác lập, tổng hợp quyết toán hàng năm chưa kịp thời.
- Công tác nghiệm thu hồ sơ, thẩm định khối lượng hoàn thành, thông báo hạn mức kinh phí được thanh toán kinh phí xây dựng cơ bản còn chưa kịp thời (nhất là trong duyệt quyết toán kinh phí, sửa chữa lớn, xây dựng bằng nguồn vốn hành chính sự nghiệp).
- Về thẩm quyền quyết định đầu tư: mặc d đã có nhiều văn bản quy định về phân công, phân cấp đầu tư nhưng ở nhiều nơi còn xảy ra tình trạng ra quyết định sai thẩm quyền, hiện tượng này xảy ra ở một số dự án.
- Việc bố trí vốn NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản ở một số dự án, công trình còn chưa trọng tâm, dàn trải gây căng thẳng, trì trệ trong thực hiện chi do tổng nhu cầu lớn hơn khả năng đáp ứng.
- Trong thanh toán, quyết toán công trình biểu hiện không chỉ ở công nợ nhiều mà còn có cả những trường hợp tạm ứng sai, thanh toán thiếu căn cứ hợp pháp.
Nhiều cuộc thanh tra phát hiện sai trái đã truy thu, thu hồi ngân sách, công quỹ số tiền khá lớn.
b. Tình hình chấp hành ngân sách chi thường xuyên
Chi thường xuyên chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng chi NSNN của huyện
trong 3 năm từ 2021-2023 là: 2.284.974 triệu đồng, chiếm tỉ trọng trung bình 54,54% trong chi cân đối ngân sách cấp huyện để thực hiện những nhiệm vụ thường xuyên của ngân sách cấp huyện tại huyện Lục Ngạn như phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, phục vụ hoạt động của bộ máy Nhà nước, Đảng, Mặt trận tổ quốc và các Đoàn thể chính trị - xã hội.
Các khoản chi quản lý hành chính đều phải thực hiện theo các tiêu chuẩn định mức theo quy chế chi tiêu nội bộ đơn vị xây dựng, các quy định của Nhà nước như: Nghị quyết số 15/2019/NQ-HĐND của HĐND tỉnh ngày 11/07/2019 Về việc quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài và khách trong nước làm việc tại tỉnh Bắc Giang; Nghị quyết số 33/2017/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 của HĐND tỉnh về việc quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị đối với các cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Bắc Giang.
Tuy nhiên, với định mức được phân bổ, huyện đã chi tiêu hết sức tiết kiệm song do tính chất, nhiệm vụ của địa phương nên trong quá trình điều hành chi tiêu vẫn không tránh khỏi vượt chi và phải bổ sung dự toán trong năm cho các đơn vị sử dụng NSNN.
Ngoài ra, huyện quan tâm đầu tư nguồn lực vào chi sự nghiệp đào tạo dạy nghề, chi đào tạo sự nghiệp thể dục thể thao, sự nghiệp khoa học...
Nhìn chung, chi thường xuyên của huyện đảm bảo chi đúng nguồn, cơ cấu chi thường xuyên tương đối hợp lý, ph hợp với mục tiêu phát triển của huyện:
giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, chi quản lý hành chính là khoản chi còn nhiều vướng mắc trong công tác quản lý, vì nó liên quan đến biên chế, định mức phân bổ, v ng, địa phương. Định mức ngân sách cấp bình quân cho một biên chế còn thấp thể hiện nhiều bất cập không ph hợp với sự phát triển đi lên của đất nước. Bên cạnh đó, các định mức chi cho công tác này còn thấp, chậm được điều chỉnh so với thực tế trượt giá nên trong quá trình điều hành chi tiêu liên tục vượt chi khá lớn so với kế hoạch và phải bổ sung dự toán trong năm cho các đơn vị, mặc d có đơn vị sử dụng đã chi tiêu hết sức tiết kiệm.
Hàng năm việc chấp hành dự toán ở huyện Lục Ngạn được thực hiện theo sự chỉ đạo chung của sở Tài chính, Bộ Tài chính, các biện pháp, trình tự theo đúng luật ngân sách nhà nước đã quy định. Việc thực hiện dự toán chi ngân sách huyện theo giai đoạn ngân sách và hàng năm căn cứ vào nhiệm vụ kế họach phát triển kinh tế xã hội chung của huyện, nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc phòng, dựa vào chính
sách, chế độ chi tiêu của Nhà nước, dựa vào khả năng nguồn thu ngân sách từng thời kỳ.
Công tác kế toán, quyết toán ngân sách quý đã có nhiều tiến bộ và có đổi mới áp dụng theo chương trình chuẩn quốc tế Tabmis được kết nối và quản lý đồng bộ giữa cơ quan điều hành, cơ quan thu và đơn vị sử dụng ngân sách tại Bộ Tài chính và được quản lý theo dõi hàng ngày và khoá sổ vào cuối ngày phản ánh kịp thời được số thu, số chi trong ngày của từng cấp ngân sách và của từng đơn vị sử dụng ngân sách theo đúng nguồn chi, nhiệm vụ chi, số được chi... Chương trình Tabmis cho phép khai thác đầy đủ các loại báo cáo kế toán, sổ sách kế toán theo quy định phản ánh trung thực, khách quan, chính xác theo đúng mục lục ngân sách nhà nước quy định. Qua đó kiểm tra phát hiện trường hợp có dấu hiệu vi phạm nguyên tắc tài chính, việc chấp hành dự toán chi ngân sách, thu hồi các khoản chi không đúng chế độ, chi vượt định mức như tiền đàm thoại, tiền điện thắp sáng, mua sắm vượt tiêu chuẩn, định mức quy định...
Tuy nhiên trong thực hiện dự toán ngân sách nhiều khi còn chưa chủ động, chưa phản ánh đúng tình hình thực tế, chưa thấy hết được các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của ngành, của lĩnh vực và các cấp chính quyền.
Chi quản lý hành chính hàng quý đều chi vượt định mức được giao trên một biên chế; việc chấp hành dự toán NSNN đến quyết toán NSNN chưa được thực hiện nghiêm túc, không đảm bảo về thời gian, chưa chính xác về số liệu, nên việc cấp phát và kiểm soát chi tiêu của các cơ quan Tài chính gặp khó khăn.
2.2.2.3. Quyết toán chi ngân sách nhà nước cấp huyện
Công tác quyết toán ngân sách huyện thực hiện theo quy định của Luật NSNN, các văn bản quy định của Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn của Sở Tài chính tỉnh. Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện là cơ quan tham mưu cho UBND huyện trong công tác thẩm tra quyết toán đối với ngân sách cấp xã, các đơn vị dự toán và các tổ chức xã hội được ngân sách huyện hỗ trợ; tổng hợp ngân sách địa phương gửi Sở Tài chính thẩm tra và trình HĐND huyện phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương.
Qua công tác thẩm tra quyết toán ngân sách đã phát hiện, ngăn chặn các sai phạm trong việc quản lý, sử dụng ngân sách, xử lý thu hồi, xuất toán, giảm chi các khoản chi sai chế độ quy định.
Trong giai đoạn 2021-2023 tình hình thu, chi ngân sách huyện được cân đối qua bảng số liệu sau: