ĐỀ XUẤT TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG (Trang 65 - 69)

PHẦN 3: ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ TRONG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG

3.1. ĐỀ XUẤT TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 Thuận lợi

Trong những năm qua, huyện Lục Ngan đang dần phát triển kinh tế ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường, nhiều công trình, dự án được đầu tư xây dựng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.

Huyện đang từng bước áp dụng khoa học công nghệ vào phát triển nông nghiệp, đặc biệt là phát triển cây ăn quả. Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện thu nhập cho người dân.

Sự phối kết hợp giữa các cấp chính quyển, cơ quan, đơn vị ngày càng chặt chẽ và hiệu quả hơn từ khâu xây dựng dự toán, tổ chức thu và kiểm soát các khoản thu, chi ngân sách.

Huyện cũng đã xây dựng được định hướng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 5 năm. Chú trọng chi đầu tư phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phát triển nông nghiệp nông thôn trong đó chú ý thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia như: xây dựng nông thôn mới, chương trình kiên cố hóa kênh mương, làm đường giao thông nông thôn,…

Công tác đào tạo cán bộ cũng đang dần được quan tâm, chú trọng. Giúp nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ.

 Khó khăn

Việc hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Lục Ngạn vẫn còn vướng phải một số khó khăn như sau:

Thứ nhất, mặc d kinh tế của huyện đã dần ổn định nhưng nguồn thu ngân sách vẫn chưa cao, dẫn đến thu không đủ chi. Phân bổ ngân sách giữa chi thường xuyên và chi đầu tư xây dựng cơ bản còn chưa hợp lý.

Thứ hai, bộ máy quản lý nhà nước của huyện còn cồng kềnh, biên chế thường xuyên tăng; chức năng nhiệm vụ ở một số đơn vị còn tr ng chéo, không rõ trách nhiệm; tuy đã được quan tâm đào tạo nhưng năng lực đội ngũ cán bộ của huyện vẫn còn hạn chế. Nhiều cán bộ vẫn còn kém trong việc cập nhật các văn bản pháp luật và áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình làm việc.

Thứ ba, việc lập và phân bổ dự toán ở một số đơn vị vẫn còn chưa sát với thực tế phát triển, dự toán thu chưa bao quát được hết nguồn thu nên phần nào ảnh

hưởng tới công tác cân đối ngân sách để thực hiện nhiệm vụ chi. Các kế hoạch phát triển của các phòng ban, xã, thị trấn chưa gắn chặt với nguồn lực có thể huy động được. Do đó việc xây dựng, phân bổ dự toán NSNN còn mang lại hiệu quả thấp.

Cuối c ng là công tác kiểm tra, giám sát vẫn còn nhiều thiếu sót, chưa thực sự minh bạch trong quá trình kiểm tra. Việc ra quyết định xử phạt vẫn chưa triệt để, còn mang tính hình thức, nhắc nhở là chủ yếu.

3.1.2. Phân công trách nhiệm thực hiện

Để thực hiện hiệu quả định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới huyện Lục Ngạn cần xây dựng hệ thống các chỉ tiêu định mức về phân bổ dự toán; hướng dẫn cho những đơn vị sử dụng ngân sách có thể tự quyết định trong chi tiêu giúp cho việc sử dụng ngân sách đạt hiệu quả. Công tác lập dự toán phải bám sát, ph hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. Việc phân bổ, lập dự toán tại huyện Lục Ngạn còn chủ yếu dựa theo các khoản mục đầu vào vì thế để khắc phục các hạn chế trong công tác lập dự toán cần hướng tới việc lập dự toán theo kết quả đầu ra. Trong công tác thực hiện dự toán chi ngân sách cấp huyện, các khoản chi thường xuyên và chi đầu tư xây dựng cơ bản cần đảm bảo thực hiện đúng theo các Nghị định, Thông tư hướng dẫn như: Thông tư 17/2024/TT-BTC ngày 14/03/2024, Thông tư số 328/2016/TT-BTC, Thông tư 72/2021/TT-BTC và Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 của Bộ Tài chính. Các cơ quan thực hiện cần phối hợp chặt chẽ với nhau tránh chồng chéo nhiệm vụ. Cần kiên quyết xử lý các vi phạm phát sinh để răn đe cho các đơn vị khác.

Đồng thời, cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ cũng như phẩm chất đạo đức cho cán bộ, công chức, viên chức về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế và thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Cụ thể phân công trách nhiệm đến từng cơ quan, phòng ban như sau:

a, UBND huyện Lục Ngạn:

Dựa trên các văn bản pháp luật, quy định, thông tư hướng dẫn trong việc quản lý và xây dựng dự toán ngân sách nhà nước, UBND huyện chịu trách nhiệm chính trong việc lập dự toán thu, chi ngân sách, phương án phân bổ dự toán ngân sách; quyết toán ngân địa phương, lập dự toán ngân sách theo đúng mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của huyện. Chỉ đạo các phòng ban, đơn vị liên quan phối hợp trong việc lập và phân bổ dự toán đảm bảo cho ngân sách được sử dụng đúng mục đích. Kiểm tra, giám sát, hướng dẫn UBND cấp dưới, các cơ quan đơn vị xây dựng và thực hiện ngân sách địa phương theo đúng quy định.

Để đảm bảo các công việc được thực hiện mang lại hiệu quả quản lý cao UBND huyện Lục Ngạn cần có các giải pháp như:

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tại các đơn vị sử dụng ngân sách để phát hiện và xử lý các sai phạm, lãng phí. Đảm bảo các quy định về quản lý ngân sách được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ. Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch cho từng cuộc thanh tra, kiểm tra, xác định rõ trách nhiệm, công việc của từng bộ phận, thời gian, cách thức, phương pháp, nội dung tiến hành, biện pháp tổ chức thực hiện.

- Phân công nhiệm vụ cho các đơn vị một cách rõ ràng, minh bạch, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra đảm bảo các tổ chức thực hiện đồng bộ, nhất quán và có hiệu quả.

- Tăng cường hướng dẫn, định kỳ kiểm tra nghiệp vụ chuyên môn về chính sách, chế độ nhằm nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác quản lý tài chính ở phòng ban huyện, các xã, thị trấn và các đơn vị sử dụng ngân sách huyện.

- Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý ngân sách, xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất.

b, Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Lục Ngạn

Thực hiện theo sự chỉ đạo của UBND huyện, dựa trên các quy định, nghị định thông tư hướng dẫn của trung ương và của tỉnh Bắc Giang, tham mưu cho UBND huyện trong việc xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nước, ban hành các quyết định, chỉ thị, kế hoạch trung và dài hạn. Định kỳ tổng hợp, cung cấp các báo cáo ngân sách cho UBND và các cơ quan có liên quan. Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý tài chính, thực hiện chế độ kế toán của chính quyền cấp xã, tài chính hợp tác xã, các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp cấp huyện.

Để nâng cao hiệu quả quản lý, phòng Tài chính – Kế hoạch cần:

- Chủ động phối kết hợp với các ngành chức năng xây dựng quy hoạch, kế hoạch kinh tế - xã hội và kế hoạch thu ngân sách trên địa bàn huyện, xây dựng và tổng hợp dự toán chi ngân sách về tiền lương, hoạt động, mua sắm,… và kế hoạch đầu tư xây dựng.

- Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng ngân sách đối với các đơn vị sử dụng dự toán để đảm bảo ngân sách được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả. Cương quyết, nghiêm túc loại bỏ không chấp nhận quyết toán các nội dung chưa đúng quy định.

c, Các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước

Các đơn vị sử dụng ngân sách cần xây dựng dự, sử dụng ngân sách theo đúng các quyết định phân bổ ngân sách, các quy định về quản lý, sử dụng ngân sách và hướng dẫn, chỉ đạo của UBND và phòng Tài chính – Kế hoạch.

Xây dựng dự toán ph hợp, sát với tình hình thực tế chi tiêu tại đơn vị; thực hiện các khoản chi tiêu theo đúng kế hoạch tránh tình trạng lãng phí. Định kỳ chủ động cung cấp các báo cáo tài chính, sử dụng ngân sách cho phòng Tài chính – Kế hoạch. Đồng thời các đơn vị cần nắm chắc chức năng, nhiệm vụ của mình đề phân bổ dự toán sao cho hợp lý, tránh trình trạng khoản thừa, khoản thiếu trong khi sử dụng ngân sách.

Các đơn vị này cần nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức về quản lý, sử dụng ngân sách; xây dựng hệ thống kế toán nội bộ hợp lý, minh bạch; đẩy mạnh công tác kiểm tra nội bộ các khoản chi của đơn vị.

d, Ban tài chính xã, thị trấn

Ban tài chính xã, thị trấn xây dựng dự toán ngân sách hàng năm cho UBND cấp xã, thị trấn, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chi ngân sách theo chế độ phân cấp quản lý ngân sách của Nhà nước và huyện. Cuối năm thực hiện lập báo cáo quyết toán ngân sách để trình UBND cấp xã, thị trấn phê duyệt trình lên UBND cấp huyện. Phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc quản lý các nguồn tài chính do ngân sách cấp trên giao hoặc ủy quyền cho cấp xã, thị trấn thực hiện; quản lý các khoản chi ngân sách trên địa bàn.

Tổ chức công tác hạch toán theo đúng quy định, theo dõi chính xác, kịp thời đầy đủ tình hình thu, chi ngân sách, các quỹ tài chính, các khoản thu, chi từ hoạt động kinh tế và các hoạt động sự nghiệp khác do xã, phường tổ chức.

e, Kho bạc Nhà nước huyện Lục Ngạn

Các công việc của KBNN huyện Lục Ngạn cần thực hiện đúng theo Luật ngân sách nhà nước, các luật, quy định, thông tư về hoạt động của kho bạc.

KBNN huyện Lục Ngạn tổng hợp các khoản thu ngân sách nhà nước để kịp báo cáo đến các cơ quan, phòng ban liên quan để xây dựng dự toán chi hàng năm.

Thực hiện kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật. Thực hiện công tác kế toán ngân sách nhà nước: hạch toán kế toán về thu, chi ngân sách nhà nước của huyện; báo cáo tình hình thực hiện các khoản chi; tiếp nhận, kiểm tra thông tin tài chính do các cơ quan, đơn vị cung cấp theo quy định. Tổng hợp, đối chiếu tình hình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phát sinh với các đơn vị liên quan tại Kho bạc

Nhà nước cấp huyện.

Để việc quản lý chi ngân sách nhà nước đạt hiệu quả cao, Kho bạc Nhà nước cần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống kho bạc bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin vào các nghiệp vụ; thường xuyên bồi dưỡng trình độ của cán bộ làm công tác nghiệp vụ; cần xây dựng hệ thống các văn bản báo cáo để thông tin được sử dụng hiệu quả; tăng cường kiểm soát rủi ro trong hoạt động thu, chi.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)