CHỦ ĐỀ 6: VÙNG BẮC TRUNG BỘ Mục tiêu chủ đề
BÀI 13: VÙNG BẮC TRUNG BỘ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức
- Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế xã hội.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với việc phát triển kinh tế-xã hội.
- Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển của vùng.
- HS hiểu được ý nghĩa của vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ của vùng Bắc Trung Bộ.
2. Kĩ năng.
- Xác định trên lược đồ vị trí, giới hạn của vùng.
- Sử dụng bản đồ tự nhiên để phân tích và trình bày đặc điểm tự nhiên vùng.
- Biết đọc lược đồ, biểu đồ, phân tích bảng số liệu, sưu tầm tài liệu.
3. Thái độ.
- Củng cố thái độ học tập bộ môn cho HS.
- Có ý thức, trách nhiệm bảo vệ di sản văn hóa thế giới và phòng chống thiên tai.
4. Năng lực
- Năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tự học, tự sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Giáo viên: Bản đồ tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ
2. Học sinh: Sách, vở đồ dùng III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1.Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Dạy bài mới ( 40ph)
* Giới thiệu bài(1ph):
Vùng BTB có vị trí như thế nào, lãnh thổ ra sao, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên thiên nhiên có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển KT và phòng chống thiên tai. Các em cùng tìm hiểu nội dung trong bài học hôm nay:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
HOẠT ĐỘNG I
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ GIỚI HẠN LÃNH THỔ (6ph)
Quan sát H 23.1 hãy xác định ranh giới của vùng Bắc Trung Bộ .
? Nhận xét hình dáng của vùng? ( hẹp ngang ở Quảng Bình chưa đầy 50 km và kéo dài theo hướng TB-ĐN)
? Nêu vị trí địa lí của vùng.
? Diện tích là bao nhiêu?
? Dân số?
? Phân tích ý nghĩa vị trí địa lí của vùng Bắc Trung Bộ
? Phía Tây của vùng giáp nước nào? Con sông nào chảy qua những nước này?
? Từ các nước này muốn ra biển Đông sẽ đi bằng cách nào nhanh nhất? (mượn đường qua VN ra biển Đông)
? Vùng có ý nghĩa như thế nào đối với các nước Tiểu vùng sông Mê Công?
? Kể tên các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ theo thứ tự từ Bắc đến Nam.
Hs quan sát
- Lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang.
- Bắc giáp TD và miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng, Tây giáp Lào, Nam giáp Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông giáp biển.
- Diện tích: 51513 km2
- Dân số: 10,3 triệu người (2002) - Ý nghĩa:
+ Cầu nối giữa miền Bắc và miền Nam.
+ Cửa ngõ của các nước láng giềng ra biển Đông và ngược lại
+ Cửa ngõ hành lang Đông- Tây của Tiểu vùng sông Mê Công. (Lào, Thái Lan, Mianma)
=> Vùng có nhiều cơ hội giao lưu và phát triển kinh tế văn hóa với các vùng trong nước, các nước trong khu vực và trên thế giới
Hs kể và xác định trên bản đồ
HOẠT ĐỘNG II
II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (20ph)
GV: Với vị trí thuận lợi trên BTB như 1 ngã tư đường đối với các vùng trong nước và các nước trong khu vực. VTĐL càng thuận lợi,cơ hội phát triển càng lớn.
GV cho hs thảo luận nhóm bàn:
? Dựa vào h.23.1, 23.2 và kiến thức đã học em hãy cho biết các tài nguyên quan trọng của vùng ?
? So sánh tiềm năng tài nguyên rừng, khoáng sản ở phía Bắc và phía Nam dãy Hoành Sơn.
? Từ Tây sang Đông, địa hình của vùng có sự khác nhau như thế nào? Điều đó có ảnh hưởng gì đến phát triển kinh tế?
- Thuận lợi: Phát triển đa dạng nghề rừng, chăn nuôi, sản xuất
- Khó khăn: lương thực, kinh tế biển, đồng bằng hẹp, ít màu mỡ
? Cho biết dải TSB ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu ở BTB?
GV: dải TSB đối với BTB là sườn đón gió, đồng thời chịu ảnh hưởng hiệu ứng phơn với gió TN gây nhiệt độ cao, khô nóng kéo dài, nguy cơ cháy rừng và thiếu nước sinh hoạt. Dải TSB cũng là sườn đón gió mùa ĐB gây mưa lớn ở nhiều nơi( Huế)
? Sông ngòi của vùng có đặc điểm gì
? Tài nguyên đất trong vùng như thế nào?
GV chuẩn xác kiến thức.
? Rừng, khoáng sản bắc dãy Hoành Sơn ntn so với phía Nam? ( rừng lớn hơn, khoáng sản nhiều hơn)
? Kể tên các khoáng sản ở Bắc HS?
* Đặc điểm:
- Thiên nhiên có sự phân hóa giữa phía bắc và phía nam Hoành sơn, từ phía đông sang phía tây dãy Trường Sơn.
+ Tài nguyên khoáng sản, rừng ở Bắc Hoành Sơn nhiều hơn Nam Hoành Sơn.
- Địa hình: chia thành 3 miền: núi, gò đồi phía Tây, đồng bằng, biển, đảo phía đông.
- Khí hậu: mùa hạ có bão, mùa đông có mưa lớn.
- HS: Dãy Trường Sơn Bắc ảnh hưởng sâu sắc:
+ Về mùa hạ: dải Trường Sơn chắn gió mùa Tây Nam, gây mưa cho Lào, gió vượt dải Trường Sơn đến Bắc Trung Bộ gây ra thời tiết rất khô và nóng
+ Mùa đông: sườn đông Trường Sơn chắn gió mùa Đông Bắc gây mưa, bão lũ thường xuyên (Dãy Trường Sơn Bắc vuông góc với 2 hướng gió chính 2 mùa) - Sông ngòi: có nhiều sông nhưng nhỏ, ngắn, dốc. Lớn nhất là sông Cả và sông Mã
- Đất: có nhiều loại
+ Phe – ra –lít ở miền núi và gò đồi phía Tây
+ Phù sa ở đồng bằng + Đất mặn ven biển
- Khoáng sản: Sắt, crôm, thiếc
? Tài nguyên để phát triển KT Nam Hoành Sơn? (du lịch- động Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên TG)
? Vùng có những tài nguyên du lịch nào?
- GV nói thêm: Nhã nhạc cung đình Huế là di sản văn hóa phi vật thể thế giới.
? Điều kiện tự nhiên và TNTN có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển KT- XH?
? Bằng những kiến thức đã học, hãy nêu các thiên tai thường xảy ra ở Bắc Trung Bộ ?
? Tác hại như thế nào?( ảnh hưởng GTVT, thiếu nước cho sx, sinh hoạt ,cháy rừng, cháy khu dân cư)
* Liên hệ thực tế: Bão miền Trung....
? Biện pháp khắc phục những khó khăn do thiên tai gây ra?
Phân tích hình 23.3 : công trình thuỷ lợi ở Hưng Lợi (Nghệ An) .Nêu tác dụng?
- Có sự khác biệt giữa phía Bắc và phía Nam dãy Hoành Sơn:
+ Tài nguyên rừng, khoáng sản tập trung ở phía Bắc dãy Hoành Sơn
+ Tài nguyên du lịch phát triển ở phía Nam dãy Hoành Sơn
Hs kể
- Thuận lợi: có nhiều tài nguyên quan trọng như rừng, khoáng sản, du lịch, biển( Cố Đô Huế, Phong Nha- Kẻ Bàng, các bãi tắm…)
- Khó khăn: thiên tai thường xảy ra như bão,hạn, lũ quét, gió nóng TN, cát bay
- Biện pháp: Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, xd hồ chứa nước, triển khai rộng cơ cấu nông- lâm- ngư nghiệp)
HOẠT ĐỘNG III
III. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ XÃ HỘI (13ph)
GV: Việc xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống các dân tộc ở miền núi phía Tây có ý nghĩa quan trọng góp phần giảm thiểu tác hại thiên tai cho vùng đồng bằng DH phía đông.
? Vùng có bao nhiêu dân tộc , là những dân tộc nào ?
? Quan sát bảng 23.1 hãy cho biết sự khác biệt trong cư trú và hoạt động kinh
- Đặc điểm: là địa bàn cư trú của 25 dân tộc.
tế giữa phía Đông và phía Tây của Bắc Trung Bộ ?
? Dựa vào bảng 23.2 hãy nhận xét sự chênh lệch các chỉ tiêu của vùng so với cả nước ? Kết luận trình độ phát triển KT-XH của vùng?
? Đời sống người dân nơi đây như thế nào?
? Đặc điểm dân cư xã hội của vùng có những thuận lợi và khó khăn nào?
? Lấy các ví dụ chứng minh rằng dân vùng BTB cần cù lao động , hiếu học dũng cảm, giàu kinh nghiệm đấu tranh chống ngoại xâm và thiên tai (Bác Hồ)
? Kể tên 1 số dự án quan trọng tạo cơ hội để vùng phát triển KT –XH
- Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế khác biệt giữa Đông và Tây( dẫn chứng bảng 23.1)
Hs nhận xét
- Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, thu nhập thấp
- Thuận lợi: lực lượng lao động dồi dào, có truyền thống lao động cần cù, giàu nghị lực và kinh nghiệm đấu tranh với thiên nhiên.
- Khó khăn: mức sống chưa cao, cơ sở vật chất kĩ thuật còn hạn chế.
Hs ví dụ
- Xây dựng đường HCM, hầm đường bộ qua đèo Hải Vân , các khu KT mở trên biên giới Việt –Lào...) đã mở ra nhiều triển vọng phát triển cho vùng, từng bước thu hẹp khoảng cách khó khăn cải thiện đời sống các dân tộc
4. Củng cố ( 3ph)
? Điều kiện tự nhiên của vùng Bắc Trung Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế xã hội ?
Hoàn thành nội dung bảng sau:
Phía Bắc dãy Hoành Sơn
- Qũy đất khá lớn: đất phù sa sông Mã, sông Cả, đất feralit, vùng đồi núi phía Tây.
- Diện tích rừng còn nhiều với nhiều chim thú quí.
- Khoáng sản: thiếc (Quỳ Hợp), Crôm (Cổ Định), Sắt (Thạch Khê).
- Tài nguyên du lịch: Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, các vườn quốc gia: Bến én, Vụ Quang, Pù Mát.
Phía Nam dãy
Hoành Sơn - Qũy đất ít hơn.
- Độ che phủ rừng thấp.
- Khoáng sản: chủ yếu là vật liệu xây dựng.
- Tài nguyên du lịch: bãi biển Cảnh Dương, Thuận An, Lăng Cô, vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, Bạch Mã.
Các yếu tố Phía Tây Phía Đông
Địa hình Miền núi, gò, đồi Đồng bằng ven biển
Tài nguyên
- Rừng
- Đất feralit thích hợp để trồng cây công nghiệp lâu năm (đất badan có giá trị cao nhất).
- Nhiều đồng cỏ thích hợp chăn nuôi gia súc lớn.
- Đất phù sa thích hợp trồng cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày.
- Nhiều diện tích mặt nước thuận lợi để nuôi trồng thủy sản.
- Nguồn hải sản phong phú.
- Nhiều bãi biển đẹp có giá trị du lịch.
5. Dặn dò ( 2ph)
- Học bài, trả lời câu hỏi cuối bài, làm bài tập trong tập bản đồ - Đọc bài : " Vùng Bắc Trung bộ " tiếp theo.
- Sưu tầm tư liệu về vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng và Cố đô Huế.
...: ngày ……tháng ……năm 2018 Tổ trưởng tổ KHXH
(Ký duyệt )
...
Tuần : 14