Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách

Một phần của tài liệu Pháp luật về quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách ở việt nam hiện nay (Trang 75 - 97)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUỸ TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC NGOÀI NGÂN SÁCH Ở VIỆT NAM

3.3. Kiến nghị nhằm bảo đảm thi hành các quy định pháp luật về quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách ở Việt Nam

3.3.5. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách

Thứ nhất, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần sớm xây dựng các dịch vụ hỗ trợ các QTCNNS bằng nhiều cách thức linh hoạt phù hợp với sự phát triển của công nghệ số, tạo nhiều kênh liên lạc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý chung và cơ quan quản lý từng quỹ riêng lẻ.

Thứ hai, các cơ quan thông tin đại chúng, hệ thống giáo dục trên các cơ sở cần có trách nhiệm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về các chính sách quản lý QTCNNS , không chỉ là việc giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật của các quỹ mà còn giáo dục đến đối với các đối tượng khác trong xã hội về tính chất, mục tiêu hoạt động của quỹ, qua đó gián tiếp gia tăng các tỷ lệ đóng góp của các chủ thể khác trong xã hội vào cơ cấu nguồn tài chính của quỹ. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan quản lý quỹ cũng rất cần sự rõ ràng và công tâm: đối với các cá nhân, tổ chức thực hiện tốt quy định pháp luật về QTCNNS nên được biểu dương, khen thưởng; với các cá nhân không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đủ thì cần phê phán và lên án mạnh mẽ.

Kết luận chương 3

Trong nội dung chương 3, nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu và chỉ ra những giải pháp góp phần hoàn thiện quy định pháp luật về QTCNNS và đề xuất một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động QTCNNS trên cơ sở tuân thủ những định hướng đã được đề cập trước đó. Có thể đưa ra một số kết luận như sau:

(i) Việc hoàn thiện pháp luật về quản lý các QTCNNS cần tuân thủ chặt chẽ những định hướng sau: việc hoàn thiện pháp luật về QTCNNS phải phù hợp với đường lối, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước; việc hoàn thiện pháp luật về QTCNNS phải đảm bảo tính đơn giản, rõ hiểu nhằm dễ kiểm tra, dễ giám sát.

(ii) Hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến quản lý, sử dụng QTCNNS bao gồm việc: ghi nhận cụ thể cơ quan nào có thẩm quyền thành lập và quản lý các QTCNNS ; thống nhất các quy định pháp luật về mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động của các QTCNNS; ban hành quy định pháp luật liên quan đến thống nhất việc huy động và sử dụng nguồn tài chính của QTCNNS.

(iii) Để nâng cao hiệu quả thực thi các quy định pháp luật đã ban hành liên quan đến các QTCNNS , nhóm tác giả đã kiến nghị một số đề xuất như: các chủ thể quản lý quỹ cần thận trọng hơn trong quá trình ĐTPT nguồn lực tài chính của quỹ; các chủ thể quản lý quỹ cần thống nhất quản lý quỹ từ trung ương đến địa phương (đối với những quỹ có nhiều chi nhánh ở địa phương); cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần rà soát, thu hẹp một số QTCNNS ; cơ quan quản lý quỹ cần xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, đồng bộ; cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần tăng cường kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của các QTCNNS; cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến các QTCNNS.

KẾT LUẬN CHUNG

QTCNNS ở Việt Nam là một nguồn lực tài chính quan trọng của đất nước. Các quỹ này có quan hệ mật thiết với NSNN và hỗ trợ NSNN sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính của đất nước, góp phần quan trọng vào việc đẩy mạnh công cuộc đổi mới, duy trì sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Trong những năm qua, không ít các QTCNNS được thành lập, phục vụ cho những mục đích khác nhau. Thực tiễn những năm qua cho thấy, cơ chế quản lý, sử dụng các QTCNNS đã bộc lộ những bất hợp lý, hiệu quả chưa cao, chưa phù hợp với thực tế nước ta và thông lệ quốc tế như hệ thống văn bản pháp luật quy định về thành lập, quản lý, sử dụng quỹ tài chính nhà nước chưa đồng bộ, thống nhất.

Trên cơ sở lý luận chung về QTCNNS cùng những kinh nghiệm quản lý, sử dụng QTCNNS từ các quốc gia có nền kinh tế, xã hội phát triển trên thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu những quy định pháp luật về QTCNNS ở Việt Nam để thấy được những kết quả tích cực cũng như những hạn chế còn tồn đọng trong quá trình thực thi quy định pháp luật về các quy này. Tất cả những nghiên cứu đó là cơ sở để nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện quy định pháp luật và những kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả thực thi quy định pháp luật về hệ thống các quỹ này.

Trong quá trình nghiên cứu về lý luận, thực tiễn cũng như thu thập tài liệu, phân tích hoạt động và tham khảo ý kiến của các cơ quan hữu quan, chuyên gia, các nhà quản lý song vẫn còn nhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu thêm, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, nhà quản lý, cơ quan hữu quan trong và ngoài ngành đề nâng cao tính khả thi của các giải pháp.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam (2021), Quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo luật định, đăng tải ngày 06/09/2021 tại https://dangcongsan.vn/bao-hiem-xa-hoi-bao-hiem-y-te-vi-an-sinh-xa-hoi/dien- dan/quan-ly-va-su-dung-quy-bao-hiem-xa-hoi-bao-hiem-that-nghiep-theo-luat- dinh-590095.html;

2. Báo Tuổi trẻ (2020), Hàng trăm ngàn tỉ đồng quỹ bảo hiểm xã hội được sử dụng thế nào?, đăng tải ngày 23/05/2020 tại https://tuoitre.vn/hang-tram-ngan-ti-dong- quy-bao-hiem-xa-hoi-duoc-su-dung-the-nao-20200523111715042.htm;

3. Báo Thanh tra (2022), Hoàn thiện pháp luật để đầu tư quỹ BHXH hiệu quả, bền vững, đăng tải ngày 07/08/2022 tại https://thanhtra.com.vn/xa-hoi/doi-song/hoan- thien-phap-luat-de-dau-tu-quy-bhxh-hieu-qua-ben-vung-200370.html;

4. Bộ tài chính (2009), Thông tư 54/2009/TT-BTC hướng dẫn lập, sử dụng và quản lý quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài;

5. Bộ tài chính (2009), Thông tư số 56/2009/TT-BTC về việc hướng dẫn cơ chế hình thành, sử dụng, quyết toán quỹ bình ổn giá xăng dầu;

6. Bộ tài chính (2017), Thông tư số 60/2017/TT-BTC về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán kinh phí quản lý, bảo trì đường bộ;

7. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam;

8. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2021), Cần hoàn thiện tổ chức, hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường, đăng tải ngày 25/11/2021 tại https://stnmt.hanam.gov.vn/Pages/can-hoan-thien-to-chuc-hoat-dong-cua-quy- bao-ve-moi-truong.aspx;

9. Chính phủ (2003), Nghị định số 39/2003/ NĐ-CP về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về việc làm;

10. Chính phủ (2010), Nghị định số 79/2010/NĐ-CP về nghiệp vụ quản lý nợ công;

11. Chính phủ (2014), Nghị định số 50/2014/NĐ-CP về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước;

12. Chính phủ (2014), Nghị định số 50/2014/NĐ-CP về quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước;

13. Chính phủ (2016), Nghị định số 163/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước;

14. Chính phủ (2018), Nghị định số 92/2018/NĐ-CP về quản lý và sử dụng quỹ tích lũy trả nợ;

15. Chính phủ (2019), Nghị định 93/2019/NĐ-CP về tổ chức hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện;

16. Chính phủ (2021), Nghị định 45/2021/NĐ-CP về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã;

17. Chính phủ (2021), Nghị định số 45/2021/NĐ-CP về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã;

18. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII;

19. Kiểm toán nhà nước (2020), Kiểm toán Quỹ đầu tư phát triển nhằm nâng cao tính minh bạch và hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn lực công, đăng tải ngày 13/03/2020 tại http://baokiemtoannhanuoc.vn/kiem-toan-trong-nuoc/kiem-toan- quy-dau-tu-phat-trien-nham-nang-cao-tinh-minh-bach-va-hieu-qua-quan-ly-su- dung-nguon-luc-c-143818;

20. Liên minh hợp tác xã Việt Nam (2022), Đã cấp đủ 1.000 tỷ đồng hỗ trợ phát triển hợp tác xã, đăng tải ngày 17/03/2022 tại https://vca.org.vn/da-cap-du-1000- ty-dong-ho-tro-phat-trien-hop-tac-xa-a25540.html;

21. Quốc hội (2008), Luật bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12;

22. Quốc hội (2012), Luật dự trữ quốc gia số 22/2012/QH13;

23. Quốc hội (2013), Luật việc làm số 38/2013/QH13;

24. Quốc hội (2014), Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13;

25. Quốc hội (2015), Bộ Luật hình sự số 100/2015/QH13;

26. Quốc hội (2015), Luật ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13, có hiệu lực từ ngày 01/01/2017;

27. Quốc hội (2015,2020), Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13;

28. Quốc hội (2017), Luật quản lý nợ công số 20/2017/QH14, có hiệu lực từ ngày 01/07/2018;

29. Quốc hội (2021), Nghị quyết 23/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội về Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025

30. Tổng cục dự trữ nhà nước (2021), Tăng cường tiềm lực dự trữ quốc gia trong giai đoạn mới, đăng tải ngày 05/07/2021 tại

http://gdsr.mof.gov.vn/noidung/tintuc/Lists/TinHoatDong/View_Detail.aspx?Ite mID=3008;

31. Theo Cục quản lý giá (2022), Giá xăng dầu tăng trước áp lực lớn từ giá thế giới đăng tải ngày 01/07/2022 tại

https://mof.gov.vn/webcenter/portal/cqlg/pages_r/l/chi-tiet-tin-cuc-quan-ly- gia?dDocName=MOFUCM178754;

32. Theo tài liệu giới thiệu về Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã.

33. Thời báo tài chính Việt Nam (2022), Hoàn thiện nhiều cơ chế, chính sách tài chính thúc đẩy phát triển hợp tác xã, đăng tải ngày 18/02/2022 tại https://thoibaotaichinhvietnam.vn/hoan-thien-nhieu-co-che-chinh-sach-tai-chinh- thuc-day-phat-trien-hop-tac-xa-100430.html;

34. Thủ tướng Chính phủ (2002), Quyết định số 82/2002/QĐ-TTg của về việc thành lập, tổ chức và hoạt động quỹ bảo vệ môi trường quy định nguồn vốn của quỹ bảo vệ môi trường;

35. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 246/2006/QĐ-TTg về việc thành lập quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã;

36. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 60/2007/QĐ-TTg về việc thành lập quỹ hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS nhằm mục tiêu hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS khám, chữa bệnh;

37. Thủ tướng Chính phủ (2017), Quyết định số 23/2017/QĐ-Ttg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 246/2006/QĐ-TTg về việc thành lập quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã và ban hành quy chế hoạt động bảo lãnh tín dụng, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư của quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã;

38. Thủ tướng chính phủ (2021), Quyết định số 779/QĐ-TTg về thành lập quỹ Vắc- xin phòng Covid 19;

39. Thủ tướng Chính phủ (2021), Quyết định số 779/QĐ-TTg về việc thành lập quỹ vắc xin phòng chống Covid 19;

40. Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội (2011), Quyết định số 06/2011/QĐ-UBND về việc thành lập Quỹ phát triển đất thành phố Hà Nội;

41. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2019), Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng các Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước giai đoạn 2013 – 2018.

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

---

BẢN TÓM TẮT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP HỌC VIỆN NĂM 2022

PHÁP LUẬT VỀ QUỸ TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC NGOÀI NGÂN SÁCH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

MÃ SỐ: DTHV.21/2021

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thị Mai Dung

Hà Nội, 2022

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Tên viết đầy đủ Tên viết tắt

18. An sinh xã hội ASXH

19. Bảo hiểm thất nghiệp BHTN

20. Bảo hiểm xã hội BHXH

21. Bảo hiểm y tế BHYT

22. Bảo trì đường bộ BTĐB

23. Bảo vệ môi trường BVMT

24. Bình ổn giá xăng dầu BOGXD

25. Doanh nghiệp nhỏ và vừa DNNVV

26. Đầu tư phát triển ĐTPT

27. Đổi mới công nghệ quốc gia ĐMCNQG

28. Hỗ trợ bom mìn HTBM

29. Hỗ trợ khoa học kỹ thuật HTKHKT

30. Hỗ trợ nông dân HTND

31. Hỗ trợ phát triển hợp tác xã HTPT HTX

32. Ngân sách nhà nước NSNN

33. Phát triển khoa học công nghệ PTKHCN 34. Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách QTCNNS

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước (QTCNNS) ở Việt Nam là một nguồn lực tài chính quan trọng của đất nước. Trong những năm qua, không ít các QTCNNS được thành lập, phục vụ cho những mục đích khác nhau. Các quỹ này có quan hệ mật thiết với ngân sách nhà nước (NSNN) và hỗ trợ NSNN sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính của đất nước, góp phần quan trọng vào việc đẩy mạnh công cuộc đổi mới, duy trì sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.

Thực tiễn những năm qua cho thấy, cơ chế quản lý, sử dụng các QTCNNS đã bộc lộ những bất hợp lý, hiệu quả chưa cao, chưa phù hợp với thực tế nước ta và thông lệ quốc tế như hệ thống văn bản pháp luật quy định về thành lập, quản lý, sử dụng quỹ tài chính nhà nước chưa đồng bộ, thống nhất (Báo thanh niên online, 2019); việc theo dõi, báo cáo tình hình thành lập, quản lý, sử dụng các quỹ tài chính nhà nước còn hạn chế; một số QTCNNS chưa thực hiện tốt việc huy động các nguồn lực khác ngoài NSNN cho hoạt động của quỹ; một số quỹ tài chính QTCNNS chưa thực hiện tốt mục tiêu thành lập quỹ và lãng phí nguồn lực NSNN; công tác quản lý QTCNNS còn hạn chế, việc kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao (Báo tuổi trẻ online, 2020).

Để hoàn thiện pháp luật về quản lý và sử dụng QTCNNS góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ này đóng góp thiết thực cho đảm bảo ASXH của nền kinh tế, nên nhóm chúng tôi đã chọn đề tài “Pháp luật về quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu.

2. Tổng quan nghiên cứu

Trong thời gian vừa qua cũng đã có khá nhiều công trình khoa học nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau liên quan đến các quy định về QTCNNS.

Hầu hết các công trình là giáo trình đều mới tiếp cận vấn đề dưới góc độ kinh tế. Luận án và các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành nghiên cứu về QTCNNS dưới góc độ kinh tế hoặc dưới góc độ pháp luật nhưng chưa sâu, chưa mang tính toàn diện. Một số bài báo, báo cáo được đăng tải trên các tạp chí khoa học chuyên ngành tuy đã đưa ra được định hướng hoàn thiện pháp luật và các biện pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật nhưng vẫn còn sơ sài, chưa thực sự cụ thể. Bên cạnh đó, một số công trình nghiên cứu đã ra đời cách đây hơn 10 năm, nên những vấn đề lý luận và thực tiễn không còn phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội hiện nay. Những bất cập trên đòi hỏi cần có những nghiên cứu mới về pháp luật quỹ tài chính nhà nước ngoài NSNN trong giai đoạn hiện nay.

Trong phạm vi nghiên cứu, bên cạnh việc kế thừa những vấn đề lý luận chung nhất của các công trình nghiên cứu trước đây, nhóm tác giả tập trung vào việc phân tích các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng từng nhóm quỹ nhất định và minh chứng bằng thực tế thực thi tại các quỹ tài chính ngoài NSNN thuộc nhóm đó, tạo tiền đề cho việc đưa ra các kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách. Đây chính là điều khác biệt của đề tài so với các công trình nghiên cứu khoa học trước đó.

Như vậy nhóm nghiên cứu quyết định lựa chọn đề tài Pháp luật về quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách ở Việt Nam hiện nay là cần thiết và không trùng lặp với bất kỳ công trình nào đã nghiên cứu đã thực hiện trước đây về lĩnh vực này.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu

Đề tài tập trung làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn đối với pháp luật về QTCNNS ở

về lĩnh vực này. Trên cơ sở đó, đề tài kiến nghị những giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật Việt Nam về QTCNNS ở Việt Nam hiện nay.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận của pháp luật về quỹ tài chính nhà nước ngoài NSNN.

Đánh giá thực trạng pháp luật về quỹ tài chính nhà nước ngoài NSNN trong giai đoạn 2013 đến nay; theo đó, pháp luật về QTCNNS được nghiên cứu trong 02 giai đoạn (giai đoạn từ 2013 đến 2017 và từ 2018 cho đến nay với sự chỉ đạo của Ủy ban thường vụ Quốc hội về cơ cấu lại các quỹ tài chính nhà nước ngoài NSNN theo tinh thần của Nghị quyết 792/NQ-UBTVQH14 ngày 22/10/2019 về một số nhiệm vụ và giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng các quỹ tài chính nhà nước ngoài NSNN.

Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quỹ tài chính nhà nước ngoài NSNN.

4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu tổng quát vấn đề lý luận về QTCNNS và pháp luật về QTCNNS ở Việt Nam cùng với việc nghiên cứu, tham khảo, học hỏi những quy định pháp luật trong lĩnh vực này của một số nước trong khu vực và trên thế giới. Cùng với đó, nhóm tác giả còn nghiên cứu thực trạng thi hành pháp luật về QTCNNS trong thực tế ở Việt Nam để làm căn cứ đánh giá ưu điểm, hạn chế nhằm kiến nghị hoàn thiện lĩnh vực pháp luật này.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành về quỹ tài chính nhà nước ngoài NSNN ở Việt Nam trong sự tương quan với lĩnh vực pháp luật này của một số quốc gia trên thế giới nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam;

- Về thời gian: Phạm vi nghiên cứu là hệ thống quy định pháp luật về QTCNNS hiện hành với những chỉ đạo quyết liệt và kịp thời của Ủy ban thường vụ Quốc hội về cơ cấu lại hệ thống các QTCNNS trong Nghị quyết 792/NQ-UBTVQH14 năm 2019 cho đến thời điểm đề tài được nghiệm thu. Bên cạnh đó, quy định pháp luật về quản lý, sử dụng QTCNNS trong giai đoạn nhà nước Việt Nam thực hiện nhiệm vu tái cơ cấu nền kinh tế (2013 - 2018) cũng được nghiên cứu nhằm mục đích so sánh để cho thấy những điểm mới, những điểm tiến bộ phù hợp, hiệu quả của các quy định pháp luật hiện hành về QTCNNS;

- Về thực tiễn: trên cơ sở đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật về QTCNNS; phân tích những kinh nghiệm trong việc thực thi pháp luật về QTCNNS của một số quốc gia trên thế giới, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về QTCNNS ở Việt Nam trong thời gian tới.

5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu liên ngành kinh tế - luật được sử dụng để nghiên cứu các vấn đề khái niệm, đặc điểm QTCNNS; pháp luật về QTCNNS được nêu ra tại Chương 1. Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật về quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách. Phương pháp nghiên cứu liên ngành sẽ cung cấp kết quả nghiên cứu khoa học, đầy đủ về sự hoàn thiện của pháp luật về QTCNNS ở Việt Nam hiện nay.

Phương pháp phân tích, thống kê được sử dụng trong chương 1 để làm rõ tổng quan nghiên cứu về pháp luật QTCNNS. Thông qua việc phân tích các quy định pháp luật và tình hình thực thi quy định pháp luật về QTCNNS của một số nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới, nhóm tác giả thống kê một số bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể học hỏi được trong quá trình xây dựng hệ thống pháp luật điều chỉnh, quản lý hoạt động của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách ở việt nam hiện nay (Trang 75 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)