Các biện pháp dự phòng phơi nhiễm

Một phần của tài liệu AIDS” – dùng trong các trường trung cấp y tế (Trang 68 - 73)

Bài 5 PHƠI NHIỄM VỚI HIV/AIDS DO TAI NẠN NGHỀ

1. Nguy cơ phơi nhiễm và lây nhiễm HIV do tai nạn nghề nghiệp

2.2. Các biện pháp dự phòng phơi nhiễm

2.2.1. Phòng ngừa chuẩn (Standard precautions)

Năm 1987 CDC đã đưa ra khái niệm phòng ngừa phổ cập với mục tiêu là phòng phơi nhiễm với các virus lây truyền qua đường máu. Theo đó máu được xem như là nguồn lây bệnh quan trọng nhất tại các cơ sở y tế và phòng phơi nhiễm với máu là cần thiết để phòng lây nhiễm bệnh. Từ năm 1995, Hội đồng Cố vấn Thực hành Kiểm soát Nhiễm khuẩn Chăm sóc Y tế “Healthcare Infection Control Practices Advisory Committee – HICPAC” đã đưa ra khái niệm phòng ngừa chuẩn. Phòng ngừa chuẩn mở rộng những khuyến cáo nhằm hạn chế phơi nhiễm với các tác nhân gây bệnh qua đường máu hay qua tiếp xúc, áp dụng phòng ngừa không chỉ đối với máu mà còn các loại dịch cơ thể, chất bài tiết,... Hướng dẫn này nhấn mạnh sự cần thiết của rửa tay và sử dụng các dụng cụ phòng hộ như găng, áo choàng, khẩu trang, kính bảo vệ và hạn chế thao tác bằng tay đối với các vật sắc nhọn. Các khuyến cáo của phòng ngừa phổ cập (1987):

- Phải coi máu và dịch cơ thể đều có khả năng gây lây nhiễm, bất kể tình trạng lâm sàng của người bệnh nguồn.

- Các dịch cơ thể mà phòng ngừa chuẩn áp dụng: Máu và dịch lẫn máu, mô cơ thể và các dịch cơ thể như dịch não tuỷ, dịch khớp, dịch màng phổi, dịch màng bụng, dịch màng tim, dịch ối, tinh dịch, chất tiết ra từ âm đạo.

- Những nội dung chính của phòng ngừa chuẩn (1995) bao gồm:

+ Vệ sinh tay

+ Sử dụng các phương tiện phòng hộ cá nhân + Vệ sinh hô hấp và vệ sinh khi ho

+ Sắp xếp người bệnh

+ Tiêm an toàn và phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn + Vệ sinh môi trường

+ Xử lý dụng cụ + Xử lý đồ vải + Xử lý chất thải

2.2.2. Phòng ngừa tổn thương da

Những dụng cụ phòng hộ cá nhân như găng, áo choàng, khẩu trang, kính bảo vệ không phòng được phơi nhiễm HIV qua da. Vì thế, để ngăn ngừa tổn thương qua da, cần thực hiện:

- Cải tiến thủ thuật và tập huấn kỹ năng thực hành lâm sàng cho nhân viên y tế. Đảm bảo xử lý kim an toàn trong chăm sóc người bệnh, đặc biệt những thủ thuật có nguy cơ lây nhiễm cao:

+ Đầu kim hay vật sắc nhọn phải để xa cơ thể + Tránh đưa các dụng cụ sắc nhọn bằng tay

+ Không đóng nắp kim trước khi bỏ. Trong trường hợp cần đóng nắp kim, dùng kỹ thuật xúc một tay: Đặt nắp kim trên một mặt phẳng và cầm bơm tiêm có kim bằng một tay (Hình 10). Lùa kim vào trong nắp và nhấc lên, để nắp rơi xuống rồi đậy kim lại. Dùng tay còn lại ấn chặt nắp kim vào đuôi kim.

Hình 10. Kỹ thuật xúc một tay

- Giảm thiểu việc sử dụng kim không cần thiết: Lấy máu bằng phương pháp không dùng kim để chuyển bệnh phẩm từ bơm tiêm tới ống đựng bệnh phẩm.

- Chú ý những thao tác đặc đặc biệt trong phòng mổ để ngăn ngừa tổn thương.

- Cân nhắc mang hai găng vì găng trong ít bị thủng hơn găng ngoài.

- Sử dụng thùng rác kháng thủng (hình 11) để chứa vật sắc nhọn vì bền có thể đóng kín được, chống thấm chống gỉ, đặt ở những nơi tiện lợi sử dụng, vị trí nổi bật tại các nơi chăm sóc người bệnh, sử dụng nhãn báo và màu biểu hiện nguy hại sinh học. Các thùng rác chỉ được sử dụng một lần, không đổ các vật sắc nhọn ra để sử dụng lại. Vận chuyển đến lò đốt để huỷ.

Hình 11. Thùng rác kháng thủng 2.2.3. Phòng ngừa phơi nhiễm qua niêm mạc

- Găng: Sau khi thực hiện thủ thuật trên mỗi bệnh nhân cần phải thay găng. Không rửa găng, hay khử khuẩn găng vì điều này sẽ làm găng thủng với lỗ nhỏ không dễ phát hiện được bằng mắt thường.

Hình 12. Găng tay y tế

- Áo choàng: áo choàng hay tạp dề cần có lớp chống thấm để ngăn không cho thấm vào da hay quần áo.

- Khẩu trang và kính bảo vệ: Tốt nhất là sử dụng mạng che mặt hay kính bảo hộ. Khi thực hiện thủ thuật dự đoán có văng, toé máu hoặc các dịch cần mang khẩu trang và kính bảo vệ (hình 13).

A B

Hình 13. Khẩu trang ngoại khoa (A) và khẩu trang N95 (B) - Rửa tay: Tay và những vùng da khác cần phải được rửa hay khử khuẩn ngay, sau khi tiếp xúc với máu hay dịch cơ thể và ngay sau khi tháo găng.

Thực hành vệ sinh tay đúng sau mỗi lần tiếp xúc với người bệnh và tháo găng là cần thiết để phòng ngừa những mầm bệnh và giảm nguy cơ mắc bệnh cho nhân viên y tế và cho người bệnh.

Hình 14. Rửa tay thường quy 2.2.4. Lau rửa, khử khuẩn, tiệt khuẩn môi trường.

- Những virus lây qua đường máu dễ dàng bị tiêu diệt bởi những hoá chất khử khuẩn thông thường.

- Đối với máu và dịch cơ thể bị đổ. Dùng khăn một lần để thấm hút hết lượng máu tràn ra, sau đó lau khử khuẩn thêm bằng các hoá chất khử khuẩn.

- Đối với dụng cụ chăm sóc người bệnh: Mức độ khử khuẩn dụng cụ tuỳ thuộc vào khả năng gây bệnh của các dụng cụ sử dụng. Những bước chính trong quá trình khử khuẩn gồm: Chùi rửa, khử khuẩn, rửa lại và làm khô.

Một phần của tài liệu AIDS” – dùng trong các trường trung cấp y tế (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(211 trang)