Bài 5 PHƠI NHIỄM VỚI HIV/AIDS DO TAI NẠN NGHỀ
B. Chọn câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau
4. Chăm sóc cuối đời cho người nhiễm HIV/AIDS
4.2. Chăm sóc điều dưỡng giai đoạn cuối của người bệnh AIDS
- Chăm sóc giai đoạn cuối cho người bệnh AIDS nhằm giúp cho người bệnh và gia đình người bệnh giảm được nỗi đau và nỗi sợ hãi; giúp họ “ra đi” một cách thanh thản, nhẹ nhàng bằng chuyên môn, bằng đạo lý và bằng tình cảm đồng loại.
- Nhân viên y tế cần có mặt thường xuyên trong giai đoạn sắp chết của người bệnh. Tránh để người bệnh và người nhà họ ngồi lại một mình trong phòng.
- Giai đoạn này có thể kéo dài suốt một ngày, do vậy cần lập một kế hoạch theo dõi mọi diễn biến của người bệnh để báo cáo điều dưỡng trưởng, bác sỹ hoặc thông báo cho người nhà người bệnh.
4.2.1. Chăm sóc hỗ trợ tâm lý và tinh thần
- Chuyển người bệnh đến một phòng riêng, yên tĩnh.
- Nói với người bệnh những lời mang tính chất an ủi, cử chỉ ân cần.
- Chuẩn bị và ghi chép đầy đủ lời trăng trối của người bệnh.
- Tôn trọng tín ngưỡng của người bệnh lúc lâm chung.
- Tận tình chăm sóc người bệnh đến phút cuối cùng.
- Giúp người bệnh thực hiện 5 điều cần làm để được chết một cách thanh thản:
+ Xin tha thứ cho tất cả những gì người bệnh đã làm sai và làm hỏng trong cuộc đời.
+ Yêu cầu gia đình và bạn bè tha thứ
+ Tha thứ cho người khác về những điều sai trái và những điều họ đã làm hỏng việc của người bệnh.
+ Cảm ơn gia đình và bạn bè + Nói lời vĩnh biệt
- Thường xuyên có mặt để động viên người bệnh, làm cho người bệnh hiểu rằng họ được chăm sóc và không bị bỏ rơi đơn độc một mình.
- Tạo điều kiện cho người bệnh nói ra những cảm xúc, mong muốn của họ và hỗ trợ người bệnh những công việc còn dang dở.
- Thông cảm với người bệnh: một số người bệnh HIV/AIDS có thể trải nghiệm những cảm xúc tội lỗi, hối hận và tìm kiếm sự tha thứ. Người chăm sóc cần động viên và thể hiện sự thông cảm với người bệnh.
- Tôn trọng quyết định của người bệnh về nơi chăm sóc giai đoạn cuối, có thể là cơ sở y tế hoặc tại nhà.
- Không nên tạo hy vọng giả cho người bệnh, chỉ đặt ra những mục đích nhỏ về tương lai của gia đình người bệnh.
- Hỗ trợ về tín ngưỡng: người chăm sóc cần nhận ra những nhu cầu về tín ngưỡng và tôn trọng tín ngưỡng, niềm tin của người bệnh, hiểu được mong muốn của người bệnh về cách thức tổ chức tang lễ khi người bệnh qua đời.
- Nếu người bệnh có thái độ phản ứng, người chăm sóc cần bình tĩnh và cố gắng chấp nhận.
4.2.2. Chăm sóc giảm bớt đau đớn cho người bệnh
Những đau đớn của người bệnh ung thư và AIDS thường không được chẩn đoán và điều trị đúng mức, vì vậy một trong những mục tiêu quan trọng của của chăm sóc giai đoạn cuối là giảm đau đớn cho người bệnh. Dưới đây là một số chỉ dẫn:
- Tôn trọng những than phiền của người bệnh về sự đau đớn của họ, không nên chỉ dựa vào-đánh giá chủ quan của nhân viên y tế hoặc người chăm sóc.
- Áp dụng các biện pháp chăm sóc khống chế đau như xoa bóp ở vị trí thích hợp, chườm nóng để giảm tối thiểu sự đau đớn và khuyên người bệnh không nên sợ hãi.
- Dùng thuốc giảm đau đều đặn theo giờ cho người bệnh ngày cũng như đêm.
Không nên ngần ngại dùng liều giảm đau hữu hiệu cho người bệnh ở giai đoạn cuối.
- Đưa thuốc bằng đường đơn giản nhất, tránh đau đớn cho người bệnh: cố gắng dùng đường uống, hoặc có thể tiêm dưới da, hoặc dùng miếng dán fentanyl (durogesic) dán ngoài da.
- Nếu người bệnh về nhà, cần hướng dẫn gia đình cách chăm sóc, cách sử dụng thuốc giảm đau phải đảm bảo đúng liều và đúng thời gian theo hướng dẫn chuyên môn.
4.2.3. Chăm sóc thực thể cho người bệnh hấp hối
- Vệ sinh thân thể người bệnh: lau người, thay quần áo và giữ khô vùng hậu môn sinh dục; vệ sinh răng miệng, mắt.
- Chăm sóc da và niêm mạc: nếu da người bệnh bị viêm, loét nhiễm khuẩn cần băng và giữ cho da sạch và khô. Giữ cho môi, miệng và mắt của người bênh luôn có độ ẩm không bị khô nứt.
- Thay đổi tư thế: giúp người bệnh ngồi dậy hoặc ngồi trên ghế nếu có thể, thay đổi tư thế hai giờ một lần và giữ cho người bệnh ở tư thế thoải mái.
- Chăm sóc hô hấp: giúp người bệnh ngồi dậy nếu khó thở, nếu cần cho thở oxy, hút đờm dãi cho người bệnh nếu có.
- Chăm sóc người bệnh khi tinh thần lú lẫn: khi người bệnh mất dần trí nhớ, nói không rõ ràng, không nhận ra được những gì diễn ra chưng quanh. Người
chăm sóc cần thường xuyên có mặt bên cạnh để theo dõi và giúp người bệnh tránh được nguy hiểm.
- Hút đờm dãi, thở ô-xy.
- Tạo không gian riêng cho người bệnh và gia đình
- Hướng dẫn gia đình về những việc sẽ xảy ra. Làm an tâm gia đình bằng cách giải thích cho họ hiểu về hiện tượng mất cảm giác thèm ăn ở người bệnh hấp hối là bình thường.
- Không nên cố ép thức ăn và nước uống khi người bệnh không còn muốn ăn, uống. Giữ cho miệng ẩm.
4.2.4. Kỹ thuật chăm sóc người bệnh HIV/HIDS tử vong - Chuẩn bị:
+ Bông không thấm nước, băng vải khổ rộng và khổ nhỏ, gạc vô trùng.
+ Kìm, kéo, băng dính.
+ Khăn phủ mặt.
+ Vải phủ.
+ Túi rác.
+ Xe cáng (nếu người bệnh tử vong tại bệnh viện).
- Không nên từ chối việc người thân trong gia đình muốn tham gia vào việc chăm sóc tử thi, vì lý do tình cảm và tâm linh.
- Người chăm sóc đeo găng tay sạch.
- Tiến hành kỹ thuật chăm sóc:
+ Rút các ống thông, kim dây tiêm truyền.
+ Lau rửa tử thi nếu cần thiết.
+ Mặc quần áo mới.
+ Để người chết nằm ngửa, sửa sang lại tư thế: 2 bàn tay đặt lên bụng, 2 chân duỗi thẳng.
+ Vuốt mắt cho người chết (thao tác này có thể được người trong gia đình đề nghị thực hiện).
+ Nút các lỗ mũi, lỗ tai bằng bông không thấm nước.
+ Đẩy hàm dưới để khép kín miệng người chết (thao tác này đôi khi được người trong gia đình đề nghị đặt vài hạt gạo/đồng xu vào trong miệng người chết)
+ Buộc 2 cánh tay sát vào sườn bằng băng vải khổ rộng.
+ Buộc 2 ngón chân cái và 2 ngón tay cái lại bằng băng vải.
+ Đắp khăn bông trắng lên mặt người chết.
+ Đưa tử thi lên xe cáng để vận chuyển đến nơi qui định, nếu người bệnh tử vong tại bệnh viện.
+ Xử lý chất thải bỏ.
+ Thực hiện các thủ tục hành chính.
- Động viên, chia buồn với những người thân trong gia đình.
4.2.5. Khâm liệm tử thi HIV/AIDS
- Bột dùng để thấm dịch tiết của cơ thể được coi là nhiễm bẩn.
- Dùng bông hoặc gạc thấm nút các khoang mũi, miệng, hậu môn đề phòng dịch tiết cơ thể có thể rò ra.
- Dùng kìm có răng để cặp và khâu vết mổ bằng chỉ dai. Tuyệt đối không cầm bằng tay, đề phòng nguy cơ bị kim đâm vào.
- Thi hài phải được rửa sạch bằng dung dịch tiệt trùng như natri hypoclorid được lau khô bằng các vật liệu thấm sẵn có. Các vật liệu này được xem như đã nhiễm bẩn.
- Trường hợp người bệnh tử vong tại bệnh viện, xử lý tử thi theo quy chế bệnh viện. Trường hợp người bệnh tử vong tại nhà, chú ý không để máu, dịch tiết của tử thi tiếp xúc với da tay của người làm công việc khâm liệm, nhập quan.
- Mai táng hoặc hỏa táng theo truyền thống, tập quán của địa phương nguyện vọng của gia đình.
Câu hỏi lƣợng giá
A. Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống.
1. Các triệu chứng ở người bệnh HIV/AIDS có thể gây ra do HIV, do (A) ..., hoặc do (B) ...
B. Chọn câu trả lời đúng nhất