Thực hiện an toàn truyền máu

Một phần của tài liệu AIDS” – dùng trong các trường trung cấp y tế (Trang 103 - 107)

Bài 5 PHƠI NHIỄM VỚI HIV/AIDS DO TAI NẠN NGHỀ

B. Chọn câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau

3. Thực hiện an toàn truyền máu

3.1. Tuân thủ các tiêu chuẩn người cho/hiến máu

3.2. Những nội dung khám tuyển chọn người hiến máu

- Thực hiện việc hỏi tiền sử, khám sức khoẻ và làm các xét nghiệm theo quy định.

- Thực hiện xét nghiệm nhanh HBsAg trước khi hiến máu đối với người đăng ký hiến máu lần đầu.

- Không bắt buộc làm xét nghiệm HBsAg khi tuyển người đăng ký hiến máu nhắc lại đã có xét nghiệm HBsAg âm tính trong lần hiến máu trước, hoặc người đã khám sức khoẻ có kết quả xét nghiệm HBsAg âm tính trong lần khám sức khỏe trong thời gian 12 tháng tính đến ngày đăng ký hiến máu.

- Trường hợp người có tiền sử nghi ngờ HBsAg dương tính muốn hiến máu, phải có kết quả âm tính trong hai lần xét nghiệm HBsAg liên tiếp cách nhau 06 tháng, bằng kỹ thuật ELISA (hoặc hóa phát quang) và xét nghiệm kỹ thuật sinh học phân tử.

3.3. Các xét nghiệm đảm bảo an toàn truyền máu

- Các xét nghiệm bắt buộc phải thực hiện đối với tất cả đơn vị máu toàn phần, thành phần máu đã hiến gồm:

+ Xét nghiệm huyết thanh học nhóm máu: định nhóm hồng cầu ABO, Rh(D), sàng lọc kháng thể bất thường;

+ Xét nghiệm một số tác nhân lây truyền bệnh: xét nghiệm sàng lọc HIV, viêm gan virus B, viêm gan virus C và giang mai.

- Xét nghiệm sàng lọc sốt rét đối với các đơn vị máu toàn phần, thành phần máu lấy từ người hiến máu sống, làm việc ở những vùng có lưu hành dịch sốt rét theo thông báo của Bộ Y tế, hoặc những người mới trở về từ vùng dịch sốt rét trong thời gian 06 tháng, hoặc những người có tiền sử mắc bệnh sốt rét trong thời gian 12 tháng kể từ khi điều trị khỏi bệnh sốt rét;

- Xét nghiệm CMV (Cytomegalovirus) đối với các đơn vị chế phẩm máu truyền cho người bệnh được ghép mô, ghép tế bào gốc, hoặc truyền máu cho thai nhi.

Câu hỏi lƣợng giá

A. Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống

1. Truyền máu luôn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro xuất hiện các tác dụng không mong muốn cũng như nguy cơ lây truyền các mầm bệnh theo đường máu như (A) ..., viêm gan B (HBV) và (C) ...

2. Chỉ định truyền máu và chế phẩm máu khi (A) ... cần cho người bệnh, không có biện pháp điều trị thay thế, đã cân nhắc đến (B) ... của truyền máu và phù hợp với khả năng sẵn có của máu và chế phẩm.

3. Các bước thực hiện truyền máu và theo dõi kết quả truyền máu:

A. ...

B. Thực hiện kiểm tra, đối chiếu

C. ...

D. Theo dõi chặt chẽ tình trạng người bệnh trong và sau truyền máu E. Ghi chép và báo cáo

B. Chọn câu trả lời đúng nhất

4. Nguy cơ nhiễm HIV khi nhận máu truyền có nhiễm HIV:

A. 3% B. 30%

C. 60% D. 90%

5. Năm bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải kiểm tra để đảm bảo an toàn truyền máu là:

A. Sốt xuất huyết, HIV, viêm gan virus B, viêm gan virus C, giang mai B. HIV, viêm gan virus B, viêm gan virus C, giang mai, sốt rét

C. Viêm gan virus A, viêm gan virus B, giang mai, thương hàn, HIV D. Viêm gan virus B, viêm gan virus C, lao, sốt rét, HIV

6. Các chế phẩm máu sau đây được sắp xếp theo thứ tự nguy cơ lây nhiễm tiềm ẩn từ cao xuống thấp:

A. Máu toàn phần; Khối hồng cầu; Khối tiểu cầu; Huyết tương B. Khối tiểu cầu; Huyết tương; Máu toàn phần; Khối hồng cầu

C. Máu toàn phần; Khối tiểu cầu; Huyết tương; Khối hồng cầu D. Huyết tương; Máu toàn phần; Khối hồng cầu; Khối tiểu cầu C. Câu hỏi đúng/sai

TT NỘI DUNG Đúng Sai

7 Người bệnh nhiễm HIV do truyền máu còn có bệnh cảnh lâm sàng nặng hơn, diễn biến nhanh chóng tới AIDS và sớm tử vong

8 Các túi máu, chế phẩm của máu đều phải được làm xét nghiệm HIV trước khi sử dụng, ngoại trừ trường hợp cấp cứu

9 Không được hiến máu trong 03 tháng đối với những người tiêm vacxin phòng các bệnh

10 Không được hiến máu trong 12 tháng đối với những người được truyền máu và sản phẩm máu

11 Khi đơn vị máu có xét nghiệm sàng lọc HIV dương tính thì cần hủy ngay lập tức đơn vị máu đó mà không cần chờ kết quả khẳng định HIV dương tính

12 Lây truyền HIV qua truyền máu đã sàng lọc huyết thanh là do lấy máu ở giai đoạn cửa sổ, khi đó máu đã nhiễm HIV nhưng các xét nghiệm kháng thể thông thường chưa phát hiện được.

Bài 8

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NHIỄM HIV/AIDS Mục tiêu học tập

Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng:

1. Trình bày được các nguyên tắc chăm sóc người bệnh HIV/AIDS 2. Trình bày được biểu hiện các bệnh nhiễm trùng cơ hội phổ biến trên người nhiễm HIV/AIDS t i Việt Nam

3. Th c hiện được quy trình chăm sóc một số triệu chứng cụ thể trên người bệnh HIV/AIDS

Trong những năm qua, cùng với việc mở rộng điều trị ARV, tỷ lệ nhiễm mới HIV đang có xu hướng giảm nhưng số lượng người nhiễm vẫn còn rất lớn.

Người bệnh HIV/AIDS cần sự quan tâm đặc biệt đến quá trình chăm sóc cả trên phương diện thể chất và tinh thần. Mặc dù vẫn dựa trên nền tảng điều dưỡng nội khoa, việc chăm sóc người bệnh HIV/AIDS cũng có những điểm đặc thù riêng. Người điều dưỡng chăm sóc người bệnh HIV/AIDS không chỉ cần có những nguyên tắc điều dưỡng nói chung, mà còn cần phải có hiểu biết đầy đủ về bệnh lý và tâm lý nhóm người bệnh đặc biệt này.

Một phần của tài liệu AIDS” – dùng trong các trường trung cấp y tế (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(211 trang)