Theo dõi tác dụng phụ của thuốc ARV và cách xử trí

Một phần của tài liệu AIDS” – dùng trong các trường trung cấp y tế (Trang 163 - 166)

- Điều trị bằng thuốc ARV có thể xuất hiện các tác dụng phụ. Cần tư vấn cho người bệnh đầy đủ về các tác dụng phụ và cách xử trí.

- Hầu hết các tác dụng phụ có thể ổn định dần sau 1- 2 tuần.

- Tuy nhiên có một số tác dụng phụ nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng và cần được xử trí kịp thời.

- Một số tác dụng phụ thường gặp là:

+ Buồn nôn: Thường gặp do AZT. Để hạn chế tác dụng phụ này, người bệnh có thể uống thuốc trong hoặc ngay sau bữa ăn, hoặc có thể uống thuốc chống nôn trước khi uống ARV 30 phút.

+ Tiêu chảy: Thường do AZT, Aluvia. Nếu uống thuốc người bệnh thấy bị tiêu chảy, cần đánh giá và theo dõi mức độ tiêu chảy và các triệu chứng kèm theo. Khi bị tiêu chảy cần uống oresol để bù nước, điện giải. Nếu nặng cần truyền dịch hoặc có thể phải dùng các thuốc chống tiêu chảy (loperamide) để hạn chế tiêu chảy tạm thời.

+ Đau đầu: Thường do EFV, AZT,.. Có thể dùng các thuốc giảm đau thông thường như paracetamol để giảm bớt đau đầu.

+ Đau bụng: Thường do AZT, Aluvia: Người bệnh cần phải được theo dõi kỹ, trường hợp đau liên tục cần tới cơ sở y tế nơi cấp thuốc để được xử trí, thậm chí là phải thay thế thuốc khác.

+ Phát ban: Thường do NVP, EFV, ABC: Nhẹ thì có biểu hiện ban đỏ rải rác khắp cơ thể, ngứa… Tùy mức độ nhẹ đến nặng mà khắc phục bằng cách: uống thêm thuốc kháng histamine và theo dõi tiến triển. Nếu dị ứng nặng hơn có thể đe doạ tính mạng cần đến ngay cơ sở điều trị ARV để bác sĩ cân nhắc đổi thuốc và can thiệp điều trị.

+ Thiếu máu: Thường do AZT vì có tác dụng ức chế tủy xương, làm tủy xương giảm khả năng sinh ra hồng cầu. Các biểu hiện hay gặp như hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, giảm khả năng lao động,..thường xuất hiện sau 4-6 tuần hoặc có thể xuất hiện sau vài tháng điều trị bằng thuốc ARV.

Có thể bổ sung vitamin B12, viên sắt, folic và tang cường dinh dưỡng...

để khắc phục tình trạng này.

+ Rối loạn giấc ngủ, hay gặp ác mộng khi ngủ: Thường do EFV. Đối với triệu chứng này nên dùng thuốc vào buổi tối, sát giờ đi ngủ. Các triệu chứng này thường không kéo dài. Có thể dùng các loại thuốc an thần, thuốc hỗ trợ để ngủ tốt hơn.

+ Bệnh lý thần kinh ngoại vi: Thường do d4T. Người bệnh thường có biểu hiện rối loạn cảm giác ngoại vi, chủ yếu ở đầu chi, biểu hiện tê bì, rát bỏng hoặc đau. Nếu bị nặng khiến người bệnh đi lại khó khăn, mất cảm giác nhiều nơi. Thường xuất hiện sau 6 tháng điều trị. Có thể dùng vitamin nhóm B liều cao, nếu nặng phải thay thế thuốc.

+ Ngộ độc với gan: Thường do NVP. Biểu hiện men gan chủ yếu là ALT tăng gấp 2 hoặc có khi tới >10 lần, kèm theo vàng da vàng mắt. Cần phải làm xét nghiệm theo dõi men gan và đổi thuốc nếu men gan tăng trên 10 lần.

+ Ngộ độc với thận: Thường do TDF. Biểu hiện tăng creatinin trong máu.

Cần phải điều chỉnh liều dựa vào mức độ thanh thải creatinin, hoặc đổi thuốc.

+ Rối loạn phân bố mỡ: Thường do d4T, AZT với các biểu hiện tăng tích tụ mỡ ở ngực, bụng, lưng, gáy; teo mô mỡ ở cánh tay, cẳng chân, mông, má...

Cần phải đổi thuốc nếu ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, thẩm mỹ,…

Do các thuốc ARV có nhiều tác dụng phụ, vì thế trong quá trình điều trị bằng thuốc ARV, nếu có biểu hiện bất thường, người bệnh cần nắm vững và thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để có cách xử trí phù hợp.

Câu hỏi lƣợng giá

A. Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống

1. Thuốc ARV tác động lên vòng đời của HIV trải qua 4 giai đoạn:

A. Ức chế hòa màng.

B. ……….

C...

D. Ức chế men protease.

B. Chọn câu trả lời đúng nhất

Một phần của tài liệu AIDS” – dùng trong các trường trung cấp y tế (Trang 163 - 166)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(211 trang)