Những đặc điểm cơ bản của công nhân lao động trong Khu công nghiệp Đồng Văn

Một phần của tài liệu Văn hóa giải trí của công nhân tại khu công nghiệp đồng văn, tỉnh hà nam (Trang 33 - 40)

Chương 2. Thực trạng văn hóa giải trí trong đời sống của công nhân lao động ở KCN Đồng Văn

2.1. Những đặc điểm cơ bản của công nhân lao động trong Khu công nghiệp Đồng Văn

Tính đến 31/05/2016 thì số lao động trong khu công nghiệp Đồng Văn là 45.503 người, trong đó số lao động nữ là 31.822 người chiếm 70%. Họ là những người lao động trong và ngoài tỉnh, mang một số đặc điểm chung do sinh sống và lao động tại Đồng Văn – Hà Nam. Dưới đây là một số đặc điểm cơ bản của công nhân ở KCN Đồng Văn. Các số liệu được lấy từ các báo cáo của Công đoàn các KCN tỉnh Hà Nam, Ban quản lý KCN tỉnh Hà Nam và từ kết quả phiếu điều tra tại 2 công ty được lựa chọn.

- Công nhân lao động trong KCN Đồng Văn có tuổi đời khá trẻ

Theo kết quả khảo sát của tác giả tại 2 địa điểm được lựa chọn là công ty Liaan và công ty Showa Denko, công nhân có độ tuổi từ 17 đến 20 chiếm 35,7 % , độ tuổi từ 21 đến 25 chiếm 40,2 %, độ tuổi từ 25 đến 40 chiếm 20,6%. Độ tuổi từ 41 trở lên chỉ chiếm 3.5% tổng số lao động.

Có thể thấy, công nhân trong KCN Đồng Văn đa phần là lực lượng lao động trẻ, phần nhiều là độ tuổi thanh niên. Đây là lực lượng đông đảo, có tiềm năng to lớn, giữ vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, phát triển kinh tế cho đất nước.

Do đặc thù tính chất công việc, vị trí làm việc trong dây truyền sản xuất công nghiệp đòi hỏi cao về tính chính xác, độ tập trung, cường độ làm việc và số lượng sản phẩm khiến cho người lao động tập trung chủ yếu ở những người trẻ có sức khỏe tốt.

- Tỷ lệ nhảy việc cao, sự gắn bó với nghề thấp.

Thâm niên làm việc của công nhân lao động trong KCN Đồng Văn rất thấp, tỷ lệ nhảy việc, chuyển việc tại các doanh nghiệp trong KCN Đồng Văn hiện nay là 18%, có doanh nghiệp lên đến 20%. Qua khảo sát đối với công nhân trong KCN

30

Đồng Văn thì chỉ có 15% số công nhân có thâm niên làm việc trên 5 năm tại doanh nghiệp, 44% số công nhân làm việc dưới năm năm và 10% là công nhân mới làm việc chưa đến một năm. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, 45,7% số công nhân được khảo sát trả lời đã từng làm công nhân ở một doanh nghiệp khác trước khi đến làm ở doanh nghiệp hiện tại. Sự thay đổi nơi làm việc diễn ra thường xuyên ở tất cả các thành phần kinh tế. Thông thường sự biến động này diễn ra mạnh mẽ vào các dịp nghỉ lễ, tết.

Theo như tìm hiểu thì do thu nhập không ổn định, áp lực công việc, chế độ đãi ngộ của doanh nghiệp không được đảm bảo, gia đình ở xa, công nhân nữ sinh đẻ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tỷ lệ nhảy việc cao. Đa số công nhân được hỏi cho biết lý do khiến họ thay đổi nơi làm việc chủ yếu là lương thấp, công việc lại vất vả, thu nhập chưa xứng đáng với cường độ lao động khiến họ cảm thấy không muốn gắn bó với doanh nghiệp. Bên cạnh đó thì một số công nhân nghỉ việc, chuyển việc là do môi trường lao động không được đảm bảo an toàn, độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe lao động. Và một thành phần tác động không nhỏ đến tỷ lệ nhảy việc là do việc thai sản ở lao động nữ, lao động nữ sau khi nghỉ sinh đẻ thì ít khi quay lại đi làm theo đúng thời gian quy định dẫn đến việc doanh nghiệp cần bổ sung vào chỗ trống trong dây chuyền sản xuất để không làm gián đoạn đến việc sản xuất. Bởi vậy lao động nữ sau khi sinh thường mất việc làm, phải tìm một doanh nghiệp mới để làm việc.

Biến động lao động là một trong những thách thức điển hình trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Biến động lao động tạo áp lực cho doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp ngành gia công cần nhiều lao động, Sự thiếu hụt lao động không chỉ khiến cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình sản xuất mà còn làm doanh nghiệp phải tốn thời gian, công sức, tiền bạc cho tuyển dụng và đào tạo công nhân mới. Hiện nay nhiều doanh nghiệp đã áp dụng chính sách nội bộ trong việc giữ người lao động như tăng lương, thưởng,…Tuy nhiên tỷ lệ nhảy việc tại các doanh nghiệp nhìn chung vẫn tương đối cao.

-Chất lượng lao động chưa cao

31

Đa số lao động trong KCN xuất thân từ nông thôn, đến từ các tỉnh lân cận và các huyện trong tỉnh do vậy nhận thức về chính trị, xã hội còn nhiều hạn chế, trình độ tay nghề chưa cao.

Những năm gần đây, chất lượng công nhân lao động trong KCN Đồng Văn ngày càng được cải thiện, đào tạo bài bản hơn, đáp ứng được phần nào yêu cầu của nền kinh tế và thị trường lao động. Tuy nhiên, so với yêu cầu của quá trình toàn cầu hóa, tay nghề của người lao động vẫn còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của các thị trường quốc tế.

Trình độ học vấn của công nhân nhìn chung còn thấp: Số lao động tốt nghiệp cao đẳng, đại học chiếm 15.5%, trung cấp là 12%, 35,7% là lao động tốt nghiệp trung học phổ thông, 25% tốt nghiệp cấp II, 11,8% tốt nghiệp cấp I. Chính vì trình độ của công nhân lao động tương đối thấp dẫn đến họ thường bị chủ doanh nghiệp lạm dụng sức lao động, sa thải lao động sai luật do công nhân không hiểu biết kĩ càng về pháp luật, không bảo vệ được quyền lợi của bản thân. Tay nghề của công nhân KCN Đồng Văn cũng là một trong những vấn đề đáng lo ngại. Theo thống kê của Ban quản lý KCN Hà Nam, số lượng lao động qua đào tạo chỉ chiếm 24,5%, còn lại 75,5% lao động không nghề, doanh nghiệp phải tự đào tạo, bổ túc kĩ năng nghề tại dây truyền hoặc đào tạo trong tháng đầu tiên làm việc tại công ty (tối đa là 1 tháng, với những vị trí yêu cầu trình độ kỹ thuật, những vị trí đơn giản chỉ cần 3 ngày ).

Nguyên nhân của tình trạng trên là do nhiều ngành nghề chỉ yêu cầu về số lượng, không đòi hỏi cao về chất lượng lao động, nhất là đối với những lao động sản xuất đơn giản. Để đảm nhận một vị trí trong dây chuyền sản xuất với một thao tác nhất định nào đó thì không mất nhiều thời gian để học việc và cũng không đòi hỏi trình độ cao của công nhân. Vì vậy thường thì trình độ của công nhân chỉ cần đủ để vượt qua đợt kiểm tra đầu vào với những kiến thức và kỹ năng đơn giản. Vào

“mùa vụ” hàng nhiều cần nguồn lao động thì không cần phải kiểm tra đầu vào.

- Thời gian lao động kéo dài, thu nhập chưa ổn định

32

Tại các doanh nghiệp trong KCN Đồng Văn thì công nhân được nghỉ các ngày chủ nhật và hai ngày thứ bảy trong một tháng. Trung bình một ngày làm việc là 8 tiếng – 12 tiếng. Đối với công ty Liaan thì những ngày bình thường công nhân làm việc 8 tiếng, nhưng những lúc “hàng về” để kịp tiến độ giao hàng thì công nhân phải thường xuyên tăng ca, có những ngày tăng ca thêm 4 -5 tiếng. Một số công nhân làm ca đêm thường từ 22h hôm trước đến6h sáng hôm sau, nếu tăng ca thì sẽ làm từ 19h – 6h sáng. Thời gian lao động của công nhân tương đối dài. Thời gian để dành cho việc sinh hoạt cá nhân và nghỉ ngơi hồi phục sức khỏe đã chiếm hết quỹ thời gian của công nhân. Công nhân không có thời gian để giải trí.

Thu nhập bình quân của công nhân rơi vào từ 3-5triệu/tháng, một số công ty lớn hơn và công nhân tăng ca thường xuyên lương sẽ cao hơn, trung bình từ 5-7 triệu/tháng (theo như tìm hiểu của tác giả), nhưng nhìn chung số công nhân nhận lương cao vẫn là số ít.

Theo anh Đinh Xuân T – 34 tuổi, công nhân công ty Showa Denko thì công ty làm đúng 8h/ ngày, bảo đảm sức khỏe của công nhân. Mức lương trung bình của công nhân mỗi tháng là từ 4-5 triệu/tháng. Mức lương này tương đối cao so với nhiều công ty trong KCN Đồng Văn. Tuy nhiên, “công ty hết việc, làm hết tháng 7 thì công ty sẽ nghỉ hai tháng, đến tháng 10 mới hoạt động trở lại”. Có thể thấy sự bấp bênh đối với công nhân, nhà máy có việc thì công nhân có thu nhập, nhà máy không có việc thì cuộc sống của công nhân cũng khó đảm bảo. Với mức thu nhập như vậy thì vẫn có thể bảo đảm được cuộc sống sinh hoạt của công nhân, nhưng để dành vào những hoạt động giải trí thì vẫn còn khó khăn.

- Phần lớn công nhân trong KCN là nữ

Như đã trình bày, tính đến 31/05/2016 thì số lao động trong khu công nghiệp Đồng Văn và 45.503 người , trong đó số lao động nữ ở KCN Đồng Văn là 31.822 người chiếm tới 70% số lao động. Lao động nữ làm việc trong các ngành nghề, từ dệt may, thức ăn chăn nuôi cho đến sản xuất dây cáp điện, sản xuất gạch ngói, các ngành sản xuất có công đoạn xi mạ,…Việc lao động nữ chiếm số lượng lớn vậy thì

33

vấn đề bảo vệ quyền lợi lao động cho phụ nữ cũng là một trong những vấn đề đáng quan tâm.

Những vấn đề mà lao động nữ thường gặp phải trong quá trình làm việc chủ yếu là làm việc quá sức như tăng ca, làm thêm giờ quá nhiều, làm việc ở một số vị trí nặng nhọc, vất vả. Trong quá trình mang thai không được nghỉ theo giờ đúng quy định, sau khi sinh thì thường mất việc làm, không nhận được tiền thai sản theo đúng quy định. Môi trường làm việc không được đảm bảo, thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân. Lao động nữ lại có thêm thiên chức là làm vợ, làm mẹ nên bên cạnh việc đi làm lo kinh tế thì còn phải chăm sóc cho gia đình, đặc biệt những lao động nữ sau khi sinh khó trở lại làm việc hoặc đi làm được một thời gian ngắn rồi phải nghỉ do không có người chăm sóc con nhỏ. Điều này tạo nên những gánh nặng về kinh tế, gia tăng tỷ lệ nhảy việc, tỷ lệ thất nghiệp.

- Phần lớn công nhân đã có nhà ở, còn lại phải thuê nhà trọ.

Tỷ lệ lao động nhập cư chiếm gần ẳ số cụng nhõn lao động trong KCN. Phần lớn công nhân lao động đều có nhà ở, do số lượng lao động trong tỉnh chiếm số lượng lớn 78%, số lao động có nhà ở là 62%. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp có hệ thống xe đưa đón công nhân ở các huyện trong tỉnh, đưa người lao động đến làm việc trong KCN Đồng Văn, do các doanh nghiệp đầu tư và điều hành. Vì vậy những lao động trong tỉnh nhà xa thường đi lại bằng xe của công ty mình. Một số lao động làm việc tại những doanh nghiệp không có xe đưa đón mà nhà xa thì lựa chọn thuê trọ, nhưng tỷ lệ không cao.

Theo khảo sát của Ban quản lý các KCN tỉnh Hà Nam thì số công nhân phải thuê nhà trọ ởKCN Đồng Văn năm 2015 là 3.985 người chiếm 38% tổng số công nhân của KCN Đồng Văn. Trong đó tỷ lệ lao động trong tỉnh thuê trọ chiếm 16%, tỷ lệ lao động ngoại tỉnh thuê trọ chiếm 22%.Tổng số phòng trọ CNLĐ phải thuê trong dân là gần 2500 phòng. Giá thuê phòng trọ từ 450.000 – 700.000đ/phòng/tháng. Điều kiện sinh hoạt ở các phòng trọ chật chội, thiếu thốn nhiều thứ, thiếu thông tin. Diện tích trung bình của phòng trọ là 10 – 20m2 tùy theo

34

phòng. Giá điện trung bình từ 2.500đ – 3.000đ/kw, giá nước là 7000 – 8000m3 nước. Hầu hết các khu trọ của công nhân lao động đều gần KCN Đồng Văn, gần chợ tiện cho việc sinh hoạt. Gần những khu nhà ở cho công nhân thì thường có nhiều dịch vụ ăn uống, tạp hóa, mua sắm,… nhằm phục vụ cho đối tượng là công nhân trong KCN.

Một vài công ty trong KCN có xây dựng khu nhà ở cho công nhân của công ty mình, tạo điều kiện sinh hoạt ăn ở cho công nhân. nhưng số lượng này ít, chỉ 2 công ty là công ty TNHH Quang Quân hiện có 125 công nhân và công ty MTV Quỳnh Hằng với 76 công nhân

- Các mối quan hệ giao lưu còn hạn chế

Công nhân KCN Đồng Văn phần lớn là những người có tuổi đời còn trẻ, có hạn chế về mặt học thức, chủ yếu chuyển đổi từ nông nghiệp. Vì vậy mà tầng lớp công nhân rất dễ học hỏi, hòa đồng, trao đổi với nhau nhưng cũng tương đối rụt rè, ít khi thể hiện bản thân. Giữa các công nhân trong cùng doanh nghiệp đã có sự giao lưu nhất định, nhưng vẫn còn hạn chế, hầu hết công nhân chỉ chơi với những người trong tổ, trong chuyền sản xuất của mình, mỗi nhóm từ 10 – 15 người.

Công nhân lao động làm việc ở hơn 200 doanh nghiệp trong toàn khu, mỗi doanh nghiệp sản xuất một loại hình khác nhau, nội quy giờ giấc khác nhau. Công nhân lại thường rụt rè, không bạo dạn, ít khi giao lưu với những công nhân trong các doanh nghiệp khác. Công đoàn các KCN tỉnh Hà Nam thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa – thể thao – giải trí nhằm mục đích tạo một sân chơi chung cho công nhân các doanh nghiệp trong KCN như hội thi cắm hoa, giải bóng đá công nhân, giải cầu lông công nhân, hội thi công nhân thanh lịch, hội thi tiếng hát công nhân,…Đây là những dịp để các côngnhân cơ hội giao lưu, quen biết, trao đổi lẫn nhau nhưng số lượng công nhân tham giacòn hạn chế, vì vậy mà mối quan hệ mở, sự trao đổi chưa được sâu rộng, sự giao lưu giữa các công nhân trong KCN Đồng Văn còn hạn chế.

Đối với chủ doanh nghiệp, mối quan hệ giữa công nhân và chủ doanh nghiệp về cơ bản vẫn là mối quan hệ chủ - người làm thuê. Chủ một số doanh nghiệp, đặc

35

biệt là những doanh nghiệp nước ngoài đã có ý thức trong việc giao lưu với công nhân lao động. Họ thường cùng công nhân công ty mình tham gia giải bóng đá, in băng rôn, khẩu hiệu cổ vũ, tham gia các buổi hội nghị do tổ chức công đoàn tổ chức, cùng đi ăn uống liên hoan, hát karaoke với công nhân của mình,…Qua những hoạt động đó cho thấy sự cố gắng hòa đồng, giao lưu với công nhân của chủ những doanh nghiệp. Tuy nhiên, đó cũng chưa phải là số nhiều. Vì vậy mối quan hệ giữa công nhân và chủ doanh nghiệp vẫn còn khoảng cách tương đối lớn.

- Các tổ chức xã hội hoạt động không hiệu quả

Tuy tại các doanh nghiệp đều có các tổ chức xã hội như công đoàn, hội phụ nữ, đoàn thanh niên,… nhưng hoạt động mờ nhạt, ít công nhân quan tâm và tham gia. Các công đoàn cơ sở được thành lập ở hầu hết các doanh nghiệp, tính đến thời điểm 6 tháng đầu năm 2016 theo như báo cáo của Công đoàn các KCN tỉnh Hà Nam là 196 doanh nghiệp có tổ chức công đoàn. Mặc dù có tổ chức công đoàn tại các doanh nghiệp nhưng hoạt động của các công đoàn cơ sở vẫn còn kém, không hiệu quả. Nguyên nhân là do các thành viên trong ban chấp hành công đoàn đều làm việc kiêm nhiệm, vừa làm việc tại công ty vừa triển khai công tác công đoàn nên công tác công đoàn không được mạnh. Bên cạnh đó, môi trường tư bản cũng hạn chế phần nào vai trò của tổ chức công đoàn cơ sở. Chủ doanh nghiệp là người trả lương trực tiếp cho những người trong ban chấp hành công đoàn cơ sở để làm việc cho doanh nghiệp. Vì vậy mặc dù là kiêm nhiệm thêm vai trò công đoàn nhưng những công nhân ấy vẫn phải dựa trên thái độ của chủ doanh nghiệp để làm việc.

Chủ doanh nghiệp không ủng hộ các hoạt động của tổ chức công đoàn thì cũng khó để triển khai trong công ty. Mặc dù hoạt động không mạnh nhưng những hoạt động như thăm hỏi ốm đau, ma chay, hiếu hỉ công đoàn cơ sở vẫn có khoản trích từ quỹ công đoàn để thăm hỏi. Theo như công nhân Đàm Thị T – 24 tuổi công nhân công ty Liaan tích tì các buổi như tết thiếu nhi, rằm trung thu, năm học mới,…Công đoàn công ty có trích tiền để tặng quà cho con em công nhân trong công ty.

36

Tuy nhiên trong hoạt động bảo vệ quyền lợi của công nhân thì tổ chức công đoàn cơ sở rất ít khi làm được. Các vấn đề như tăng tiền ăn ca cho công nhân, giảm giờ làm việc tăng ca, lương thấp,…thì tổ chức công đoàn cơ sở hầu như không làm được.

Khi tác giả phỏng vấn một số công nhân lao động về các tổ chức đoàn thể trong công ty thì phần lớn đều trả lời là không biết và không tham gia. Nguyên nhân phần lớn là do không biết đến, không quan tâm và không có thời gian tham gia. (ý kiến của những người phụ trách. Chủ tịch công đoàn công ty Liaan chia sẻ: “ nhiều lúc công việc ở công ty bọn chị cũng bận, muốn triển khai các hoạt động bên trên mà không có thời gian nên cũng hơi khó tham gia, công nhân công ty chị cũng chẳng ai tham gia đâu em” Đối với chủ tịch một số công đoàn cơ sở thường ít phổ biến các hoạt động xuống tới công nhân, nếu phổ biến nhiều khi cho có lệ, cũng không tích cực vận động, đẩy mạnh phong trào. Trong vấn đề bảo vệ quyền lợi của công nhân thì phải dựa trên thái độ của chủ doanh nghiệp, thường là không dám đấu tranh.

Trong KCN Đồng Văn hiện nay thì có một doanh nghiệp có thành lập tổ chức Đảng là công ty TNHH hệ thống dây dẫn Sumi. Bắt đầu thành lập Đảng từ năm 2014, đến nay đã có 18 đảng viên.

Từ những đặc điểm trên của công nhân KCN Đồng Văn cho thấy đây là một đội ngũ lao động đông đảo, tuổi đời còn trẻ, có sức khỏe và nhiệt huyết nhưng vẫn còn nhiều hạn chế về trình độ tay nghề, về quan hệ giao lưu, về điều kiện ăn ở, hoạt động đoàn thể…cần có sự quan tâm khắc phục để có thể phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững.

Một phần của tài liệu Văn hóa giải trí của công nhân tại khu công nghiệp đồng văn, tỉnh hà nam (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)