Nhận định về thực trạng văn hóa giải trí của CNLĐ tại KCN Đồng Văn hiện

Một phần của tài liệu Văn hóa giải trí của công nhân tại khu công nghiệp đồng văn, tỉnh hà nam (Trang 62 - 66)

Chương 3. Nhận định về văn hóa giải trí của CNLĐ tại KCN Đồng Văn hiện

3.2. Nhận định về thực trạng văn hóa giải trí của CNLĐ tại KCN Đồng Văn hiện

* Văn hóa giải trí cho CNLĐ tại KCN Đồng Văn còn thiếu các mô hình thiết chế văn hóa-xã hội cần thiết

Hiện nay những hoạt động giải trí dành cho công nhân lao động KCN Đồng Văn vẫn còn khá nghèo nàn.

Giải trí là nhu cầu hàng ngày đối với công nhân lao động, công nhân phải giải tỏa được những căng thẳng mệt mỏi sau một ngày làm việc thì mới có thể tiếp tục được công việc một cách năng suất hơn. Nhu cầu giải trí của công nhân cũng đa dạng, không chỉ đóng khung trong việc xem TV, “lướt” facebook, hát karaoke,…Mặc dù những hình thức giải trí do tư nhân mở ra để phục vụ công nhân KCN Đồng Văn cũng tương đối đa dạng, nhưng vẫn chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được nhu cầu của số đông công nhân lao động.

Hiện nay ở thị trấn Đồng Văn chưa có rạp chiếu phim, chưa có những mô hình giải trí cho cộng đồng như công viên, quảng trường,…Sự thiếu vắng những thiết chế văn hóa lành mạnh có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến một bộ phận công nhân lao động lựa chọn những hình thức giải trí mang tính tiêu cực như

59

cờ bạc, mại dâm,…Con em công nhân lao động không có sân chơi, không có nơi để vui chơi giải trí, thiếu thốn về cả cơ sở vật chất lẫn đời sống tinh thần.

Bởi luôn chịu áp lực công việc căng thẳng, đại bộ phận công nhân lao động không có thời gian và điều kiện để học tập nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cũng như tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, sinh hoạt cộng đồng. Có thể nói, công nhân lao động chưa được hưởng thụ đời sống văn hoá tinh thần tương xứng với thành quả của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.

Do áp lực cạnh tranh nên nhiều doanh nghiệp chỉ tập trung sản xuất, kinh doanh, ít quan tâm đến nhu cầu tinh thần của người lao động. Mặt khác, thu nhập như hiện nay của phần đông người lao động trong các khu công nghiệp về cơ bản chỉ đủ nuôi sống bản thân, phần tích lũy không đáng kể nên khó có điều kiện sử dụng các dịch vụ vui chơi, giải trí, thể thao ở bên ngoài bởi chi phí cao. Nhiều chủ doanh nghiệp chưa dành thời gian để tổ chức các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động như phổ biến, tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, giáo dục truyền thống, tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ, nâng cao trí lực, thể lực cho công nhân

Kết quả khảo sát đánh giá thực tế của Ban quản lý các KCN tỉnh Hà Nam thì có khoảng 80% CNLĐ trong các KCN trên địa bàn tỉnh có độ tuổi từ 18-30, chủ yếu là lao động phổ thông, trình độ học vấn hạn chế, khả năng nhận thức thấp, tinh thần tự học, tự rèn luyện, ý thức vươn lên còn yếu. Hơn nữa, thu nhập của phần đông CNLĐ chỉ đủ nuôi sống bản thân, phần tích lũy không đáng kể nên khó có điều kiện sử dụng các dịch vụ vui chơi, giải trí thể thao bên ngoài. Vì vậy, sau một ngày lao động với cường độ làm việc căng thẳng, đa phần CNLĐ trở về nhà trọ chỉ có một công cụ duy nhất để giải trí là điện thoại di động. Ngoài ra, những công nhân thuê trọ vì điều kiện phòng trọ còn nhiều thiếu thốn, nhiều người không ti vi, không sách báo cũng chẳng văn nghệ, thể dục thể thao và hiếm có điều kiện tham gia các hoạt động xã hộiTừ đó, dẫn đến CNLĐ thường xuyên trong tình trạng “đói văn hóa”, thiếu thông tin.

60

*Văn hóa giải trí của công nhân còn mang tính tự phát thiếu sự quan tâm đồng bộ của các cấp quản lý và các tổ chức xã hội liên quan

Văn hóa giải trí của công nhân vẫn còn mang tính tự phát cao, đặc biệt là những hình thức giải trí theo nhóm. Công nhân giải trí tự phát theo mức độ quan tâm của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào mạnh thì chú trọng hơn, quan tâm hơn. Những doanh nghiệp nhận thức tốt giá trị của công nhân đối với doanh nghiệp và tác động của việc giải trí, giao lưu đối tới công nhân thì thường chăm lo rất tốt đến văn hóa giải trí của công nhân. Một số công ty trong KCN Đồng Văn như công ty TNHH Honda, công ty TNHH dây và cáp điện Sumi đã xây dựng các sân chơi thể thao cho công nhân: sân bóng, sân cầu lông, bóng bàn, bàn bi-a, phòng tập thể hình,…Tạo điều kiện cho công nhân được hoạt động thể thao sau giờ làm việc. Một số ban lãnh đạo, chủ doanh nghiệp thường tổ chức cùng với công nhân ăn uống liên hoan, hát karaoke để có điều kiện gần gũi hơn với công nhân, giao lưu với công nhân và giao lưu giữa công nhân với nhau tăng cường sự đoàn kết. Bên cạnh đó, công nhân lao động thường tụ tập giải trí tự phát theo nhóm, theo tổ, theo chuyền.

Chủ yếu là ăn uống liên hoan, hát karaoke hay đá bóng, đánh cầu lông.

Các hình thức giải trí của công nhân chủ yếu là hình thức tự phát, chưa có sự quan tâm phối hợp của các tổ chức xã hội như công đoàn, đoàn thanh niên, phụ nữ,…Mặc dù công đoàn các KCN tỉnh Hà Nam thường tổ chức những hoạt động như giải bóng đá, giải cầu lông, giải tiếng hát công nhân,.. để tạo sân chơi cho công nhân nhưng vẫn còn hạn chế và không tổ chức được thường xuyên. Rất ít doanh nghiệp tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí tập thể nhân các sự kiện như 8/3, 26/3,…Một số công ty như công ty TNHH Honda Và TNHH Sumi có tổ chức một số hoạt động nhân ngày thành lập công ty nhưng một năm chỉ có một lần. Khảo sát tại công ty Liaan thì 85% công nhân lao động không tham gia đoàn thanh niên, hội phụ nữ, không biết đến những tổ chức này trong công ty mình. Công ty cũng không có hoạt động giải trí tập thể nào tổ chức cho công nhân trong những ngày đặc biệt.

*Văn hóa giải trí của công nhân nữ còn nghèo nàn

61

Một trong những đặc điểm của công nhân KCN Đồng Văn là công nhân nữ chiếm một số lượng lớn. KCN Đồng Văn với số lượng công nhân nữ lớn gần gấp rưỡi công nhân nam nên nhu cầu giải trí của công nhân nữ là không nhỏ, đòi hỏi những thiết chế, sân chơi dành riêng cho phụ nữ. Thế nhưng một vấn đề đặt ra là sân chơi dành cho công nhân nữ nghèo nàn, hầu như là không có. Hoạt động của công nhân nữ sau giờ làm việc thường là về nhà làm việc nhà, có thời gian thì xem TV, cầm điện thoại chơi game hoặc “lướt face”, thỉnh thoảng nhắn tin, “chat chít”

với bạn bè, người thân. Vì vậy mà hoạt động giải trí của công nhân nữ còn vẫn rất hạn chế, hầu như chỉ quanh quẩn ở việc xem TV, dùng điện thoại.

Hiện trong KCN Đồng Văn chỉ có công ty TNHH Honda Việt Nam xây dựng phòng tập gym dành cho nữ, ngoài ra không có một công ty nào có sân chơi dành riêng cho công nhân nữ. Những dịch vụ mở ra phục vụ công nhân như sân bóng đá, sân cầu lông, quán internet, game, … hầu như đều là sân chơi của công nhân nam sau giờ làm việc. Công nhân nữ với bản tính tương đối rụt rè, ngại giao tiếp thường

“không dám” tham gia những hình thức giải trí như vậy cùng với công nhân nam.

Vì vậy mà sân chơi dành cho công nhân nữ càng thu hẹp.

*Nhiều hình thức giải trí không lành mạnh

Ở xung quanh cổng KCN Đồng Văn bắt đầu xuất hiện những hình thức giải trí không lành mạnh như karaoke có nhân viên nữ phục vụ, tẩm quất matxa trá hình,..Những cơ sở này có số lượng tương đối nhiều, có đề biển và hoạt động hàng ngày. Nguyễn Văn T – 20 tuổi, công nhân công ty Showa Denko cho biết “mấy anh trong tổ còn có số điện thoại của các nhân viên, trước khi đi thì gọi điện trả giá, được thì mới đi”.

Bên cạnh đó đánh cờ bạc cũng là một hình thức giải trí nhiều công nhân nam lựa chọn. Theo như một công nhân công ty TNHH Honda cho biết thì tháng cứ 4 -5 lần đi đánh bạc, “gọi là đánh cho vui”, thắng thua có khi lên tới tiền triệu.

Bên cạnh đó nhiều công nhân lao động thường tụ tập rượu chè bê tha, chủ yếu đều là nam công nhân. Sau mỗi lần say rượu như vậy chỉ va chạm giữa người này với người kia trong nhóm hoặc với người của một nhóm khác dễ tạo thành một cuộc

62

đánh lộn, ẩu đả. Theo lời kể của chủ quán karaoke X men thì thỉnh thoảng lại có một hai cuộc ẩu đả tại quán, họ đánh nhau chỉ vì những va chạm nhỏ “rượu say vào nhầm phòng hay chẳng may nhìn đểu”. Những hình thức giải trí không lành mạnh như thế làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống gia đình của công nhân, tác động đến bộ phận những công nhân khác trong KCN. Những lần ẩu đả xô xát ảnh hưởng đến đời sống tinh thần và sức khỏe của công nhân lao động, ảnh hưởng đến công việc. Có trường hợp công nhân uống rượu say về muộn bị tai nạn dẫn đến tử vong.

Những công nhân thường đi tìm những dịch vụ tẩm quất matxa trá hình làm ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, nhiều trường hợp “ vợ biết mà không làm gì được”.

Một phần của tài liệu Văn hóa giải trí của công nhân tại khu công nghiệp đồng văn, tỉnh hà nam (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)