Chương 2. Thực trạng văn hóa giải trí trong đời sống của công nhân lao động ở KCN Đồng Văn
2.4. Nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu giải trí của CNLĐ
50
Có thể thấy với những công nhân phải làm việc với cường độ cao, tăng ca thường xuyên thì nhu cầu giải trí cũng rất lớn. Không chỉ là để giải tỏa những căng thẳng, những mệt mỏi sau thời gian làm việc, mà còn là nhu cầu để có thể thể hiện bản thân, được giao lưu, được giao tiếp, …
Hiện nay trong khu vực KCN Đồng Văn còn nghèo nàn, thiếu rất nhiều sân chơi cho công nhân lao động, cả nam và nữ. Hầu hết công nhân nữ hết giờ làm việc là về nhà, về phòng trọ. Họ làm việc nhà, chăm sóc con cái, hoạt động giải trí hàng ngày thường chỉ là xem TV, cầm điện thoại lướt Facebook, đọc báo mạng,… thỉnh thoảng thì cả nhà ra siêu thị chơi, cho con em công nhân được giải trí. Ở đây không có công viên, không có rạp chiếu phim, không có nơi vui chơi giải trí cho trẻ em,…
Từ những kết quả khảo sát, phát phiếu điều tra thu được tác giả tập trung vào 3 nhu cầu chính của công nhân lao động KCN Đồng Văn dưới đây:
2.4.1. Nhu cầu giải trí hàng ngày
Giải trí hàng ngày là một nhu cầu hết sức cần thiết đối với mọi người đặc biệt là công nhân lao động, khi họ phải lao động vất vả cả ngày, có thể còn tăng ca thêm buổi tối. Sau thời gian làm việc mệt mỏi thì giải trí là hoạt động giúp công nhân lấy lại cân bằng về cả thể lực và tinh thần, tái tạo sức lao động.
S TT
Hình thức giải trí Số lượng
Nam Nữ
1 Hát Karaoke 85,3% 52%
2 Internet 95% 93,5%
3 TV 82% 91%
4 Game 54% 27%
Từ bảng khảo sát nhu cầu giải trí hàng ngày của công nhân lao động ta thấy được hình thức giải trí phổ biến nhất là xem TV và sử dụng Internet. Đây là hình thức giải trí phổ biến đối với tất cả mọi người, dễ dàng sử dụng, có tính giải trí cao. Điều này cho thấy các hình thức giải trí cho công nhân lao động KCN Đồng Văn vẫn tương đối nghèo nàn, hầu hết công nhân lao động sau giờ làm việc là về nhà và giải
51
trí những hình thức phổ biến tại nhà với một vài hoạt động thường xuyên như xem TV, Internet, thỉnh thoảng mới đi hát karaoke, đi chơi game, đi uống café, trà đá.
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng nghèo nàn nhu cầu giải trí hàng ngày, thứ nhất là do công nhân lao động không có nhiều thời gian để tham gia các hình thức giải trí khác. Theo kết quả khảo sát có đến 71% công nhân lao động thường xuyên tăng ca, vì vậy thời gian dành cho việc giải trí khá là hạn chế, TV và điện thoại phổ biến và tiện dụng hơn. Thứ hai, do KCN Đồng Văn chưa có nhiều hình thức giải trí dành cho công nhân lao động. Không có rạp chiếu phim, khu vui chơi cho trẻ em, công viên,… phục vụ cho nhu cầu giải trí. Công nhân lao động khi có nhu cầu xem phim thì phải đến thành phố lớn như Hà Nội. Khu vui chơi cho trẻ em thì chỉ là một hai hình thức như thú nhún, cầu trượt, nhà bóng tự phát do người dân mở ra kinh doanh, vẫn chưa có khu vực dành riêng cho trẻ em. Thứ ba, đời sống vật chất của công nhân lao động vẫn còn khó khăn, kinh tế chưa ổn định, vì vậy tiền bỏ ra để giải trí vẫn còn hạn chế.
2.4.2. Nhu cầu giải trí trong hoạt động thể thao
Công nhân lao động làm việc chủ yếu nhờ vào sức khỏe, vì vậy việc rèn luyện thể chất thường xuyên, nâng cao tinh thần, nâng cao sức khỏe là một hoạt động cần thiết. Vì vậy các hoạt động thể thao ngoài đáp nhu cầu rèn luyện sức khỏe còn đáp ứng nhu cầu giải trí cho công nhân lao động.
Đối với công nhân nam thì sân chơi thể thao đa dạng và phổ biến hơn, có sân bóng đá, sân cầu lông, bóng bàn, phòng tập gym. Theo khảo sát thì bóng đá là hình thức công nhân nam tham gia nhiều nhất chiếm 42%, tập thể hình chiếm 37%, cầu lông, bóng bàn hạn chế hơn chiếm 25%. Hiện nay xung quanh khu vực KCN Đồng Văn có 2 sân bóng tiêu chuẩn, 4 phòng tập thể hình nhỏ, ít máy móc, máy móc chưa hiện đại, ba sân cầu lông dành cho công nhân lao động trong nhà văn hóa công nhân, 1 bể bơi tư nhân. Ngoài ra một số công ty có sân bóng đá, bóng bàn, cầu lông riêng, nhưng còn hạn chế, chỉ ở một vài công ty lớn. Trong khi đó theo thống kê đến 31/04/2016 thì số công nhân lao động nam trong KCN Đồng Văn là 14.201 người.
Với số lượng công nhân như vậy thì sân bóng, phòng tập thể hình, sân cầu lông,..
52
chưa đủ để đáp ứng nhu cầu rèn luyện sức khỏe hàng ngày cả công nhân nam.
Thường thì người thuê sân bóng phải gọi điện đặt trước một ngày thì mới có sân để đá bóng. Chưa kể đến một số hoạt động thể thao khác như bóng chuyền, bơi lội, tennis,... vẫn còn hạn chế sân chơi.
Đối với công nhân nữ thì sân chơi thể thao hạn chế hơn, chỉ 21% công nhân nữ tham gia thể thao sau giờ làm việc, họ tham gia chủ yếu là bộ môn cầu lông. Với tâm lý rụt rè do ít va chạm, ít tham gia các hoạt động thể thao nên công nhân nữ thường không dám tham gia các hoạt động thể thao. Tính đến thời điểm hiện tại chỉ có duy nhất một phòng tập aerobic dành cho phụ nữ nhưng hạn chế người tham gia do phòng tập nhỏ, ngoài ra không có một hình thức thể thao nào dành riêng cho công nhân nữ. Công nhân nữ nếu muốn tham gia các hoạt động thể thao khác như đá bóng, cầu lông hay tập thể hình thì phải tham gia chung với lao động nam. Từ tâm lý vốn rụt rè, lại không có sân chơi dành riêng cho nữ, vì vậy lao động nữ thường không tham gia các hoạt động thể dục thể thao.
Lao động nữ cũng có những nhu cầu tham gia rèn luyện sức khỏe, đặc biệt là lao động nữ chưa có gia đình. Hiện nay với số lượng chiếm 70 % công nhân toàn KCN, công nhân nữ đóng một vai trò quan trọng trong chất lượng sản xuất của các doanh nghiệp trong KCN Đồng Văn. Nâng cao đời sống tinh thần, nâng cao sức khỏe cho công nhân nữ là việc không thể thiếu. Trong khi đó sân chơi thể thao dành cho nữ hầu như không có, một số bộ môn phù hợp với nhu cầu của lao động nữ như cầu lông, bóng bàn, bơi lội, aerobic, yoga,…rất hạn chế. Theo kết quả khảo sát số lượng công nhân tham gia rèn luyện thể thao rất thấp chỉ 21%, nguyên nhân là do công nhân lao động nữ không có sân chơi, không có môi trường của riêng mình.
Thứ hai, khi được khảo sát tại sao không tham gia thể thao thì thường xuất phát từ không có thời gian, không có tiền. Các công nhân nữ khi đã có gia đình thường bị hạn chế về thời gian, kinh tế, do việc chăm sóc cho gia đình không tạo điều kiện để có thể rè luyện sức khỏe. Công nhân nữ vẫn luôn có nhu cầu tham gia rèn luyện sức khỏe nhưng hạn chế sân chơi và điều kiện thời gian.
53
2.4.3. Nhu cầu giải trí để được thể hiện bản thân
Công nhân lao động thường tổ chức các hoạt động tập thể như ăn uống liên hoan, hát karaoke, tụ tập trà đá, café,...Đây là hoạt động giúp cho công nhân lao động có thể giao lưu, giao tiếp nhiều hơn với nhau, tăng cường tình cảm với nhau khi làm việc chung một nhóm, một công ty.
Những hoạt động tập thể là những hoạt động mang tính xã hội, thể hiện rõ văn hóa của tầng lớp công nhân lao động. Mỗi một nhóm người sẽ có những văn hóa nhóm riêng, được tạo ra do môi trường sống, môi trường xã hội có nét tương đồng. Công nhân lao động là một nhóm người trong xã hội, họ làm việc cho các doanh nghiệp mang tính chất công nghiệp, máy móc, dây chuyền. Chủ yếu là những người có nguồn thu nhập và kinh tế chưa ổn định. Đặc biệt là những công nhân sống trong một khu vực, một môi trường sống tương đối giống nhau như KCN Đồng Văn. Đối với nhóm công nhân lao động thì nhu cầu giao tiếp là một nhu cầu văn hóa tương đối đặc trưng. Khác với các tầng lớp khác trong xã hội, công nhân lao động làm việc dựa trên sức khỏe của bản thân, thời gian làm việc kéo dài, dẫn đến những mệt mỏi, ẩn ức dồn nén. Việc giao tiếp, thể hiện bản thân mình không đơn thuần là giao tiếp, trò chuyện mà còn là phương thức để họ lấy lại cân bằng trong đời sống tinh thần, giải tỏa những căng thẳng, dồn nén trong công việc.
Theo kết quả khảo sát thì hoạt động tập thể như liên hoan, hát karaoke, trà đá được công nhân tham gia tương đối nhiều. Đây là những hoạt động chiếm số lượng lớn trong các hình thức giải trí của công nhân lao động, 76% công nhân lao động đi hát karaoke 2-3 lần/ tuần. Trong số các hoạt động giải trí của công nhân thì quán karaoke và quán ăn được mở ra nhiều nhất, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của công nhân lao động. Bởi vì tác động tích cực của nó đến tinh thần của công nhân nên chủ các doanh nghiệp, những người quản lý doanh nghiệp thường cùng công nhân tham gia các hoạt động tập thể đó để tăng cường tinh thần đoàn kết trong công ty, mục tiêu cuối cùng vẫn là nâng cao năng suất lao động.
54
Tiểu kết chương 2
Khu công nghiệp Đồng Văn là một khu vực kinh tế trọng điểm của tỉnh Hà Nam, một trong những vệ tinh của Hà Nội, tuy nhiên thị trấn Đồng Văn vẫn là một khu vực nhỏ, chưa được quy hoạch toàn diện, còn nhiều hạn chế trong các thiết chế giải trí.
Công nhân lao động chiếm một số lượng lớn trong đời sống xã hội của cư dân khu vực Đồng Văn, luôn là đối tượng để cư dân trong khu vực phát triển kinh tế.
Những nhu cầu giải trí của công nhân lao động về cơ bản cũng đã được đáp ứng, tuy nhiên hầu hết là các dịch vụ tư nhân tự phát, không có quy hoạch phát triển, không có sự quản lý đầy đủ của các ban, ngành quản lý. Từ đó có thể dẫn đến những mặt trái trong đời sống xã hội của công nhân lao động, do không có sự quản lý đầy đủ.
Các hoạt động giải trí dành cho công nhân lao động vẫn còn rất hạn chế, chưa đầy đủ, đặc biệt là những sân chơi dành cho công nhân nữ và trẻ em, hầu hết là những hoạt động nhỏ, lẻ tẻ.
Với số lượng lớn công nhân của KCN Đồng Văn, nhu cầu giải trí là rất lớn và cần thiết. Đáp ứng được nhu cầu giải trí của công nhân lao động là mục tiêu lớn của tỉnh Hà Nam để có thể tạo điều kiện tốt nhất, hạn chế những mặt trái, giúp công nhân có thể làm việc trong một môi trường lành mạnh.
55 Chương 3