Nhận định về vai trò của văn hóa giải trí tới đời sống của CNLĐ

Một phần của tài liệu Văn hóa giải trí của công nhân tại khu công nghiệp đồng văn, tỉnh hà nam (Trang 59 - 62)

Chương 3. Nhận định về văn hóa giải trí của CNLĐ tại KCN Đồng Văn hiện

3.1. Nhận định về vai trò của văn hóa giải trí tới đời sống của CNLĐ

Tác giả Đinh Thị Vân Chi cho rằng nhu cầu giải trí được gắn với thời gian rỗi vì: “Thời gian dành cho hoạt động giải trí, thời gian rỗi, là những khoảng thời gian mà cá nhân không bị bức bách bởi những nhu cầu sinh tồn, không bị chi phối bởi những nghĩa vụ cá nhân hoặc sự đòi hỏi bởi nhu cầu vật chất. Con người hoàn toàn tự do, thoát khỏi những băn khoăn, lo lắng thường nhật. Khi đó, với sự thanh thản về trí óc, sự bay bổng về tâm hồn, họ tìm đến những hoạt động giải trí.” [5,Tr.24]

Giải trí cũng là nhu cầu của con người vì nó đáp ứng những đòi hỏi bức thiết từ phía cá nhân. Nhu cầu giải trí là động cơ của hoạt động giải trí. Khi xuất hiện nhu cầu giải trí, con người bị thôi thúc hành động để thỏa mãn nhu cầu đó. Nhu cầu giải trí thuộc các bậc cao của thang nhu cầu con người do không gắn liền với sự tồn tại sinh học mà là sự vươn cao, nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần, tự hoàn thiện và tự khẳng định mình.

Công nhân lao động là những người làm việc dựa vào sức khỏe, thể lực. Mỗi ngày làm việc thường là 8 tiếng, nhiều công ty thường xuyên tăng ca lên đến 12 -14 tiếng. Với thời gian làm việc kéo dài như vậy, dây chuyền sản xuất lại đòi hỏi mức độ tập trung cao, chỉ sai sót là ảnh hưởng đến cả dây chuyền, ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Vì vậy mức độ căng thẳng, mệt mỏi của công nhân sau giờ làm việc là rất lớn. Giải trí khi đó đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Trước hết giải trí tác động đến đời sống tinh thần của công nhân lao động, giúp cho họ giải tỏa được những căng thẳng mệt mỏi, những ức chế, dồn nén trong công việc. “ Bọn em chỉ mong đến ngày nhận lương để mấy anh chị em còn liên hoan hát hò” chị H - 24 tuổi đang làm việc tại công ty TNHH Hồng Hà cho biết. Đối với công nhân lao động nhu cầu giải trí có thể nói là nhu cầu cần thiết nhất, tác động trực tiếp tới đời sống tinh thần của những người lao động.

56

Bên cạnh đó giải trí còn tác động đến thể xác, xoa dịu những mệt mỏi, giúp tái tạo lại sức lao động. Những hoạt động thể thao như đá bóng, cầu lông,… không chỉ để rèn luyện thể lực, rèn luyện sức khỏe, nâng cao chất lượng công việc. Thể thao cũng là phương pháp giải tỏa những căng thẳng nằm sâu trong tinh thần, trong tư tưởng. Nhờ có những hoạt động thể thao mà công nhân giải tỏa được những mệt mỏi, dồn nén trong công việc của ngày hôm đó, sẵn sàng cho ngày làm việc hôm sau. Anh Nguyễn Văn L – 31 tuổi công nhân công ty TNHH Showa Denko cho biết : “ Thu nhập 5 triệu đồng/tháng cũng tạm đủ trang trải các khoản chi phí sinh hoạt. Nhưng ngoài giờ làm việc, mấy anh em cùng nhà trọ không biết làm gì ngoài việc xem ti vi, “chat, chit” qua điện thoại để giải trí, hôm nào đi đá bóng với anh em là hôm đấy về tinh thần thoải mái.

Như vậy, văn hóa giải trí tác động sâu sắc tới đời sống tinh thần của công nhân lao động, nó là bậc thang giúp công nhân tiếp tục với công việc hàng ngày của mình, tái tạo sức lao động cho công nhân, giúp nâng cao năng suất công việc, nâng cao khả năng sáng tạo của công nhân.

3.1.2. Văn hóa giải trí góp phần nâng cao hiểu biết xã hội và chất lượng đời sống tinh thần CNLĐ

Giải trí không chỉ là một phương tiện để người lao động giải tỏa căng thẳng trong tinh thần và thể xác, giải trí còn góp phần nâng cao hiểu biết xã hội cho công nhân lao động.

Có rất nhiều hình thức giải trí, hát hò, giao lưu bạn bè, thể thao,…Mỗi một hình thức giải trí lại mang lại những tác động khác nhau đến công nhân. Những cuộc gặp gỡ bạn bè, những hội thi, các chương trình giải trí trên TV, mạng xã hội ,… cập nhật rất nhiều thông tin xã hội hàng ngày cho công nhân lao động. Có thể nói TV và mạng xã hội hiện nay là những phương tiện truyền thông tốt nhất, tiện ích nhất đối với mọi người đặc biệt là công nhân – những người lao động thường xuyên không có thời gian đọc sách, báo, cập nhật tin tức. Hàng ngày hàng giờ những mạng xã hội như Facebook, Zalo,…đưa lên những tin tức thời sự trong nước và cả quốc tế, những tin tức “nóng hổi” được cập nhật liên tục như Formosa

57

xả thải, Trung Quốc và Biển Đông, thực phẩm bẩn, những tấm gương vượt khó,....

Vì vậy mà công nhân dù đi làm cả ngày vẫn có thể nắm bắt được tin tức xã hội, nâng cao hiểu biết về cộng đồng. “ May nhờ có facebook thì bọn em mới biết một chút thông tin, chứ nếu không bọn em đi làm cả ngày, tối về mệt chỉ muốn đi ngủ , chẳng bao giờ có thời gian đọc báo, ngoài kia như nào cũng không biết gì cả” bạn Nguyễn Thị V – 22 tuổi, công nhân công ty Liaan cho biết.

Văn hóa giải trí còn có vai trò giúp người lao động nâng cao chất lượng đời sống tinh thần. Nhờ có các hoạt động giải trí mà những mệt mỏi, căng thẳng trong đời sống tinh thần của người lao động được giải tỏa, nhờ đó mà chất lượng đời sống tinh thần được nâng lên.

Ngoài giờ làm việc tại công ty, trở về nhà thuê trọ, hoạt động văn hóa tinh thần của công nhân thường là xem truyền hình, chăm sóc gia đình, con cái, gọi điện hỏi thăm gia đình, bạn bè... Anh Đặng Minh T– 30 tuổi, công nhân công ty Showa Denko giãi bày: “Sau thời gian làm việc vất vả, phần lớn công nhân, lao động đều có nguyện vọng được tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí hoặc đi du lịch để cân bằng cuộc sống, giải tỏa căng thẳng. Nhưng mà do yêu cầu công việc phải làm ca, nên hầu như công nhân, lao động không có điều kiện tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, nâng cao đời sống tinh thần.”

Công nhân lao động hầu hết đều có mong muốn được giải trí, nâng cao đời sống tinh thần sau thời gian làm việc cả ngày. Tuy nhiên không phải ai cũng có điều kiện để tham gia vào các hoạt động giải trí, vì vậy mà đời sống tinh thần của công nhân KCN Đồng Văn tương đối nghèo nàn.

3.1.3. Văn hóa giải trí góp phần giao lưu văn hóa – thúc đẩy các mối quan hệ xã hội

Văn hóa giải trí là chiếc cầu nối, giúp công nhân lao động có thể giao lưu với nhau nhiều hơn, phát triển các mối quan hệ xã hội nhiều hơn. Những hình thức giải trí tập thể như trà đá, karaoke, ăn uống liên hoan,…là cơ hội để công nhân giao tiếp nhiều hơn. Trước hết là giao tiếp với những người trong cùng một tổ, một chuyền, thứ hai là giao tiếp với những người quản lý, ban lãnh đạo doanh nghiệp. Nguyễn

58

Thị L – 24 tuổi, công nhân nữ công ty TNHH Sengyang VN cho biết “ Một tuần có khi bọn em đi chơi 1-2 lần, cứ đi ăn rồi lại đi hát. Vừa vui, mọi người lại hòa đồng”.

Việc cùng nhau tham gia vào một hình thức giải trí tập thể làm cho công nhân có cơ hội giao tiếp với nhau, trò chuyện với nhau, hiểu nhau hơn, có nhiều tình cảm với nhau hơn. Nhờ đó mà khi đến làm việc ở công ty tinh thần thoải mái, không bị áp lực đồn nén, yêu thích công việc của mình hơn. Những mối quan hệ xã hội được mở rộng hơn nhờ vào việc giải trí cùng nhau “ cùng ăn, cùng chơi, cùng làm” . Công nhân lao động là tầng lớp chủ yếu làm việc chân tay, đời sống tình cảm tương đối đơn giản, chân thật, không cầu kì , màu mè. Vì vậy mà việc giải trí tập thể giúp cho công nhân được giao tiếp nhiều hơn, những mối quan hệ trong công ty được thắt chặt hơn, mở rộng hơn.

Một phần của tài liệu Văn hóa giải trí của công nhân tại khu công nghiệp đồng văn, tỉnh hà nam (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)