CHƯƠNG II PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY TẠI
2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY ĐẾN HỘ NÔNG DÂN CỦA NGÂN HÀNG NN&PTNT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIO LINH
2.2.2. Tình hình doanh số thu nợ đối với hộ nông dân của Ngân hàng qua 3 năm 2007-2009
2.2.2.1. Doanh sốthu nợphân theo thời hạn vay
DSTN thể hiện chất lượng tín dụng tại Ngân hàng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng vì khoản nợ nếu được thu hồi đầy đủ là những khoản nợ có chất lượng đảm bảo đồng thời nó cũng thể hiện năng lực hoạt động của các cán bộ tín dụng. Trong những năm qua công tác thu nợ của Ngân hàng NN&PTNT huyện Gio Linh đang rất được chú trọng. Việc cho vay vốn và thu hồi vốn có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu cán bộ tín dụng làm tốt công tác cho vay đối với khách hàng tức là xác định đúng đối tượng cho vay và giá trị của khoản vay thì công tác thu hồi vốn sẻ được thực hiện một cách dễ dàng và ngược lại.
Đại học Kinh tế Huế
27678
37318
86394
14555 19728
42593 42233
57046
128987
0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000
2007 2008 2009
Năm
Tri
ệuđồ ng
ngắn hạn Trung hạn DS thu nợ
Biểu đồ 3: Tình hình doanh số thu nợ của Ngân hàng NN&PTNT huyện Gio Linh qua 3 năm 2007-2009.
Qua biểu đồ ta thấy, DSTN đối với hộ nông dân trong thời gian qua liên tục tăng lên. Cụ thể, năm 2007 DSTN đạt 42.223 tr.đ, sang năm 2008 con số này là 57.046 tr.đ tăng 14.813 tr.đ so với năm 2007. Đến năm 2009 DSTN đạt 128.987 tr.đ tăng 71941 tr.đ so với năm 2008. Trong đó ta thấy DSTN ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn DSTN trung hạn. Năm 2008 DSTN ngắn hạn là 37.318 tr.đ chiếm 65,4% trong tổng DSTN tăng 9.640 tr.đ so với năm 2007. Đến năm 2009 DSTN đạt 86.394 tr.đ chiếm 67% trong tổng DSTN.
2.2.2.2. Tình hình doanh sốthu nợtheo ngành kinh tếvà thành phần kinh tế của Ngân hàng NN&PTNT huyện Gio Linh qua 4 năm 2007-2009
- Tình hình doanh sốthu nợtheo thành phần kinh tế
Quan sát bảng 4 ta thấy năm 2007 DSTN hộ nông dân đạt 42.233 tr.đ chiếm 64.9% trong tổng DSTN. Sang năm 2008 DSTN đạt 57.046 tr.đ tăng 35,1%
so với năm 2007. Đến năm 2009 DSTN của Ngân hàng đạt 128.987 tr.đ tăng 126,1% so với năm 2008. Như vậy ta thấy tình hình thu nợ đối với các hộ nông dân trong thời gian qua khá tốt. Để có được những thành tựu đó là nhờ Ngân hàng đã làm tốt công tác đào tạo cán bộ nhằm nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng. Một
Đại học Kinh tế Huế
yếu tố hết sức quan trọng góp phần nâng cao khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng đó là việc người nông dân đã biết tính toán và sử dụng có hiệu quả đồng vốn của mình dẫn đến việc hoàn trả đúng hẹn nợ gốc và lãi cho Ngân hàng.
Bên cạnh đó DSTN của Ngân hàng đối với các DN ngoài quốc doanh cũng tăng lên theo từng năm. Năm 2007 DSTN là 8.767 tr.đ. Sang năm 2008 DSTN đạt 17.275 tr.đ tăng 97% so với năm 2007. Đến năm 2009, DSTN đạt 45.580 tr.đ tăng 163,8 % so với năm 2009. Sự tăng lên này thể hiện sự làm ăn có hiệu quả các DN ngoài quốc doanh ở trên địa bàn đồng thời cho thấy các doanh nghiệp này đang dần quan tâm đến Ngân hàng và muôn thiết lập mối quan hệ lâu dài để hai bên cùng có lợi.
Đối với các thành phần kinh tế khác DSTN cũng tăng lên qua các năm. Cụ thể năm 2007 DSTN đạt 14.078 tr.đ chiếm 21,6% trong tổng DSTN. Đến năm 2009 DSTN đạt 32.247 tr.đ tăng 16.157 tr.đ so với năm 2008.
-Tình hình doanh sốthu nợtheo ngành kinh tế.
Tương ứng với sự tăng lên của DSCV của ngành nông nghiệp thì DSTN của ngành nông nghiệp cũng tăng lên và luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng DSTN của Ngân hàng. Cụ thể năm 2007 DSTN là 44.574 tr.đ chiếm 68,5% trong tổng DSTN. Sang năm 2008, DSTN đạt 57.209 tr.đ tăng 28,3% so với năm 2007. Đến năm 2009, DSTN là 90.597 tr.đ chiếm 43,8% trong tổng DSTN, tăng 58,4% so với năm 2008. Tương ứng với tỷ lệ tăng về DSCV thì DSTN của ngành nông nghiệp cũng tăng lên nhưng tỷ lệ tăng này đang giảm dần trong tổng cơ cấu DSTN của toàn Ngân hàng.
Thương mại- dịch vụ là một trong những ngành đang được quan tâm phát triển của huyện. Hiện nay số hộ kinh doanh thương mại - dịch vụ trên địa bàn đang mở rộng và rất có tiềm năng, góp phần cải thiện tình hình kinh tế của huyện nhà.
Nhìn vào bảng ta thấy tình hình thu nợ của Ngân hàng trong những năm qua có nhiều biến động. Cụ thể, năm 2007 DSTN của ngành chỉ có 100 tr.đ chiếm 0,1%
trong tổng DSTN. Sang năm 2008 DSTN của ngành đạt 3.092 tr.đ chiếm 3,4%
trong tổng DSTN, tăng 2.992 tr.đ so với năm 2007.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 4: Tình hình doanh số thu nợ của Ngân hàng qua 3 năm 2007-2009
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh
Tr.đ % Tr.đ % Tr.đ % 2008/2007 2009/2008
Tr.đ % Tr.đ %
Tổng 65.078 100 90.411 100 206.814 100 25.333 38,9 116.403 128,7
I. Doanh số thu nợ phân theo thành phần kinh tế
Hộ nông dân 42.233 64,9 57.046 63,1 128.987 62,4 14.813 35,1 71.941 126,1
DN ngoài quốc doanh 8.767 13,5 17.275 19,1 45.580 22,0 8.508 97,0 28.305 163,8
Khác 14.078 21,6 16.090 17,8 32.247 15,6 2.012 14,3 16.157
II. Doanh số thu nợ phân theo ngành kinh tế
Nông nghiệp 44.574 68,5 57.209 63,3 90.597 43,8 12.635 28,3 33.388 58,4
TM-Dịch vụ 100 0,1 3.092 3,4 33.586 16,2 2.992 2992 30.494 986,2
Khác 20.404 31,4 30.110 33,3 82.631 40,0 9.706 47,6 52.521 174,4
( Nguồn: Sốliệu phòng kinh doanh)
Đại học Kinh tế Huế
Đến năm 2009 DSTN đạt 33.586 tr.đ chiếm 16,2% trong tổng DSTN, tăng 986,2% so với năm 2008. Đây là một tỷ lệ tăng rất cao thể hiện được vai trò của ngành thương mại- dịch vụ đang tăng lên trong cơ cấu của huyện và phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện cũng như của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Các ngành khác trong cơ cấu ngành kinh tế của huyện cũng đang có xu hướng tăng lên. Cụ thể năm 2007 DSTN của các ngành khác là 20.404 tr.đ chiếm 31,4% trong tổng DSTN. Đến năm 2009 DSTN đạt 82.631 tr.đ chiếm 40,0%, tăng 52.521 tr.đ so với năm
Qua đó ta thấy công tác thu nợ của Ngân hàng NN&PTNT huyện Gio Linh đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Ngân hàng đã có nhiều biện pháp thu hồi nợ hợp lý, sáng tạo đã tạo điều kiện cho việc thu hồi nợ nhanh chóng và thuận lợi.
Tuy nhiên một vấn đề cấp bách để giải quyết những khó khăn trong việc thu nợ đó là đội ngũ cán bộ còn thiếu. Hiện nay toàn bộ các khâu trong công tác cho vay hộ nông dân từ thẩm định hồ sơ, phương án sản xuất kinh doanh đến việc kiểm tra giám sát vốn vay, đôn đốc thu lãi hàng tháng và thu nợ cho vay theo các kỳ đều do cán bộ tín dụng thực hiện. Khối lượng công việc khá lớn cộng thêm việc số lượng cán bộ tín dụng ở Ngân hàng còn rất ít trong khi đó địa bàn huyện Gio Linh lại khá rộng, mỗi cán bộ tín dụng phải phụ trách 3 đến 4 xã. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến năng suất công việc của các cán bộ tín dụng và làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh chung của toàn Ngân hàng.