CHƯƠNG II PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY TẠI
2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY ĐẾN HỘ NÔNG DÂN CỦA NGÂN HÀNG NN&PTNT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIO LINH
2.2.4. Tình hình dư nợ quá hạn của Ngân hàng qua 3 năm 2007-2009
Tổng dư nợ càng tăng chứng tỏ quy mô hoạt động của Ngân hàng ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên nếu để xảy ra tình trạng nợ quá hạn thì sẻ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. DNQH là chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Nếu tỷ lệ này cao thì Ngân hàng đang hoạt động không hiệu quả hay nói cách khác chất lượng tín dụng của Ngân hàng còn thấp.
Biểu đồ dưới thể hiện tình hình dư nợ quá hạn của các hộ nông dân tại Ngân hàng NN&PTNT huyện Gio Linh. Nhìn vào biểu đồ ta thấy, năm 2007 DNQH là 861 tr.đ, năm 2008 DNQH là 1.013 triệu đồng tăng 152 triệu đồng, đến năm 2009 DNQH là 1.598 tr.đ. Quan sát biểu đồ ta thấy DNQH của vốn trung hạn chiếm tỷ trọng cao hơn vốn ngắn hạn. Năm 2007 DNQH vốn trung hạn là 631 tr.đ chiếm 73,3%. Đến năm 2009 DNQH của vốn trung hạn đạt 902 tr.đ chiếm 56,4%
trong tổng DNQH tăng 350 tr.đ. Qua 3 năm ta thấy DNQH của Ngân hàng tăng lên. Một mặt là vì quy mô của ngân hàng trong những năm qua cũng không ngừng tăng lên, mặt khác vì trong những năm vừa qua thiên tai, dịch bệnh xảy ra liên miên, gây thiệt hại đến mùa màng của người nông dân. Điều này đã làm ảnh
Đại học Kinh tế Huế
hưởng đến năng suất cây trồng và vật nuôi gây nhiều khó khăn cho người nông dân vì vậy đã làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của họ. Vì vậy Ngân hàng cần có những biện pháp để nông dân đang gặp khó khăn để giúp họ vượt qua những khó khăn trước mắt giúp đỡ những người.
230
461 631 696
552 861 902
1013
1598
0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800
2007 2008 2009
Năm
Tri
ệuđồ ng
ngắn hạn trung hạn DN quá hạn
Biểu đồ 5. Dư nợ quá hạn của hộ nông dân phân theo thời hạn vay qua 3 năm 2007-2009.
2.2.4.2. Tình hình dư nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế và ngành kinh tếtại Ngân hàng NN&PTNT huyện Gio Linh qua 3 năm 2007-2009
- Tình hình dư nợquá hạn phân theo thành phần kinh tế.
Quan sát bảng 6 ta thấy, DNQH của Ngân hàng chủ yếu là từ hộ nông dân và các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Năm 2007, DNQH của hộ nông dân là 861 tr.đ chiếm 68,9%, năm 2008 DNQH hộ nông dân là 1.013 tr.đ chiếm 36,7%, tăng 17,6% so với năm 2007, đến năm 2009 DNQH hộ nông dân là 1.598 tr.đ chiếm 35,4% tăng 57,7% so với năm 2008. Như vậy qua 3 năm DNQH hộ nông dân có tăng lên nhưng tỷ lệ tăng không đáng kể và tỷ trọng đang có xu hướng giảm dần. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy các hộ nông dân đã sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả nên hộ nông dân đã trả nợ đúng hạn hơn.
Đại học Kinh tế Huế
Đối với các DN ngoài quốc doanh và các thành phần kinh tế khác thì tình hình DNQH cũng liên tục tăng qua các năm. Năm 2007, DNQH của các DN ngoài quốc doanh là 248 tr.đ chiếm 19,8%, đến năm 2009 DNQH là 1.194 tr.đ tăng 55,3% so với năm 2008. Nguyên nhân của sự tăng mạnh DNQH là do thiên tai xảy ra liên miên, nền kinh tế khủng hoảng đã ảnh hưởng đến các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp gặp rủi ro chính vì vậy khả năng thanh toán đúng hạn của các DN cũng bị hạn chế.
-Tình hình dư nợquá hạn theo ngành kinh tế.
Trong 3 năm qua, tình hình DNQH của các ngành kinh tế cũng có nhiều biến động. Đối với ngành nông nghiệp, DNQH năm 2007 là 754 tr.đ chiếm 60,3%.
Đến năm 2008 DNQH là 1.589 tr.đ tăng 110,1% so với năm 2007. Đến năm 2009,DNQH của ngành là 2.741 tr.đ chiếm 60,7% tăng 72,5% so với năm 2008.
Đối với ngành thương mại-dịch vụ, khả năng thanh toán nợ khá tốt thể hiện ở bảng dưới. Năm 2007, không có trường hợp nào quá hạn, trong thời gian này DSCV của ngành này tương đối ít và chủ yếu là vay các món nhỏ chính vì vậy có thể trả nợ một cách dể dàng. Đến năm 2008 DNQH là 110 tr.đ. Đến năm 2009 DNQH đạt 398 tr.đ chiếm 8,8% tăng 261,8% so với năm 2008. Tình hình DNQH của các ngành khác trong 3 năm vừa qua liên tục tăng lên và chiếm tỷ trọng khá cao. Cụ thể năm 2008 DNQH là 1.062 tr.đ chiếm 38,5% tăng 114,1% so với năm 2007. Đến năm 2009, DNQH đạt 1.378 tr.đ chiếm 30,5% trong tổng DNQH tăng 29,7 so với năm 2008.
Tóm lại qua 3 năm ta thấy DNQH của ngành nông nghiệp đã giảm xuống.
Có được điều này là nhờ sự nổ lực cố gắng sử dụng có hiệu quả đồng vốn của người dân đồng thời là sự tận tâm của các cán bộ tín dụng đã luôn theo sát khách hàng của mình và có trình độ quản lý tốt các dự án từ đó nâng cao được hiệu quả của các hoạt động kinh doanh.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 6: Tình hình dư nợ quá hạn của Ngân hàng NN&PTNT huyện Gio Linh qua 3 năm 2007-2009
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh
Tr.đ % Tr.đ % Tr.đ %
2008/2007 2009/2008
Tr.đ % Tr.đ %
Tổng 1.250 100 2.761 100 4.517 100 1.511 120,9 1.756 63,6
I.Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế
Hộ nông dân 861 68,9 1.013 36,7 1.598 35,4 152 17,6 585 57,7
DN ngoài quốc doanh 248 19,8 769 27,9 1.194 26,4 521 210,1 425 55,3
Khác 141 11,3 979 35,4 1.725 38,2 838 594,3 746 76,2
II. Nợ quá hạn theo ngành kinh tế
Nông nghiệp 754 60,3 1.589 57,5 2.741 60,7 835 110,7 1.152 72,5
TM- Dịch vụ - - 110 4,0 398 8,8 110 110,0 288 261,8
Khác 496 39,7 1.062 38,5 1.378 30,5 566 114,1 316 29,7
( Nguồn: Sốliệu phòng kinh doanh)
Đại học Kinh tế Huế