Tình hình dư nợ đối với hộ nông dân của Ngân hàng NN&PTNT huyện Gio Linh qua 3 năm 2007-2009

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay và sử dụng vốn vay của các hộ nông dân tại ngân hàng NNPTNT huyện gio linh, quảng trị (Trang 31 - 35)

CHƯƠNG II PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY TẠI

2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY ĐẾN HỘ NÔNG DÂN CỦA NGÂN HÀNG NN&PTNT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIO LINH

2.2.3. Tình hình dư nợ đối với hộ nông dân của Ngân hàng NN&PTNT huyện Gio Linh qua 3 năm 2007-2009

2.2.3.1. Tình hình dư nợphân theo thời hạn vay.

Nhìn vào biểu đồ ta thấy, tình hình dư nợ của Ngân hàng qua 3 năm đều tăng lên. Cụ thể là năm 2008 dư nợ của Ngân hàng là 70.037 tr.đ tăng 13.979 tr.đ so với năm 2007. Năm 2009 con số này là 108.833 tr.đ tăng 38.763 tr.đ so với năm 2008. Cũng từ biểu đồ ta thấy dư nợ trung hạn chiếm tỷ trọng cao hơn dư nợ ngắn hạn. Năm 2007 dư nợ trung hạn là 32.792 tr.đ chiếm 58,5% trong tổng dư nợ.

Đại học Kinh tế Huế

Năm 2008 DN trung hạn là 37.021 tr.đ chiếm 59,2% tăng 4.229 tr.đ so với 2007.

Năm 2009 DN trung hạn đạt 49.737 tr.đ chiếm 45,7% trong tổng DN.

23266

33016

59096

32792 37021

49737 56058

70037

108833

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000

2007 2008 2009

Triuđng

Ngắn hạn Trung hạn Tổng dư nợ

Biểu đồ 4: Tình hình dư nợ của Ngân hàng NN&PTNT huyện Gio Linh qua 3 năm 2007-2009.

2.2.3.2. Tình hình dư nợphân theo thành phần kinh tếvà ngành kinh tếcủa Ngân hàng NN&PTNT huyệnGio Linh qua 3 năm 2007-2009.

- Tình hình dư nợphân theo thành phần kinh tế.

Quan sát bảng số liệu ta thấy, năm 2007 dư nợ của Ngân hàng là 84.304 tr.đ. Sang năm 2008 tổng dư nợ là 109.263 tr.đ tăng 29,6% so với năm 2007. Đến năm 2009 tổng dư nợ là 172.441 tr.đ tăng 57,8% so với năm 2008. Có được những kết quả đó là nhờ sự đóng góp của các thành phần kinh tế trong toàn huyện. Trong đó: Dư nợ của hộ nông dân luôn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng cơ cấu dư nợ của Ngân hàng. Năm 2007 dư nợ của các hộ nông dân là 56.059 tr.đ chiếm 66,5%

trong tổng dư nợ. Sang năm 2008 dư nợ của các hộ nông dân đạt 70.037 tr.đ chiếm 64,1% trong tổng dư nợ, tăng 24,9% so với năm 2007. Đến năm 2009 dư nợ đạt 108.833 tr.đ chiếm 63,1% trong tổng dư nợ và tăng 55,4% so với năm 2008. Như vậy dư nợ của hộ nông dân qua 3 năm liên tục tăng tuy nhiên tỷ lệ tăng này đang giảm dần. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do DSCV đối với hộ nông dân cũng

Đại học Kinh tế Huế

liên tục tăng lên. Điều này sẻ ảnh hưởng đến tình hình dư nợ của Ngân hàng bởi vốn đó đó có thể đang trong thời hạn vay nên các hộ đang sử dụng và chưa hoàn trả hoặc các hộ làm ăn không có hiệu quả nên chưa có khả năng trả được nợ.

Bên cạnh đó dư nợ của các DN ngoài quốc doanh cũng có xu thế tăng lên và chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong tổng cơ cấu dư nợ của các thành phần kinh tế.

Cụ thể năm 2007 dư nợ của các DN ngoài quốc doanh là 9.559 tr.đ chiếm 11,3%

trong tổng dư nợ. Đến năm 2009 dư nợ đạt 35.900 tr.đ chiếm 20.8% tăng 103,7%

so với năm 2008. Đối với các thành phần kinh tế khác, dư nợ năm 2007 là 18.686 tr.đ chiếm 22,2% trong tổng dư nợ. Năm 2008 tỷ lệ này đạt 19.754 tr.đ. Đến năm 2009, dư nợ đạt 27.708 tr.đ chiếm 16,1%, tăng 40,3% so với năm 2008. Những con số trên cho thấy quy mô hoạt động của Ngân hàng đang ngày càng tăng lên.

Người dân đang chú trọng vào hoạt động đầu tư của mình hơn chính vì vậy họ đã vay vốn nhiều hơn điều đó làm cho tổng dư nợ của Ngân hàng ngày càng tăng lên.

Mặt khác cũng có thể hiểu rằng hoạt động kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực đang ngày càng khó khăn hơn chính vì vậy cũng có thêm nhiều người làm ăn bị thua lỗ và chưa thể có khả năng trả nợ.

-Tình hình dư nợphân theo ngành kinh tế

Nhìn vào bảng 5 ta có thể thấy dư nợ ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu dư nợ. Năm 2007 dư nợ của ngành nông nghiệp là 57.168 tr.đ chiếm 67,8% trong tổng dư nợ. Năm 2008 dư nợ của ngành là 74.711 tr.đ chiếm 68,4% trong tổng dư nợ, tăng 30,7% so với năm 2007. Đến năm 2009 dư nợ của ngành đạt 68.674 tr.đ chiếm 39,8% trong tổng dư nợ, giảm 8,1% so với năm 2008.

Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do năm 2009 là năm có nhiều thuận lợi hơn trong hoạt động sản xuất, thị trường hàng hóa nông sản ổn định hơn vì vậy thu nhập của người dân tăng lên do đó họ có khả năng trả được nợ nhanh hơn. Bám sát mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện, Ngân hàng đã dành sự đầu tư thích hợp cho ngành thương mại-dịch vụ góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương. Qua 3 năm cơ cấu ngành thương mại- dịch vụ đã tăng lên. Năm 2007 dư nợ của ngành mới có 250 tr.đ chiếm 0,3% trong tổng dư nợ.

Đại học Kinh tế Huế

Bảng 5: Tình hình dư nợ của Ngân hàng NN&PTNT huyện Gio Linh qua 3 năm 2007-2009.

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh

Tr.đ % Tr.đ % Tr.đ % 2008/2007 2009/2008

Tr.đ % Tr.đ %

Tổng 84.304 100 109.263 100 172.441 100 24.959 29,6 63.178 57,8

I. Dư nợ phân theo thành phần kinh tế

Hộ nông dân 56.059 66,5 70.037 64.1 108.833 63,1 13.978 24,9 38.796 55,4

DN ngoài quốc doanh 9.559 11,3 19.472 17,8 35.900 20,8 9.913 103,7 16.428 84,4

khác 18.686 22,2 19.754 18,1 27.708 16,1 1.068 5,7 7.954 40,3

II.Dư nợ phân theo ngành kinh tế

Nông nghiệp 57.168 67,8 74.711 68,4 68.674 39,8 17.543 30,7 -6.037 -8,1

TM-Dịch vụ 250 0,3 3.138 2,9 11.592 6,7 2.880 1152 8.454 269,4

Khác 26.886 31,9 31.414 28,7 92.175 53,5 4.528 16,8 60.761 193,4

(Nguồn: Sốliệu phòng kinh doanh)

Đại học Kinh tế Huế

Sang năm 2008, dư nợ của ngành là 3.138 tr.đ chiếm 2,87% tăng 2.880 tr.đ so với năm 2007. Đến năm 2009, dư nợ của ngành là 11.592 tr.đ chiếm 6,7% trong tổng dư nợ, tăng 8.454 tr.đ so với năm 2008. Tuy dư nợ của ngành có tăng lên qua các năm nhưng tăng chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng của vùng. Chính vì vậy trong thời gian tới cần có những biện pháp để khuyến khích người dân đầu tư phát triển các ngành liên quan đến thương mại-dịch vụ trên địa bàn.

Nhìn chung qua 3 năm tình hình dư nợ đối với hộ nông dân liên tục tăng lên và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của Ngân hàng. Điều này thể hiện rằng hộ nông dân vẫn đang là khách hàng chính của Ngân hàng. Những ngành nghề khác tuy cũng có xu hướng tăng lên nhưng sự biến động đó là phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay và sử dụng vốn vay của các hộ nông dân tại ngân hàng NNPTNT huyện gio linh, quảng trị (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)