CHƯƠNG II PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY TẠI
2.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN CỦA HUỴÊN GIO LINH
2.3.1. Tình hình chung của các hộ điều tra
Trong các yếu tố nguồn lực quyết định đến hiệu quả hoạt động sản xuất thì lao động là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu, trong đó chất lượng lao động quyết định đến năng suất của hoạt động. Lao động trong nông nghiệp thì lại
Đại học Kinh tế Huế
càng đặc biệt hơn và có vai trò quan trọng hơn bởi vì nó điều khiển toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Để hiểu rõ hơn về tình hình lực lượng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tôi đã điều tra nghiên cứu trên 3 xã, đặc trưng cho 3 vùng sinh thái của huyện: xã Gio Quang đặc trưng cho vùng đồng bằng, Xã Gio An đặc trưng cho vùng trung du miền núi, xã Trung Giang đặc trưng cho vùng biển. Mỗi xã chỉ điều tra 20 hộ có vay vốn tại Ngân hàng NN&PTNT huyện Gio LInh. Đây là một con số không lớn nên một phần không thể phản ánh chính xác tình hình của toàn xã nhưng phần nào đã khái quát chung được tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ. Tình hình nhân khẩu và lao động được tổng hợp ở bảng 8 dưới đây:
Bảng 9: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra Chỉ tiêu
ĐVT Xã
Gio Quang
Xã Gio An
Xã Trung Giang
1. Tổng số hộ điều tra Hộ 20 20 20
2. Tổng nhân khẩu Khẩu 101 92 104
3. BQ nhân khẩu/hộ Khẩu/hộ 5,05 4,60 5,20
4. LĐ bình quân/hộ Người 3,15 3,35 3,2
5. BQ nhân khẩu/lao động Người 1,60 1,37 1,62
6. TĐVH bình quân của chủ hộ Lớp 8,35 7,2 7,4
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Qua bảng 8 ta thấy, bình quân nhân khẩu của các hộ điều tra trên địa bàn khá cao . Bình quân nhân khẩu của xã Gio Quang là 5,05 khẩu/hộ, của xã Gio An là 4,60 khẩu/hộ, của xã Trung Giang là 5,20 khẩu/hộ. Nguyên nhân là do tập tục của địa phương và công tác dân số của xã chưa thực hiện tốt. Điều này ảnh hưởng lớn đến việc đáp ứng các nhu cầu hàng ngày của các hộ. Bởi vì hiện nay lạm phát tăng cao, giá cả đắt đỏ, trong khi thu nhập của người dân còn ít và không thường xuyên. Đây là một trong những nguyên nhân của việc sử dụng vốn không đúng mục đích của các hộ. Mặt khác bình quân nhân khẩu/ lao động cũng khá cao điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề phát triển kinh tế. Chúng ta đã biết quy mô của nguồn
Đại học Kinh tế Huế
vốn vay phụ thuộc vào quy mô của hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng chi trả của các hộ. Thu nhập của các hoat động sản xuất kinh doanh ngoài việc dùng để trả nợ vốn vay còn phải sử dụng để trang trải cho các khoản chi tiêu khác trong gia đình. Chính vì vậy tỷ lệ nhân khẩu ăn theo trong gia đình gây sức ép rất lớn cho việc trả nợ. Qua bảng số liệu ta thấy bình quân nhân khẩu/lao động ở xã Trung Giang là 1,62, xã Gio Quang là 1,60 và xã Gio An là 1,37. Như vậy xã Trung Giang có số ăn theo nhiều hơn do đó chịu áp lực nhiều hơn.
Trình độ văn hoá của chủ hộ cũng quyết định đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Những người có trình độ cao hơn thì khả năng làm việc của họ cũng tốt hơn. Qua bảng ta thấy trình độ của các chủ hộ chưa cao chủ yếu là từ lớp 6- 8. Nguyên nhân là do trước đây ý thức của người dân còn thấp, họ nghĩ đi học cũng không để làm gì trong khi đó gia đình thì lại thiếu thốn chính vì vậy phải ở nhà để đi làm kiếm tiền. Nhưng hiện nay khi trình độ khoa học công nghệ phát triển, việc áp dụng những tiến bộ này vào trong sản xuất là rất cân thiết. Với khả năng hiện có của các hộ nông dân thì liệu họ có thể nắm bắt và áp dụng được hay không. Điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của các hoạt động đầu tư, từ đó ảnh hưởng đến khả năng sử dụng vốn hiệu quả của các hộ. Vì vậy việc nâng cao chất lượng và trình độ lao động cần được giải quyết kịp thời và hiệu quả để đáp ứng cho công cuộc CNH-HĐH đất nước hiện nay.
2.3.1.2. Tình hìnhđất đai của các hộvay vốn sản xuất
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế được trong quá trình sản xuất của tất cả các ngành sản xuất vật chất cũng như trong đời sống của con người. Trong nông nghiệp đất đai vừa là đối tượng sản xuất vừa là tư liệu sản xuất và không bị hao mòn nếu biết sử dụng hợp lý. Để thấy được quy mô và tình hình sử dụng đất của các hộ nông dân trên địa bàn huyện chúng ta có thể quan sát ở bảng dưới.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 10: Tình hình đất đai của các hộ điều tra( Tính bình quân hộ)
Chỉ tiêu ĐVT Bình quân chung Xã Gio Quang Xã Gio An Xã Trung Giang
sl % sl % sl % sl %
Tổng diện tích m2 9616,7 100 14.310,1 100 10.625 100 3915 100
1. Đất nông nghiệp m2 7655 79,6 12.725 88,9 8.937,5 84,1 1302,5 33,3
2. Đất có mặt nước m2 733,3 7,6 200 1,4 375 3,5 1625 41,5
3. Đất thổ cư, đất vườn m2 1228,4 12,8 1.385,1 9,7 1312,5 12,4 987,5 25,2 (Nguồn: Sốliệuđiều tra)
Đại học Kinh tế Huế
Quan sát bảng số liệu ta thấy, bình quân diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng diện tích đất 7655 m2 chiếm 79,6%. Đất có mặt nước NTTS là 733,3 m2 chiếm 7,6%, còn đất thổ cư và đất vườn là 1228,4 m2 chiếm 12,8% trong tổng diện tích đất của các hộ. Trong đó diện tích của các loại đất này ở các xã lại chiếm tỷ trọng khác nhau. Cụ thể: Ở xã Gio Quang, diện tích đất nông nghiệp của các hộ là 12.725 m2 chiếm 88,9% trong tổng diện tích đất của các hộ.
Điều này cũng dể hiểu vì xã Gio Quang là một xã thuộc vùng đồng bằng, địa hình bằng phẳng, đất đai màu mở, thuận lợi cho việc trồng cây lúa nước và một số loại cây khác. Bình quân một hộ ở đây trồng từ 2-4 mẫu lúa. Những năm qua xã được coi là một vựa lúa của huyện Gio Linh, trong những năm qua đã đóng góp không nhỏ vào tổng giá trị sản lượng ngành nông nghiệp của huyện, hàng năm cung cấp một lượng lớn lương thực, thực phẩm cho người dân. Đây là vùng chuyên canh cây lúa nước chính vì vậy diện tích trồng lúa là chủ yếu, chỉ có một số lượng nhỏ các hộ sử dụng đất để nuôi trồng thuỷ sản mà chủ yếu là các loại cá nước ngọt như cá trắm cỏ, cá mè… Diện tích này là không đáng kể chỉ có 200 m2 chiếm 1,4% trong tổng diện tích đất của hộ, tuy vậy cũng đã đóng góp một phần nhỏ vào thu nhập của người dân. Đối với đất vườn và đất thổ cư của các hộ là 1385,1 m2. Diện tích này tương đối rộng và người nông dân chủ yếu sử dụng đất vườn để trồng các loại rau và củ, quả để phục vụ cho bữa ăn hàng ngày và một phần để làm thức ăn cho chăn nuôi mà chủ yếu là nuôi lợn. Nhờ đó đã giảm đi một phần chi phí trong hoạt động chăn nuôi.
Đối với xã Gio An, diện tích đất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng diện tích đất của các hộ. Cụ thể diện tích đất nông nghiệp của xã là 8937,5 m2 chiếm 84,1% trong tổng diện tích đất của hộ. Đất ở đây chủ yếu là loại đất bazan thích hợp với trồng các loại cây lâu năm như cây cao su, hồ tiêu và một số diện tích đất nông nghiệp còn lại dùng để trồng lúa nước. Bên cạnh đó một số hộ nông dân có sử dụng một diện tích nhỏ để nuôi cá, bình quân chỉ có 375 m2/hộ .Đất thổ cư và đất ở có 1312,5 m2chiếm 12,4% trong tổng diện tích đất của hộ.
Đại học Kinh tế Huế
Còn xã Trung Giang, diện tích đất nông nghiệp của xã chỉ có 1302,5 m2 chiếm 33,3% trong tổng diện tích đất của hộ. Đất nông nghiệp ở đây chủ yếu để trồng các loại cây như lạc, khoai…vì đất ở đây chủ yếu là đất cát. Cây lúa chỉ trồng được một số nơi. Diện tích đất thổ cư và đất vườn là 987,5 m2 chiếm 25,2% trong tổng diện tích đất của các hộ. Ở đây các hộ chủ yếu sử dụng đất để nuôi trồng thuỷ sản mà chủ yếu là tôm. Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản ở đây là 1625 m2 chiếm 41,5% trong tổng diện tích đất của các hộ. Ngành này không những mang lại thực phẩm cho người dân mà còn giải quyết được công ăn việc làm cho người nông dân đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chính vì vậy các cấp chính quyền cần có sự điều chỉnh quy hoạch tổng thể vùng chuyên canh để mang lại hiệu quả cao cho các hộ nông dân.
Như vậy nhìn chung khả năng sử dụng đất của các hộ chưa tốt, thể hiện các hộ chủ yếu chuyên canh các loại cây trồng vật nuôi mà chưa thực hiện chuyên môn hoá kết hợp với phát triển tổng hợp. Chính vì vậy không khai thác hết được tiềm năng của đất đai từ đó không nâng cao được thu nhập của người dân. Do đó các cấp chính quyền cần tạo điều kiện cho các hộ vay vốn sản xuất, hướng dẫn các hộ nông dân các mô hình sản xuất có hiệu quả để các hộ nông dân có thể nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của mình