MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay và sử dụng vốn vay của các hộ nông dân tại ngân hàng NNPTNT huyện gio linh, quảng trị (Trang 59 - 62)

CHƯƠNG II PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY TẠI

2.5. MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN

2.5.1. Một sốtồn tại.

2.5.1.1. Vềphía Ngân hàng

Đại học Kinh tế Huế

Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng dư nợ, do đó làm ảnh hưởng tới tốc độ đầu tư tín dụng mặc dù Ngân hàng còn nhiều tiềm năng để có thể khai thác để tăng trưởng được dư nợ.

Tỷ lệ nợ quá hạn chưa đảm bảo vững chắc, chưa tổ chức theo dõi thực chất số hộ gia hạn trong năm nên chưa xác định được mức độ rủi ro thực tế.

Số lượng cán bộ tuy đã được bổ sung nhưng vẫn chưa đảm bảo do đó đẫn đến quá tải đối với cán bộ tín dụng.

2.5.1.2. Vềphía hộnông dân.

Hiệu quả sử dụng đồng vốn của các hộ chưa cao. Số hộ dử dụng vốn không đúng mục đích vẫn còn khá lớn. Khả năng tiếp cận thông tin về Ngân hàng của các hộ còn kém.

2.5.2. Nguyên nhân của những tồn tại trên.

2.5.2.1. Vềcơ chếnghiệp vụcủa Ngân hàng.

Trong thực hiện chính sách cho vay hộ thì cán bộ tín dụng là người vất vả nhất. Nắng mưa đều phải đi điều tra, thẩm định, đôn đốc thu nợ đến hạn, quá hạn ở một địa bàn rộng lớn, tuy nhiên chế độ ưu đãi chưa thoả đáng.

Tỷ lệ chi hoa hồng cho tổ chức hội 3% trên tổng số lãi thu được đã nộp Ngân hàng như hiện nay là chưa thật thoả đáng nên chưa thật sự động viên và nâng cao trách nhiệm của tổ trưởng tổ vay vốn trong cho vay thông qua tổ vay vốn.

2.5.2.2. Vềphía các hộvay vốn.

Phần lớn các hộ có tiềm năng kinh tế hạn chế. Nhiều hộ gia đình có nhu cầu vay vốn lớn xong không thể vay được do tài sản thế chấp quá nhỏ

Kiến thức về kinh tế thị trường, khoa học kỹ thuật còn hạn chế, dẫn đến một số hộ sử dụng vốn vay không có hiệu quả. Khi thua lỗ mất vốn là không có nguồn lợi để trả.

Công tác dịch vụ khuyến nông chưa mang lại hiệu quả cao, dẫn đến tính khả thi của một số dự án đầu tư thấp.

Mặt khác chính quyền địa phương chưa chỉ đạo việc đầu tư quy hoạch xây dựng các dự án đầu tư theo xã, vùng kinh tế, định hướng sản xuất còn chung chung.

Đại học Kinh tế Huế

Chưa chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho nông dân. Nhiều sản phẩm làm ra bị tư thương ép giá dẫn đến người sản xuất bị thua thiệt, ảnh hưởng đến việc đầu tư, thu nợ của Ngân hàng.

CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

3.1. ĐỊNH HƯỚNG CỦA NGÂN HÀNG NN&PTNT HUYỆN GIO LINH.

Với quan điểm khẳng định kinh tế hộ luôn có vị trí quan trọng, Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chính sách ưu đãi cho nông nghiệp nông thôn nói chung và hộ nông dân nói riêng. Các chính sách này được cụ thể hoá trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong lĩnh vực Ngân hàng chính sách này được quy định tại điều 8 Luật các tổ chức tín dụng: “ Nhà nước có chính sách tín dụng tạo điều kiện về vốn, lãi suất, điều kiện, kỳ hạn vay đối với nông nghiệp nông thôn và nông dân góp phần xây dựng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, sản xuất hàng hoá thúc đẩy CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn”.

Trong sự nghiệp phát triển kinh tế của huyện. Ngân hàng NN&PTNT huyện Gio Linh có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng. Căn cứ vào định hướng phát triển chung của huyện Gio Linh, với nhu cầu của thị trường và khả năng của bản thân.

Với phương châm “ Phát triển- An Toàn- Hiệu Quả” Ngân hàng đã đề ra mục tiêu phấn đấu là”

 Tổng nguồn vốn huy động tăng bình quân 22%.

 Tổng dư nợ tăng bình quân 25%.

 Tỷ lệ dư nợ quá hạn dưới 3%

 Doanh thu đảm bảo quỹ thu nhập, quỹ tiền lương theo chế độ quy định

Đại học Kinh tế Huế

 Kinh doanh phát triển- an toàn- hiệu quả giữ vững và phát triển các phong trào thi đua.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay và sử dụng vốn vay của các hộ nông dân tại ngân hàng NNPTNT huyện gio linh, quảng trị (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)