Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1931

Một phần của tài liệu Sgv Lsdl 9 Kntt.docx (Trang 82 - 85)

VÀ SựTHÁNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Mục 1. Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1931

a) Nội dung chính

- Nguyên nhân: Việt Nam là thuộc địa của Pháp nên cũng chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933). Mâu thuẫn trong xã hội ngày càng sâu sắc, nổi lên với hai mâu thuẫn cơ bản là: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến. Trong bối cảnh đó, Đảng Cộng sản Việt Nam vừa

ra đời đã kịp thời lãnh đạo cách mạng và đẩy mạnh cuộc đấu tranh trên phạm vi toàn quốc.

- Diễn biến chính:

+ Ngay từ đầu năm 1930, một số cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác đã nổ ra với mục tiêu đòi cải thiện đời sống, đòi tăng lương, giảm giờ làm, giảm sưu thuế,...

+ Từ tháng 5 ~ 1930, phong trào phát triển mạnh mẽ trong phạm vi cả nước. Đến tháng 9

và tháng 10 - 1930, phong trào đạt đến đỉnh cao, quyết liệt nhât là ở Nghệ An và Hà Tĩnh. + Những cuộc biểu tình của nông dân ở Nam Đàn, Thanh Chương, Diễn Châu, Nghi Lộc,... được sự hưởng ứng của công nhân Vinh - Bến Thuỷ đã làm bộ máy chính quyền của thực dân và phong kiến tay sai ở nhiều huyện bị tê liệt, ở một số thôn, xã bị tan rã.

+ Chính quyền nhân dân được thành lập ở một số thôn, xã của Nghệ An, Hà Tĩnh dưới hình thức các xô viết. Chính quyền Xô viết đã ban hành và thực hiện các chính sách tiến bộ. + Hoảng sợ trước phong trào quần chúng, thực dân Pháp tiến hành khủng bố cực kì tàn bạo. Chúng cho máy bay ném bom tàn sát cuộc biểu tình của 8 000 nông dân Hưng Nguyên ngày 12 - 9 - 1930.

+ Đầu năm 1931, thực dân Pháp tập trung lực lượng đàn áp, khủng bố phong trào. Nhiều

tổ chức của Đảng bị phá vỡ, hàng vạn cán bộ, đảng viên, người yêu nước bị bắt giam. Phong trào cách mạng 1930 - 1931 tạm thời lắng xuống.

- Ý nghĩa: Phong trào cách mạng 1930 - 1931 đã khẳng định vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng. Từ trong phong trào, khối liên minh công - nông được hình thành, để lại nhiều bài học quý báu cho phong trào cách mạng sau này.

b) Kênh hình cân khai thác

- Hình 7.2. Lược đổ cao trào Xô viết Nghệ - Tĩnh (1930 - 1931): Lược đồ thể hiện một

cách chi tiết căn cứ cách mạng; địa điểm diễn ra các cuộc bãi công của công nhân, biểu tình của nông dân; địa phương đã lập ra chính quyển cấp xã trong cao trào Xô viết Nghệ - Tĩnh. Qua quan sát lược đồ, HS sẽ rút ra được nhận xét vê' Xô viết Nghệ - Tĩnh (diễn ra sôi nổi, liên tục, ở nhiều địa phương, đã lập ra được chính quyền cấp xã,...).

- Hình 7.3. Xô viết Nghệ - Tĩnh (tranh sơn dâu do hoạ sĩ Nguyễn Đức Nùng phác thảo):

Bức tranh do hoạ sĩ Nguyễn Đức Nùng phác thảo và 5 hoạ sĩ khác hoàn thiện. Nguyễn Đức Nùng là hoạ sĩ có nhiều đóng góp cho sự nghiệp nghiên cứu mĩ thuật của Việt Nam, ông sáng tác trên nhiều chất liệu nhưng tiêu biểu là tranh sơn mài với kĩ thuật truyền thống. Các tác phẩm sơn mài của ông chủ yếu là đề tài cách mạng, kháng chiến và sản xuất, theo phong cách hiện thực với nhiều tìm tòi, thể nghiêm, sáng tạo, mang tính khái quát và có giá trị nghệ thuật cao.

Nội dung bức tranh thể hiện không khí cách mạng sục sôi, tinh thẩn đấu tranh quật khởi của những người nông dân trong cao trào Xô viết Nghệ - Tĩnh: từng đoàn người “tay thước lăm lăm”, đi theo cờ đỏ búa liềm, kéo ra các ngả đường, ùn ùn như thác lũ,...

c) Gợi ý các hình thức tổ chức dạy học

- GV nhắc lại kiến thức của bài học trước: Tháng 2 - 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam. Cũng từ đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. Đây cũng là bước chuẩn bị tất yếu đẩu tiên cho những bước phát triển nhảy vọt vê' sau của cách mạng Việt Nam.

- GV cho HS đọc thông tin trong mục, để thực hiện yêu cẩu: Trình bày nguyên nhân của

phong trào cách mạng 1930 - 1931.

+ Với hoạt động này, GV có thể tổ chức cho HS làm việc nhóm hoặc thảo luận cặp đôi sau đó trả lời. Phần trình bày của đại diện các cặp đôi hoặc nhóm có thể theo sơ đồ tư duy. + GV yêu cầu HS rút ra nhận xét vê' tác động của khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đối với tình hình kinh tế và xã hội Việt Nam: mâu thuẫn trong xã hội ngày càng sâu sắc, nổi lên với hai mâu thuẫn cơ bản là: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

+ GV có thể phân tích sâu hơn vê' bối cảnh Việt Nam trong thời kì khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933), cần tập trung làm nổi bật các ý:

- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) là cuộc khủng hoảng thừa từ các nước

tư bản lan nhanh sang các nước thuộc địa: Việt Nam là thuộc địa của pháp, kinh tế phụ thuộc vào chính quốc, nên chịu nhiều hậu quả nặng nề: nông nghiệp, công nghiệp,... (về kinh tế); đời sống của tất cả các tầng lớp và các giai cấp (về xã hội),...

- Chính sách thuế khoá, sự khủng bố, đàn áp dã man của thực dân Pháp.

- Đảng Cộng sản Việt Nam vừa ra đời đã kịp thời lãnh đạo cách mạng và đẩy mạnh cuộc đấu tranh trên phạm vi toàn quốc.

+ Sau khi HS trình bày, GV bổ sung và chốt lại ý như phần a. Nội dung chính ở trên.

Yêu cãu cãn đạt: HS nêu được nguyên nhân (khách quan, chủ quan) dẫn đến sự bùng nổ

phong trào cách mạng 1930 - 1931.

8

2

- GV cho HS quan sát lược đồ 7.2 và đọc thông tin trong mục để thực hiện yêu cầu:

Trình bày diễn biến chính của phong trào cách mạng 1930 - 1931.

+ Với yêu này, GV có thể cho HS làm việc cá nhân hoặc nhóm, khai thác thông tin để hoàn thiện Phiếu học tập (theo gợi ý dưới đây).

+ Sau khi HS hoàn thiện, GV gọi 1 - 2 đại diện nhóm lên bảng trình bày kết quả làm việc của nhóm và gọi bất kì 1 - 2 HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV tổ chức cho HS quan sát lược đồ và khai thác thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi: Những biểu hiện nào chứng tỏ Xô viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng

1930 - 1931?

+ GV gọi 1 HS lên bảng, chỉ trên lược đồ những địa điểm diễn ra các cuộc bãi công của cồng nhân, các cuộc biểu tình của nông dân, những địa phương đã lập chính quyền cẩp xã. Từ lược đồ, HS nêu được nhận xét: địa bàn phát triển mạnh nhất trong phong trào cách mạng 1930

- 1931 là hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.

+ Sau đó, GV cho HS thảo luận cặp đôi để chỉ ra những biểu hiện chứng tỏ Xô viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 - 1931 thông qua việc trả lời những câu hỏi nhỏ: Ở Nghệ An, Hà Tĩnh diễn ra phong trào của những giai cấp nào? Các giai cấp liên kết

với nhau như thê'nào trong phong trào? Thành quả của cao trào Xô viết Nghệ - Tĩnh là gì? Chính quyển Xô viết đã thực hiện những chính sách gì?... Từ đó, HS có thể nêu được những

biểu hiện chứng tỏ Xô viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 - 1931: Nghệ An, Hà Tĩnh là địa bàn diễn ra sôi nổi, liên tục các cuộc bãi công của công nhân, biểu tình của nông dân; công nhân và nông dân đã liên kết, hưởng ứng phong trào của nhau để làm cho bộ máy chính quyền của thực dân và phong kiến tay sai ở nhiều huyện tê liệt, ở một số thôn, xã bị tan rã. Tại đó, chính quyền nhân dân được thành lập dưới hình thức các xô viết. Chính quyền Xô viết là biểu hiện đỉnh cao của cao trào Xô viết Nghệ - Tĩnh với việc ban hành

và thực hiện nhiều chính sách tiến bộ: ban bố các quyển tự do, dân chủ cho nhân dân (về chính trị); chia ruộng đất công, bãi bỏ các thứ thuế vô lí, thực hiện giảm tô và xoá nợ cho dân nghèo

(về kinh tế); tổ chức đời sống mới, mở các lớp dạy chĩt Quốc ngữ, xoá bỏ các tệ nạn xã hội,... (về văn hoá, xã hội),... Như vậy, Xô viết Nghệ - Tĩnh thật sự là chính quyển cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng (chính quyển của dân, do dân và vì dân).

+ GV gọi đại diện 2-3 cặp đôi trả lời, sau đó, GV nhận xét và chốt lại ý như phần a. Nội dung chính ở trên.

Yêu cầu cẩn đạt: HS trình bày được diễn biến chính của phong trào cách mạng 1930 -

1931; nêu được những biểu hiện chứng tỏ Xồ viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 - 1391.

- GV cho HS làm việc cá nhân, khai thác nội dung trong SGK để trả lời câu hỏi: Phong trào cách mạng 1930 - 1931 có ý nghĩa lịch sử như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?

+ GV có thể cung cấp thêm tư liệu để HS rèn luyện kĩ năng khai thác, phân tích và đánh giá vê' một vấn đề lịch sử.

TƯ LIỆU. Đánh giá vê' ý nghĩa lịch sử của phong trào cách mạng 1930 - 1931 và Xô

viết Nghệ - Tĩnh, Chủ tịch Hổ Chí Minh đã viết: “Phong trào... đã chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động Việt Nam. Phong trào tuy thất bại, nhưng nó rèn lực lượng cho cuộc Cách mạng tháng Tám thắng lợi sau này”.

(Hổ Chí Minh: Toàn tập, Tập 10, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 9)

+ Sau khi gọi 2 - 3 HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung và chốt lại ý như phần a. Nội dung chính ở trên.

Yêu cầu cẩn đạt: HS nêu được ý nghĩa lịch sử của phong trào cách mạng 1930 - 1931.

Một phần của tài liệu Sgv Lsdl 9 Kntt.docx (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(322 trang)
w