Các thắng lọi tiêu biểu vê quân sự của nhân dân miên Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1965)

Một phần của tài liệu Sgv Lsdl 9 Kntt.docx (Trang 169 - 173)

a) Nội dung chính

- Phong trào Đổng khởi

- Hoàn cảnh: Hai năm đầu sau Hiệp định Giơ-ne-vơ là thời hạn do Hiệp định quy định để hai bên tập kết chuyển quân, hai miền Nam và Bắc tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam. Song ngay sau khi Pháp rút khỏi miền Nam, đế quốc Mỹ đã can thiệp và dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm, âm mưu chia cắt lâu dài nước ta. Chính quyền Ngô Đình Diệm từ chối tổng tuyển cử, mở chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng”, tăng cường khủng bố, đàn

áp nhân dân miền Nam, thực hiện Luật 10/59.

- Chủ trương của Đảng: thể hiện qua nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15 (đầu năm 1959).

- Diễn biến: Từ các cuộc nổi dậy lẻ tẻ ở các địa phương đã lan rộng khắp miền Nam, mở đẩu ở Bến Tre (nhân dân các xã Định Thuỷ, Phước Hiệp, Bình Khánh thuộc huyện Mỏ Cày đồng loạt nổi dậy đánh đồn bốt, diệt ác ôn, giải tán chính quyển địch. Từ Mỏ Cày, cuộc nổi dậy lan ra toàn tỉnh Bến Tre). Từ Bến Tre, phong trào Đóng khởi lan ra khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở Trung Trung Bộ.

- Kết quả: Từng mảng lớn bộ máy cai trị của chính quyền địch ở thôn, xã bị phá vỡ, các

uỷ ban nhân dân tự quản được thành lập, ruộng đất của địa chủ, cường hào bị tịch thu và chia cho dân cày nghèo.

- Ý nghĩa: Phong trào Đồng khởi đã giáng đòn mạnh mẽ vào chính sách thực dân mới của Mỹ ở miền Nam, làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm; đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, cách mạng chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Trong khí thế đó, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (20 - 12 - 1960).

- Chống chiến tược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ (1961 - 1965)

- Âm mưu của Mỹ: bình định miền Nam trong vòng 18 tháng, viện trợ quân sự cho chính quyền Ngô Đình Diệm, tiến hành “dồn dân, lập ấp chiến lược”, sử dụng chiến thuật mới như:

“trực thăng vận”, “thiết xa vận”.

- Thắng lợi tiêu biểu vê' quân sự của nhân dân miền Nam: thể hiện trong bảng tóm tắt, lưu ý nhấn mạnh vào chiến thắng Âp Bắc - chiến thắng có ý nghĩa quan trọng, làm phá sản chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận”, mở ra khả năng quân dân miền Nam có thể đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. Phong trào “thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập cồng” dấy lên trên khắp miền Nam.

b) Kênh hình cân khai thác

- Hình 16.5. Nhân dân Bển Tre đồng khôi (1 - 1960): Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ Bến

Tre, nhân dân các xã Định Thưỷ, Phước Hiệp, Bình Khánh thuộc huyện Mỏ Cày đã nổi dậy đánh đồn bốt, diệt ác ôn, giải tán chính quyền địch, giành lấy quyển làm chủ thôn xã. Đây cũng

là lần đầu tiên xuất hiện “Đội quân tóc dài” trong phong trào Đổng khởi.

1

6

8

- Hình 16.6. Tem kỉ niệm chiến thắng Ấp Bắc của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam: Ngày 20 - 12 - 1963, bộ tem “Kỉ niệm 3 năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc

Giải phóng miền Nam Việt Nam” được phát hành, trong đó có mẫu tem “Chiến thắng Ấp Bắc”

do hoạ sĩ Nguyễn Thế Vinh thiết kế. Hình vẽ mô tả trận đánh của Quân Giải phóng đã đập tan cuộc càn quét quy mô lớn của hơn 2 000 quân Sài Gòn do cố vấn Mỹ chỉ huy, với sự yểm trợ của máy bay, trọng pháo, tàu chiến, xe lội nước vào Ấp Bắc.

c) Gợi ý các hình thức tổ chức dạy học

Mục a. Phong trào Đồng khôi

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục a có thể kết hợp cho HS xem video: https:// vnews.gov.vn/video/thong-diep-lich-su-dong-khoi-ben-tre-buoc-nhay-vot-cua-cach- mang- mien-nam-67066.htm sau đó đặt câu hỏi: Phong trào Đổng khởi nổ ra trong hoàn cảnh lịch sử

nào? Nêu diễn biến, kết quả của phong trào. Với yêu cẩu này, GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi

nhóm thực hiện một yêu cầu:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu vẽ hoàn cảnh lịch sử.

+ Nhóm 2: Nêu diễn biến của phong trào Đồng khởi.

+ Nhóm 3: Nêu kết quả của phong trào Đổng khôi.

+ Với yêu cẩu của nhóm 1, GV hướng dẫn HS nêu được: Sau khi Pháp rút khỏi miền Nam (1954), đế quốc Mỹ can thiệp và dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm, âm mưu chia cắt lâu dài nước ta. Trước tình hình đó, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lẩn thứ 15 (đầu năm 1959) đã quyết định tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền vê' tay nhân dân.

+ Với yêu cầu của nhóm 2, HS khai thác thông tin, hình ảnh trong mục, nêu được: Dưới ánh sáng Nghị quyết của Đảng, phong trào nổi dậy của quần chúng bùng nổ. Ngày 17 - 1 -

1960, nhân dân ba xã ở huyện Mỏ Cày đổng loạt nổi dậy đánh đồn bốt, diệt ác ôn, giải tán chính quyền địch. Từ Mỏ Cày, cuộc nổi dậy lan ra toàn tỉnh Bến Tre. Từ Bến Tre, phong trào Đổng khởi lan ra khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở Trung Trung Bộ.

+ Với yêu cẩu của nhóm 3, HS nêu được kết quả của phong trào Đồng khởi: đã làm cho

bộ máy cai trị của chính quyển địch ở thôn, xã bị phá vỡ, các uỷ ban nhân dân tự quản được thành lập, ruộng đất của địa chủ, cường hào bị tịch thu và chia cho dân cày nghèo.

- Để khắc sâu kiến thức cho HS, GV tiếp tục đưa ra câu hỏi mở rộng: Vì sao nói phong

trào Đổng khởi đã đánh dău bước phát triển nhảy vọt của cách mạngmiển Nam? (Gợi ý: Cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang tiến công).

+ GV gọi 1 - 2 HS trả lời, sau đó nhận xét và chốt lại kiến thức.

Yêu cầu cẫn đạt-. HS nêu được hoàn cảnh, diễn biến, kết quả của phong trào Đổng khởi. Mục b. Chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ (1961 - 1965)

- GV nêu yêu cầu: Mô tả những thắng lợi tiêu biểu của quân dân miên Nam trong chiến

đãu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ.

+ Để thực hiện yêu cầu này, GV có thể yêu cầu HS khai thác thông tin hoặc cho HS xem video giới thiệu vê' cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ: https:// www.youtube.com/watch?v=_ry9M-IwWy4 và ghi chép thông tin vào giấy nhớ (Gợi ỷ-, âm

mưu của Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm, chủ trương của Đảng, diễn biến, kết quả, ý nghĩa). Sau khi hoàn thiên, HS trao đổi Dhiếu, nhân xét chéo cho nhau.

+ GV gọi 1 - 2 HS bất kì trình bày trước lớp.

- GV nhận xét, chốt lại ý: Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Dần tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, quân dân miền Nam đã từng bước đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ với những thắng lợi tiêu biểu như: đánh bại cuộc hành quân vào chiến khu D, căn

cứ u Minh, Tây Ninh,... (1962); chiến thắng Ấp Bắc (1963), mở chiến dịch tiến công quy mô lớn và giành thắng lợi ở An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài,...; nhấn mạnh ý nghĩa của các sự kiện.

Yều câu cần đạt: HS mô tả được những thắng lợi tiêu biểu của nhân dân miển Nam trong

đấu tranh chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ, từ đó nêu được ý nghĩa của các thắng lợi quân sự đó, đặc biệt là ý nghĩa chiến thắng Âp Bắc.

3. Luyện tập

Câu 1. GV hướng dẫn HS lập bảng hệ thống (theo gợi ý dưới đây).

Giai đoạn Thành tựu của nhân dân miền

Bắc

Thắng lợi quân sự của nhân dân

miên Nam

1954 - 1957 ? ?

1958 - 1960 ? ?

1961 - 1965 ? ?

HS có thể báo cáo kết quả học tập vào tiết học sau hoặc nộp Phiếu học tập để ĐGTX.

Câu 2. GV tổ chức cho HS trao đổi trên lớp trong khoảng 5-7 phút tổng kết tiết học.

Khuyến khích HS nêu ra ý kiến của mình và trao đổi với bạn.

Gợi ý:

- HS có thể chọn một trong các thành tựu tiêu biểu của miền Bắc như: hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh, cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế, văn hoá, thực hiện kế hoạch 5 năm (1961 - 1965) và chi viện cho miền Nam để giới thiệu.

- HS có thể chọn thắng lợi quân sự tiêu biểu ở miền Nam như phong trào Đổng khởi, chiến thắng Ấp Bắc và lí giải được lí do lựa chọn.

4. Vận dụng

Câu 1. GV giao cho cá nhân hoặc nhóm HS thực hiện trên lớp hoặc ở nhà. GV cần có quy

định thời gian hoàn thành, hình thức ĐGTX để đạt hiệu quả. HS tham khảo video giới thiệu Bảo tàng Đường Hổ Chí Minh - nơi lưu giữ nhiều kỉ vật về Đường Hồ Chí Minh do Binh đoàn Trường Sơn (Đoàn 559) thực hiện.

- HS tham khảo video giới thiệu Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh tại: https://www.youtube. com/watch?v=uMbv8J-9ugA để thực hiện yêu cẩu.

Câu 2. GV giao cho cá nhân hoặc nhóm HS thực hiện trên lớp hoặc ở nhà. GV có thể

cung cấp thêm thông tin về di tích để HS thảo luận, nêu lí do nên đến tham quan, học tập tại di tích này. GV cần quy định thời gian hoàn thành, hình thức ĐGTX để đạt hiệu quả. Dàn ýgợiý(theo 5W1H):

- What? Tên của khu di tích.

1

7

0

- Where? Địa chỉ ở đâu?

- Who? Ai hoặc đơn vị nào lập ra và quản lí?

- How? Khu di tích là quẩn thể như thê' nào?

- Why? Vì sao nên đến học tập tại di tích này?

IQ TÀI LIÊU THAM KHẢO

- Đoàn 559 (còn có tên gọi là bộ đội Trường Sơn) đã phục vụ đắc lực cho việc chi viện trên nhiều chiến trường và nhiều chiến dịch lớn, đưa vào và đưa ra hàng chục vạn người, vận chuyển hàng triệu tấn hàng dưới bom đạn ác liệt và những cuộc tấn công trên mặt đất của quân thù.

(Trẩn Bá Đệ (chủ biên), Lịch sử Việt Nam, Tập VII, NXB Đại học sư phạm, 2012, tr. 46)

- Phong trào thi đua ở miền Bắc

Khắp nơi trên miển Bắc, pnong rrào thi đua yêu nước “mỗi ngươi làm việc bằng hai”, vì miền Nam ruột thịt dấy lên sồi nổi như: Ba sẵn sàng trong thanh niên, Ba đảm đang trong phụ

nữ, Ba quyết tâm trong giới trí thức, 'Thi đua quyết thắng quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược trong các lực lượng vũ trang phát triển mạnh mẽ, tạo nên khí thê' mới hừng hực chưa từng

có trong lao động sản xuất, sẵn sàng chiến đấu và chiển đấu ở hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Hàng triệu thanh niên nam, nữ tình nguyện tòng quân, đi thanh niên xung phong. Hàng vạn cán bộ, chiển sĩ, cựu binh xin tái ngũ. Hằng ngày, trên đồng ruộng, nhân dân thực hiện khẩu hiệu “tay cày, tay súng”, trong nhà máy, hầm mỏ, xí nghiệp, công nhân thực hiện khẩu hiệu “tay búa, tay súng”, không ngừng nâng cao năng suất lao động. Từ Việt Bắc, Tây Bắc đến Thủ đô Hà Nội, đồng bằng Khu 3, Khu 4, những đoàn quân nườm nượp lên đường hướng về tiền tuyến lớn,...

(Theo Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu mỉớc, Tập

III, NXB Chính trị quốc gia, 2013, tr. 42)

- Chiến thắng Ap Bắc

- Ấp Bắc là một ấp nhỏ, có 600 dân thuộc xã Tân Phú Trung, huyện Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho (Tiền Giang ngày nay). Phát hiện được lực lượng ta đang bố trí tại Ấp Bắc, Bộ Tư lệnh viện trợ quân sự Mỹ cùng Bộ Tư lệnh quân Sài Gòn tổ chức cuộc hành quân càn quét quy mô lớn vào Ấp Bắc. Để tạo ưu thế tuyệt đối về sức mạnh, đối phương huy động các tiểu đoàn quân kết hợp với các phương tiện chiến tranh hiện đại như: 13 xe thiết giáp Mi 13, 13 tàu chiến, 6 máy bay khu trục B26, 15 máy bay trực thăng,... Tướng p. Hác Kin đã khẳng định trước các sĩ quan thuộc quyền: quân đội quốc gia hoàn toàn có thể bao vây được du kích và đè bẹp họ. Sáng 2-1, nhiều máy bay trinh sát địch đã quần lượn trên bầu trời Ấp Bắc hướng dẫn đường tiến quân cho bộ binh và cơ giới càn quét vào ấp. Tiểu đoàn trưởng Hai Hoàng chỉ huy trận đánh đã quán triệt mệnh lệnh: dù trong tình huống nào cũng phải giữ vững trận địa và đánh thắng địch. Khi đại đội của địch lọt vào khu vực trận địa của ta, bộ đội và du kích phối hợp với hoả lực đánh trả quyết liệt. Sau ít phút giao chiến, tên sĩ quan chỉ huy và hàng chục lính bảo an bị tiêu diệt, một số khác bị thương sa xuống hố chông, bẫy, mìn,... của du kích. Bị đánh bất ngờ, bộ phận còn lại của địch hoảng loạn, co cụm ẩn nấp hoặc tháo chạy ra cánh đồng. Cùng thời gian đó, một cánh quân khác của địch cũng bị chặn đánh phải rút lui. Cánh

quân thuỷ cũng bị trung đội du kích và hai đội công binh của ta chặn đánh quyết liệt. Bằng những trái thuỷ lôi tự chế tạo và hệ thống hoả lực bố trí hai bên bờ kênh, bộ đội ta đã đánh chìm một tàu địch và làm hỏng một số chiếc khác. Nghe tin hai mũi tiến công trên bộ gặp nguy khốn, đoàn tàu của chúng tìm đường tháo lui.

Sau đợt tiến công không thành, quân địch sử dụng chiến thuật trực thăng vận: dùng máy bay đổ quân xuống ấp hình thành hai gọng kìm bao vây quân ta. Quân ta dùng lối đánh nghi binh, rồi chờ máy bay địch hạ độ cao thì bất ngờ nổ súng bắn rơi máy bay địch. Quân địch tiếp tục nhiều đợt tiến công nữa nhưng cuối cùng cũng thất bại.

(Theo Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu mỉâc, Tập III, Sđd, tr. 222 - 234)

BÀ117. VIỆT NAM KHÁNG CHIẼN CHỔNG MỸ, cứu NƯỚC, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC GIAI ĐOẠN 1965 - 1975

IIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIII IIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIII

Một phần của tài liệu Sgv Lsdl 9 Kntt.docx (Trang 169 - 173)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(322 trang)
w