Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trò lại xâm lược của nhân dân Nam Bộ

Một phần của tài liệu Sgv Lsdl 9 Kntt.docx (Trang 139 - 143)

BÀ113. VIỆT NAM TRONG NẴM ĐẨU SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945

Mục 3. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trò lại xâm lược của nhân dân Nam Bộ

a) Nội dung chính

- Ngày 2 - 9 - 1945, quân Pháp đã có những hành động gây hấn; đêm 22 và rạng sáng 23

- 9 - 1945, thực dân Pháp đánh úp trụ sở Uỷ ban hành chính Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lẩn thứ hai.

- Trước tình hình đó, sáng 23 - 9 - 1945, cơ quan kháng chiến ở Nam Bộ đã thống nhất

ra Lời kêu gọi đổng bào cẩm vũ khí đánh đuổi quân xâm lược.

- Đêm 23 - 9, công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn đã cắt toàn bộ điện, nước. Trên đường phố, các chiến luỹ được dựng lên bằng bàn, ghế, giường, tủ,... để chặn bước tiến của quân Pháp.

1

3

8

Các đội tự vệ, thanh niên xung kích nhanh chóng triển khai chiến đấu... Đến tháng 10 - 1945, thực dân Pháp với sự hỗ trợ của quân Anh và quân tiếp viện mới phá được vòng vây ở Sài Gòn, Chợ Lớn để đánh chiếm các tỉnh Nam Bộ, Nam Trung Bộ. Cuộc chiến đấu ở Nam Bộ đã làm cho quân Pháp bị giam chân tại đây trong nhiều tháng.

- Đến đầu năm 1946, thực dân Pháp tìm cách kéo quân ra miền Bắc, mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược. Ngày 28 - 2 - 1946, Hiệp ước Hoa - Pháp được kí kết. Pháp đưa quân ra miền Bắc thay thế quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật. Trước tình hình

đó, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã thực hiện sách lược “hoà để tiến”, nhân nhượng

có nguyên tắc bằng việc đàm phán, kí kết Hiệp định Sơ bộ 6 - 3 và Tạm ước 14-9. Các văn bản trên thể hiện lập trường hoà bình, hữu nghị với Pháp và đẩy quân Trung Hoa Dân quốc về nước.

b) Tư liệu, kênh hình cẩn khai thác

-Tư liệu 3 trích trong Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 4: là một đoạn trong Lời kêu gọi đồng bào Nam Bộ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đăng lần đầu tiên trên báo Cứu quốc, số ra ngày 29 -

10 - 1945, nhằm kêu gọi đồng bào Nam Bộ giũ’ vững tinh thần chiến đẩu, quyết tâm bảo vệ nền độc lập của dân tộc, đồng thời khẳng định tinh thần chiến đấu anh dũng, đoàn kết của dân tộc ta là sức mạnh vô địch để chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược.

- Hình 13.5. Nhân dân Nam Bộ trong những ngày đău Nam Bộ kháng chiến-. Trước

những hành động gây hấn của thực dân Pháp, để bảo vệ nền độc lập dân tộc, nhân dân Nam Bộ với mọi thứ vũ khí trong tay (gậy tầm vông, giáo,...) dũng cảm chiến đấu, cầm chân địch, gây cho địch nhiều tổn thất, không để chúng nhanh chóng mở rộng chiến tranh, chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho một cuộc kháng chiến lâu dài.

- Hĩnh 13.6. Nhân dân Hà Nội ủng hộ Nam Bộ kháng chiến: Hưởng ứng lời kêu gọi của

Chính phủ lâm thời, nhiều cuộc mít tinh, biểu tình đã diễn ra sôi nổi trên mọi miền đất nước với những khẩu hiệu biểu thị lòng phẫn nộ và quyết tâm chiến đấu bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc, như: “đả đảo thực dân Pháp xâm lược”, “nước Việt Nam của người Việt Nam”,

“ủng hộ Nam Bộ kháng chiến”,... Đồng thời, hàng vạn thanh niên ở miền Bắc và miền Trung

đã nhập ngũ, tham gia chiến đấu ở các chiến trường Nam Bộ. Chỉ 3 ngày sau khi thực dân Pháp đánh chiếm Sài Gòn, Chi đội Giải phóng quân Nam tiến đẩu tiên rời ga Hàng cỏ trong đêm 26 ~ 9, mở đầu phong trào cả nước ra trận.

c) Gợi ý các hình thức tổ chức dạy học

- GV nêu yêu cầu: Trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

xâm lược trô lại của nhân dân Nam Bộ.

+ Với yêu cầu trên, GV cho HS lần lượt thảo luận cặp đôi, dựa vào thông tin trong SGK

để trả lời các câu hỏi nhù: Ảm mưu của thực dân Pháp khi núp sau quân đội Anh quay trô lại

Nam Bộ là gì? (Gợi ỷ: Thực dân Pháp núp dưới bóng quân Anh quay lại gây hấn nhằm thực

hiện dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa); Cuộc chiến đău của nhân dân Nam Bộ đã dỉền ra

như thê'nào? (Gợi ý: Hưởng ứng lời kêu gọi của Uỷ ban kháng chiến Nam Bộ, dưới sự lãnh

đạo của Đảng, nhân dân Nam Bộ “muôn người như một” anh dũng đứng lên với tình thần quyết chiến và ý chí quyết tâm bảo vệ chính quyển cách mạng. Đêm 23 ~ 9, công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn đã cắt toàn bộ điện, nước; chiến luỹ được dựng để chặn bước tiến quân giặc,...).

+ GV gọi 1 - 2 đại diện cặp đôi trình bày và HS khác nhận xét câu trả lời của bạn, bổ sung thêm ý kiến (nếu có).

+ GV nhận xét và chốt lại ý như phần a. Nội dung chính ở trên.

- GV yêu cầu HS: Khai thác Tư liệu 3 và thông tin trong mục, nêu nhận xét vẽ tỉnh thăn

kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược trô lại của nhân dàn Việt Nam.

+ Để HS nêu được nhận xét, GV có thể gợi ý bằng các câu hỏi nhỏ để định hướng: Nhân

dàn cả nước đã thể hiện tỉnh đoàn kết với nhân dân Nam bộ như thê'nào? (Gợi ỷ: Nhiều chi

đội Nam tiến trong cả nước liên tiếp lên đường; nhiều đợt quyên góp của cải, vật chất chi viện cho miền Nam); Tư liệu 3 cho em biết gì về tinh thẩn chiến đấu của quân dấn cả nước trước

cuộc xâm lăng của thực dân Pháp? (Gợi ỷ-. GN hướng dẫn HS tìm những từ, cụm từ trong tư

liệu thể hiện tinh thần chiến đấu của toàn thể dân tộc như: mấy triệu người như một, quyết tâm

đánh tan quân cướp nước, toàn thê quốc dân đã đoàn kết chặt chẽ,... từ đó, HS nêu được nhận xét: toàn dân tộc quyết tâm cùng với nhân dân Nam Bộ bảo vệ nền độc lập, thống nhất đất nước); Ý nghĩa của cuộc chiến đău ở Nam Bộ? (Gợi ỷ: ngăn chặn một bước sự xâm lược của thực dân Pháp, giáng một đòn mạnh mẽ đầu tiên vào âm mưu "đánh nhanh, thắng nhanh" của thực dân Pháp, làm tiêu hao sinh lực địch, chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lâu dài).

+ GV gọi 1- 2 HS trả lời, sau đó, nhận xét và chốt lại ý chính như trên.

- Để khắc sâu kiến thức cho HS vể những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, GV có thể cho HS tham khảo thông tin phần chữ nhỏ ở mục 1 để trả lời câu hỏi: sao Chính phủ thực hiện các biện pháp nhân nhượng với Trung Hoa Dân quốc ở miền Bắc trong khi lại kiên quyết chống thực dân Pháp tái chỉẽm Nam Bộ? (Gợiý: vì Trung Hoa Dân

quốc đại diện cho quân Đồng minh vào giải giáp quân đội phát xít Nhật nên không có cơ sở pháp lí để tấn công quân sự vào đội quân này mà buộc phải thực hiện theo các yêu cầu của chúng. Hơn nữa quân đội Trung Hoa Dân quốc chủ yếu chỉ sử dụng đảng phái tay sai để khiêu khích, chống phá cách mạng. Còn quân đội Pháp ở Nam bộ đã ngang nhiên nổ sung chiếm cứ các cơ quan của chính quyền cách mạng, tấn công quân sự giết hại đồng bào ngay trong ngày 2

- 9 - 1945, trong khi họ không phải đại diện quân đội Đồng minh được phép đem quân đội vào một quốc gia đã tuyên bố độc lập, chủ quyền như Việt Nam).

Yêu cầu cãn đạt: HS trình bày được nét chính về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

của nhân dân Nam Bộ, từ đó nêu được nhận xét về tinh thần kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược trở lại.

3. Luyện tập

Câu 1. Nhiệm vụ này giúp HS có kĩ năng tóm tắt, hệ thống hoá các vấn để và sự kiện lịch

sử, góp phần phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử.

Gợi ý:

Nhiệm vụ Biện pháp

Xây dựng và củng cố

chính quyển

- Tổ chức Tổng tuyển cử bầu Quốc hội, thành lập Chính phủ lâm thời.

- Ban hành Hiến pháp.

- Kiện toàn chính quyển địa phương, các tổ chức đoàn thể xã hội,...

Câu 2. Nhiệm vụ này giúp HS phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử.

Gợi ý:

- Nhà nước do dân bầu ra thông qua Tổng tuyển cử phổ thông đầu phiếu.

- Hiến pháp 1946 đã nêu rõ nguyên tắc bảo đảm các quyển tự do dân chủ, thực hiện

chính quyển mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân.

- Các đoàn thể quần chúng nhân dân được phát triển nhằm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân và từ đó người dân được tham gia vào chính công việc xây dựng đất nước.

4. Vận dụng

Nhiệm vụ này giúp HS phát triển năng lực vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

Gợi ý:

GV hướng dẫn HS nêu được ý nghĩa của giáo dục đối với việc xây dựng đất nước bằng cách trả lời các câu hỏi nhỏ như: Vì sao Chủ tịch Hổ Chí Minh lại khẳng định một dân tộc dốt

là một dân tộc yếu? Vì sao một dân tộc dốt lại làm suy yếu đất nước? HS có thể sưu tầm và sử dụng thông tin trong nội dung Bức thư gửi học sinh nhân ngày khai trường của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “giặc dốt” trở thành một trong sáu nhiệm vụ cấp bách của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sau khi tuyên bố độc lập,... để phân tích. Từ đó, GV yêu cẩu HS nêu một số nhiệm

vụ của HS đối với việc học tập, tu dưỡng của bản thân.

IQ TÀI LIỆU THAM KHẢO

• Tổng tuyển cử

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác công việc nước nhà. Trong cuộc Tổng tuyển

cử, hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử. Không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyển đó. Vì lẽ đó, cho nên Tổng tuyển cử tức là tự do, bình đẳng; tức là dân chủ, đoàn kết”.

• Những biện pháp giải quyết khó khăn của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà

Một là, nhân dân đang đói: Ngoài những kho chứa thóc mà Pháp, Nhật vơ vét của nhân

dân, bọn Nhật, Pháp còn bắt đồng bào chúng ta giảm bớt diện tích cấy lúa để trồng thầu dầu, đay và những thứ cây khác cần thiết cho cuộc chiến tranh của chúng. Hơn nữa, chúng ta còn tìm thấy hai kế hoạch của bọn cầm quyền Pháp với mục đích gây nạn đói, để ngăn trở phong trào yêu nước và bắt buộc đồng bào chúng ta phải làm việc như nô lệ.

Hơn hai triệtí đồng bào chúng ta đã chết đói vì chính sách độc ác này. Vừa rồi nạn lụt đã phá hoại tám tỉnh sản xuất lúa gạo. Điểu đó càng làm cho tình hình trầm trọng hơn. Những người thoát chết đói nay cũng bị đói. Chúng ta phải làm thế nào cho họ sống.

Tôi đề nghị với Chính phủ là phát động một chiến dịch tăng gia sản xuất.

Trong khi chờ đợi ngô, khoai và những thứ lương thực phụ khác, phải ba bốn tháng mới

có, tôi để nghị mở một cuộc lạc quyên. Mười ngày một lần, tất cả đồng bào chúng ta nhịn ăn một bữa. Gạo tiết kiệm được sẽ góp lại và phát cho người nghèo.

Vấn đê thứ hai, nạn dốt: Là một trong những phương pháp độc ác mà bọn thực dân dùng

để cai trị chúng ta. Hơn chín mươi phẩn trăm đồng bào chúng ta mù chữ.

Nhưng chỉ cần ba tháng là đủ để học đọc, học viết tiếng nước ta theo vần Quốc ngữ. Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy tôi đê' nghị mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ.

Vấn để thứ ba: Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ

thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyển tự do dân chủ. Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ. Tôi đê' nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trai gái mười tám tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, dòng giống,...

Vấn đẽ thứ tư-. Chế độ thực dân đã đầu độc dân ta với rượu và thuốc phiện. Nó đã dùng

mọi thủ đoạn hòng hủ hoá dân tộc chúng ta bằng những thói xấu, lười biếng, gian giảo, tham ô

và những thói xấu khác. Chúng ta có nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân chúng ta. Chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập.

Tồi đê' nghị mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện: cần, kiệm, liêm, chính.

Vấn để thứ năm: Thuế thân, thuế chợ, thuế đò, là một lối bóc lột vô nhân đạo. Tôi để nghị

bỏ ngay ba thứ thuế ấy. Cuối cùng tôi đê' nghị tuyệt đối cấm hút thuốc phiện.

Văn đẽ thứ sáu: Thực dân và phong kiên thi hành chính sách chia rẽ đồng bào Giáo và

đồng bào Lương, để dễ thống trị. Tôi để nghị Chính phủ ta tuyên bố: tín ngưỡng tự do và Lương Giáo đoàn kết”.

(Theo Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 8, NXB chính trị quốc gia, 2000, tr. 2-3)

Một phần của tài liệu Sgv Lsdl 9 Kntt.docx (Trang 139 - 143)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(322 trang)
w