ơ) Nội dung chính
- Nguyên nhân thắng lợi
+ Do có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ. Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước tiến hành đổng thời cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc
và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
+ Do nhân dân hai miền đoàn kết nhất trí, giàu lòng yêu nước, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm. Hậu phưong miền Bắc không ngừng lớn mạnh, đáp ứng kịp thời các yêu cẩu của cuộc chiến đấu ở hai miền.
+ Sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ to lớn của các lực lượng cách mạng, hoà bình, dân chủ trên thê' giới, nhất là của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác; sự phối hợp chiến đấu, đoàn kết giúp đỡ nhau trong đấu tranh chống kẻ thù chung của nhân dân ba nước Đông Dương.
- Ý nghĩa lịch sử
Cuộc kháng chiến thắng lợi đã kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mỹ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945; chấm dứt hoàn toàn ách thống trị của chủ nghĩa đê' quốc ở Việt Nam, hoàn thành CUỘC cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên phạm vi cả nước, thống nhất đất nước. Mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc - kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
b) Tư liệu cân khai thác
- Tư liệu được trích trong Văn kiện Đảng toàn tập, đánh giá về ý nghĩa và tầm vóc thắng
lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975).
c) Gợi ý các hình thức tổ chức dạy học
1
7
8
- GV nêu yêu cầu: Nêu nguyên nhân thắng lợi và ỷ nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975). Với yêu cầu này, GV cho HS làm việc cá nhân, khai thác
thông tin, tư liệu trong SGK để nêu được nguyên nhân thắng lợi (chủ quan và khách quan), ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến.
- Sau khi HS trả lời, GV có thể đặt câu hỏi mở rộng: Theo em nguyên nhàn nào là quan
trọng nhất? Vì sao? (Gợiý: Nguyên nhân quan trọng nhất là sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu chủ trương của Đảng qua các giai đoạn và những thắng lợi đạt được để lí giải). Nêu dẫn chứng để chứng minh nước Mỹ đã chịu ảnh hưởng và khủng hoảng
sâu sắc từ thất bại ô cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (Gợi ỷ: HS tham khảo thông tin phần Em có biết hoặc thông tin mà các em đã đọc được từ sách, báo hoặc xem phim).
- GV gọi 1 - 2 HS trình bày trước lớp. Sau đó, GV nhận xét, chốt lại ý như phẩn a. Nội dung chính ở trên.
Yêu cẩu cần đạt: HS nêu được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước.
3. Luyện tập
Câu 1. GV hướng dẫn HS nêu được sự chi viện về sức người, sức của của miển Bắc đối
với tiền tuyến miền Nam trong giai đoạn 1965 - 1975.
GV có thể cho HS tham khảo video giới thiệu Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh tại: https://www.youtube.com/watch?v=uMbv8J-9ugA; về khu di tích Ngã ba Đồng Lộc: https:// hatinh.gov.vn/gioi-thieu-ve-quan -the-khu-di-tich-nga-ba-dong-loc; về Bảo tàng chứng tích chiến tranh ở Thành phố Hồ Chí Minh: https://baotangchungtichchientranh.vn/. HS sưu tầm tư liệu tin cậy, phân loại và chọn lọc nội dung để trình bày.
Câu 2. GV cung cấp mẫu gợi ý hoặc Phiếu học tập để HS hoàn thành theo cá nhân hoặc
theo nhóm. GV khuyến khích HS chuẩn bị thêm tranh, ảnh gắn với các thắng lợi tiêu biểu để phần trình bày thêm sinh động.
PHIẾU HỌC TẬP
Giai đoạn Thắng lợi tiêu biểu Kết quả, ý nghĩa
1965 - 1968 ? ?
1969 - 1973 ? ?
1973 - 1975 ? ?
4. Vận dụng
Câu 1.
- GV hướng dẫn HS viết bài giới thiệu vê' nhân vật, sự kiện tiêu biểu theo gợi ý sau: + Giới thiệu vê' nhân vật hoặc sự kiện: tên, địa danh, thời gian,...
+ Lí do chọn để giới thiệu.
+ Những đóng góp của nhân vật hoặc ý nghĩa của sự kiện.
+ Bài học từ nhân vật hoặc sự kiện.
+ Dấu ấn của nhân vật hoặc sự kiện đến hiện nay.
- Vê' sưu tầm bài hát, bài thơ, GV hướng dẫn HS tìm thông tin trên các trang web tin cậy
và lập bảng theo gợi ý dưới đây:
Tên bài hát hoặc bài thơ và tác giả Nhân vật liên quan Cảm nhận của em
Người con gái sông La của nhạc sĩ
Doãn Nho La Thị Tám và những cô gái
thanh niên xung phong ở Ngã
ba Đồng Lộc.
?
Câu 2. HS có thể thực hiện ngay trên lớp, trao đổi theo nhóm hoặc cặp đôi và kể ra các việc
làm cụ thể như: chăm sóc mộ liệt sĩ vào các dịp 27 - 7; thăm hỏi, giúp đỡ các gia đình liệt sĩ neo đơn; giúp đỡ các cô, chú thương binh gặp khó khăn,...
Q TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sự chi viện của hậu phương miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam
Trong 3 năm (1969 - 1971), hàng chục vạn thanh niên miền Bắc được gọi nhập ngũ, có 60% trong số đó lên đường để bổ sung cho các chiến trường ở miến Nam và cả Lào, Cam-pu- chia. Khối lượng vật chất được đưa vào các chiến trường trong 3 năm tăng gấp 1,6 lẩn so với 3 năm trước đó.
Trong 2 năm (1973 - 1974), miền Bắc đã đưa vào miền Nam gần 20 vạn bộ đội, hàng vạn thanh niên xung phong, cán bộ chuyên môn, kĩ thuật. Đột xuất trong 2 tháng đầu năm 1975, do yêu cầu khẩn trương của công cuộc chuẩn bị cho tổng tiến công chiến lược, miền Bắc đã gấp rút đưa vào miền Nam 57 000 bộ đội. Vê' vật chất - kĩ thuật, miền Bắc đã có những nỗ lực phi thường, đảm bảo đầy đủ và kịp thời nhu cầu to lớn và cấp bách của cuộc tổng tiến công chiến lược. Từ đầu mùa khô 1973 - 1974 đến đầu mùa khô 1974 - 1975, miền Bắc đã đưa vào miền Nam một khối lượng vật chất lớn với 26 vạn tấn gồm vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu, thuốc men, lương thực, thực phẩm,... So với năm 1972, số hàng chi viện này nhiều gấp 9 lần, riêng vũ khí đạn dược gấp 6 lần, gạo gấp 3 lần, xăng dầu gấp 27 lần.
(ĩheo Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, Đại cương Lịch sử Việt
Nam toàn tập, NXB Giáo dục, 2008, tr. 1075, 1076)
- Về thời khắc cuối cùng của chính quyền Sài Gòn
Tiểu đoàn 1 xe tăng do Đại đội 4 dẫn đẩu, tiếp cận cổng chính Dinh Độc Lập. Xe tăng đi đầu mang số hiệu 843 do Đại đội trưởng Bùi Quang Thận chỉ huy quay nòng pháo, nhấn ga, húc vào cánh cổng bên trái (từ ngoài vào). Do đột ngột gặp sức cản lớn nên xe chết máy. Chiếc
xe tăng mang số hiệu 390 do Chính trị viên Vũ Đăng Toàn chỉ huy đi sau vượt lên, lao vào hức
đổ cánh cổng chính của Dinh Độc Lập. Ngay sau đó, xe tăng 843 nổ máy trở lại, vượt qua cổng, cùng xe tăng 390 tiến thẳng vào sân Dinh. Khi xe tăng 843 vừa dừng lại, Đại đội trưởng Bùi Quang Thận thoát ngay ra khỏi xe, được đổng đội yểm trợ và được người trong Dinh dẫn đường, tiến lên tầng thượng, hạ lá cờ ba sọc của chính quyền Sài Gòn, kéo lá cờ Giải phóng trên nóc Dinh Độc Lập lúc 11 giờ 30 phút ngày 30 - 4 - 1975.
Cùng lúc Đại đội trưởng Bùi Quang Thận lên kéo cờ, một số cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn
66 do Trung đoàn phó Phạm Xuân Thệ chỉ huy tiến vào Dinh Độc Lập, nhanh chóng vào phòng Khánh tiết. Tại đó, có mặt Dương Văn Minh và các thành viên nội các chính quyền Sài Gòn. Các đồng chí Trung đoàn 66 đưa Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu (Thủ tướng Chính phủ) sang Đài phát thanh Sài Gòn đọc lời tuyên bố đẩu hàng không điều kiện Quân Giải phóng. Chính uỷ Bùi Văn Tùng, thay mặt Quân Giải phóng, đọc lời tuyên bố chấp nhận sự đầu hàng không điều kiện của Tổng thống Dương Văn Minh - Tổng thống chính quyển Sài Gòn.
(Theo Lịch sứ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Tập III, sđd, tr. 497 - 498, 500)
1
8
0