a) Nội dung chính
* Sự chuyển hướng chiến lược của Đảng Cộng sản Đông Dương
- Tháng 11 - 1939, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (diễn ra tại Bà Điểm, Gia Định) đã xác định nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, nhằm đánh đổ đế quốc Pháp và tay sai để giành độc lập.
- Tháng 5-1941, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ tám tại Pác Bó (Cao Bằng) do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chủ trì, đã hoàn chỉnh chuyển hướng chiến lược cách mạng của Đảng, đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu (đã được đề ra từ Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11 - 1939).
Hội nghị xác định:
+ Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam lúc này là giải phóng dân tộc.
+ Giải quyết vấn đề dân tộc trong phạm vi từng nước Đông Dương.
+ Chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang để giành chính quyến là nhiệm vụ trung tâm, xác định hình thái cuộc khởi nghĩa là đi từ khởi nghĩa từng phần, tiến lên tổng khởi nghĩa.
+ Dự báo vê' thời cơ của cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyển,...
9
2
* Chuẩn bị vê lực lượng
- Ngày 19-5-1941, theo chủ trương đề ra tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lẩn thứ tám, Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Mặt trận Việt Minh) được thành lập.
- Mục đích: nhằm liên hiệp hết thảy các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, gái trai, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị, cùng nhau thực hiện cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
- Mặt trận bao gồm các tổ chức quần chúng lấy tên là Hội Cứu quốc, đã thu hút đông đảo quẩn chúng nhân dân, nhất là ở Cao Bằng, tham gia vào các hội Cứu quốc.
- Dưới ngọn cờ Việt Minh, công cuộc chuẩn bị mọi mặt cho cuộc Tổng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền được xúc tiến gấp rút.
- Ngày 22 - 12 - 1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam) được thành lập tại Cao Bằng.
- Cao trào kháng Nhật cứu nước và những hoạt động chuẩn bị cuối cùng cho Tổng khôi nghĩa (từ tháng 3 đến giữa tháng 8- 1945)
- Do mâu thuẫn Nhật - Pháp ngày càng trở nên gay gắt, tối 9 - 3 - 1945, quân Nhật tiến hành đảo chính Pháp trên toàn Đông Dương. Ngày 12-3, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, phát động cao trào “Kháng Nhật cứu nước” làm tiền đê' cho cuộc tổng khởi nghĩa. Cao trào “Kháng Nhật cứu nước” đã phát triển mạnh mẽ và rộng khắp cả nước.
- Ở khu căn cứ địa Cao - Bắc - Lạng, Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân phối hợp với lực lượng chính trị cua quần chung giải phóng hàng loạt xã, châu, huyện.
- Ở Bắc Kì và Bắc Trung Kì, phong trào “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói” diễn ra quyết liệt chưa từng có.
- Khởi nghĩa từng phần dâng lên ở nhiều nơi như: Tiên Du (Bắc Ninh), Bẩn Yên Nhân (Hưng Yên), Ba Tơ (Quảng Ngãi),...
- Ngày 15 - 4 - 1945, Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kì được triệu tập, thống nhất Cứu quốc quân và Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân thành Việt Nam Giải phóng quân, phát triển hơn nữa các lực lượng vũ trang và nửa vũ trang, xây dựng căn cứ địa kháng Nhật,...
- Tháng 5 - 1945, lãnh tụ Hồ Chí Minh rời Pác Bó vê' Tân Trào (Tuyên Quang). Theo Chỉ thị của Hồ Chí Minh, Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập, trở thành căn cứ địa chính của cách mạng cả nước.
b) Tư liệu, kênh hình cần khơi thác
- Hình 8.1. Di tích Lán Khuổi Nậm (Pác Bó, Cao Bằng hiện nay) - nơi họp Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lãn thứ tám:
“Trông vời lưng núi Khuổi Nậm rì rào núi cao tầng mây Chiểu nay tiếng ai đang lượn vê' trên đèo Kể rằng Người về đây, nhà in lưng
đá Người về quê ta tấm áo chàm tình thương quê nhà...
Đây là một số câu trong bài hát “Tiếng hát giữa rừng Pác Bó” của nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ nói về di tích Lán Khuổi Nậm, một trong những điểm di tích thuộc Khu di tích quốc gia đặc
biệt Pác Bó (huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng). Lán Khuổi Nậm nằm ngay ở cửa rừng, cách hang Pác Bó khoảng 1 km. Tên Khuổi Nậm theo tiếng Tày, Nùng có nghĩa là suối nước (lán được dựng ở nơi có suối chảy qua). Căn lán nhỏ làm theo phong cách nhà sàn của người Tày, rộng khoảng 12 m2, mái lợp tranh, vách được ken bằng lá cáp tao (một loại cây rừng, lá gần giống lá dừa). Sàn được lát bằng những khúc cây rừng. Một tấm ván được kê trên sàn làm bàn làm việc của Bác Hổ. Theo ghi chép lịch sử, từ cuối tháng 3-1941, tư hang Pác Bó, Bác Hổ chuyển sang ở và làm việc tại lán Khuổi Nậm.
Tại Lán Khuổi Nậm đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Đây là nơi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập báo “Việt Nam độc lập”, tổ chức các lớp huấn luyện chính trị, quân
sự, thành lập Đội du kích Pác Bó,... Đặc biệt, từ ngày 10 đến 19 - 5 - 1941, tại đây, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập và chủ trì Hội nghị Trung ương Đảng lẩn thứ tám. Xét về tính chất và quy mô, Hội nghị Trung ương lần thứ tám giống như một Đại hội toàn quốc của Đảng bởi Nghị quyết Trung ương đã vạch ra những chiến lược căn bản cho cách mạng Việt Nam và
có ý nghĩa quyết định đến vận mệnh của đất nước.
- Hình 8.2. Việt Nam Giải phóng quân trước giờ lên đường thực hiện nhiệm vụ (8 - 1945): Tneo Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thời điểm thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải
phóng quân còn rất khó khăn, không nghĩ đến việc chụp ảnh lưu lại. Hơn nữa, bối cảnh lúc đó phải hoạt động bí mật để ưánh sự truy lùng của thực dân Pháp. Vì vậy, bức ảnh trong SGK không phải chụp đúng thời điểm thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (22 -
12 - 1944) mà được chụp vào ngày 16 - 8 - 1945 tại Tân Trào, sau khi Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân hợp nhất với Cứu quốc quân thành Việt Nam Giải phóng quân. Bức ảnh được kĩ sư canh nông Hoàng Văn Đức (1918 - 1996) thuộc đoàn đại biểu Hà Nội lên chiến khu dự Đại hội Quốc dân Tân Trào chụp. Trong ảnh, đồng chí Vô Nguyên Giáp đang tuyên đọc nhật lệnh trong buổi lễ xuất phát của Giải phóng quân từ Tân Trào tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên.
- Tư liệu 1: Đây là tư liệu gốc được lược trích theo Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 7 vê'
Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ tám. Theo đó, Đảng nhấn mạnh: Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam lúc này không phải là nhiệm vụ của cuộc cách mạng giải quyết hai vấn đê' phản đế và điền địa - cách mạng tư sản dân quyền (nhiệm vụ cách mạng này được Đảng xác định trong các giai đoạn trước đó), mà
là cuộc cách mạng chỉ phải giải quyết một vấn đề cấp bách là giải phóng dân tộc. Đây là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
Tù liệu là một minh chứng vê' sự hoàn chỉnh chuyển hướng chiến lược cách mạng của Đảng vốn được xác định từ Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11 - 1939: cách mạng Việt Nam lúc này là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, nhằm đánh đổ đế quốc Pháp và tay sai
để giành độc lập.
- Tư liệu 2: Tư liệu thể hiện một cách cô đọng, súc tích vai trò của Mặt trận Việt Minh:
Từ khi Mặt trận ra đời, toàn bộ phong trào chống Pháp - Nhật của nhân dân ta mang tên là phong trào Việt Minh, cái tên tiêu biểu cho lòng yêu nước, ý chí quật cường của dân tộc. Mặt trận Việt Minh đã trở thành biểu tượng trung tâm của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đảng Cộng sản Đông Dương thông qua Mặt trận Việt Minh đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc cách mạng giành chính quyển về tay nhân dân trong cả nước vào năm 1945.
9
4
c) Gợi ý các hình thức tổ chức dạy học
- GV cẩn bám sát mục tiêu (yêu cầu cần đạt) của mục để lựa chọn nội dung và sử dụng phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động học tập của IIS sao cho phù hợp, tránh nặng nề, dàn trải.
- Mở đầu, GV nêu câu hỏi định hướng nhận thức của HS: Công cuộc chuẩn bị tiến tới
khôi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc diễn ra như thế nào? Để tổ chức cho HS tìm
hiểu về công cuộc chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa giành chính quyền (từ năm 1939 đến năm 1945), GV có thể chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu vê' một nội dung nổi bật trong công cuộc chuẩn bị cho cách mạng theo định hướng như sau:
+ Nhóm 1: Hãy cho biết nội dung chuyên hướng chiến lược cách mạng của Đảng Cộng
sản Đông Dương trong những năm 1939 - 1941 là gì? Lấy dẫn chứng từ tư liệu 1 để chứng minh.
+ Nhóm 2: Công cuộc chuẩn bị lực lượng diễn ra và đạt được kết quả như thê'nào? Mặt
trận Việt Minh có vai trò như thế nào trong công cuộc chuẩn bị đó.
+ Nhóm 3: Cao trào kháng Nhật cứu nước và những hoạt động chuẩn bị cuối cùng tiến
tới tổng khôi nghĩa giành chính quyển diễn ra như thê'nào?
- Dựa vào nội dung trong SGK, kết hợp khai thác nội dung phim tư liệu (đã xem), hình ảnh, tư liệu viết (nếu có) các nhóm thảo luận theo từng câu hỏi hoặc yêu cẩu và thống nhất phương án trả lời, sau đó báo cáo kết quả trước lớp. Các HS khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung. Căn cứ vào thực tế lớp học, trong quá trinh HS thảo luận GV có thể nêu một số câu hỏi gợi mở nhận thức cho HS. Ví dụ:
+ Câu hỏi nhóm 1: Nội dung trả lời câu hỏi này khá trừu tượng về đường lối lãnh đạo cách mạng của Đảng ta trong tình hình mới. Vì vậy, để giúp HS nhận thức được sự chuyển hướng chiến lược của Đảng, GV gợi ý HS liên hệ với kiến thủc đã học, kết hợp tham khảo Tư liệu 1, nhớ lại đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930 - 1939 được Đảng đê' ra
là gì, đến giai đoạn 1939 - 1945, đường lối chiến lược của cách mạng là gì,... ?
Gợi ý: Giai đoạn 1930 - 1939: tiến hành cuộc cách mạng tư sản dân quyền, giải quyết hai
nhiệm vụ dân tộc và dân chủ là chống đế quốc và làm cách mạng ruộng đất. Từ năm 1939, khi tình hình thế giới và trong nước có những biến chuyển lớn lao, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11 - 1939 đã xác định nhiệm vụ cách mạng lúc này là đánh đổ đế quốc Pháp
và tay sai để giải phóng dân tộc. Đến Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tám (5 - 1941), Đảng đã nhấn mạnh hơn nữa nhiệm vụ giải phóng dân tộc, coi đó là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng hàng đầu (lấy dẫn chứng để lí giải từ đoạn trích dẫn ở phẩn Mở đẩu và Tư liệu 1 để chứng minh). Để thực hiện nhiệm vụ cấp bách đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đề ra nhiều biện pháp sáng tạo (giải quyết vấn để dân tộc trong phạm vi từng nước Đông Dương, chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm, xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa, dự báo về thời cơ của tổng khởi nghĩa,...).
+ Câu hỏi nhóm 2: Công cuộc chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa bao gồm chuẩn bị vê' lực lượng chính trị, chuẩn bị lực lượng vũ trang, xây dựng căn cứ địa cách mạng,... Tuy nhiên, theo yêu cầu cần đạt chỉ tìm hiểu vê' công tác chuẩn bị vê' lực lượng. Vì vậy, GV chỉ định hướng
HS lựa chọn những nội dung nổi bật của công tác chuẩn bị lực lượng (lực lượng chính trị, lực
lượng vũ trang). Vê' ý nghĩa của việc thành lập Mặt trận Việt Minh, GV định hướng HS khai thác tư liệu 2 và nội dung liên quan trong SGK để trả lời câu hỏi (GV tham khảo gợi ý trong phẩn a. Nội dung chính ở trên).
+ Với câu hỏi nhóm 3, HS căn cứ vào nội dung trong SGK, có thể khai thác thêm thông qua phim tư liệu và các tư liệu khác liên quan để câu trả lời thêm phong phú, sinh động.
+ GV cẩn chốt lại kiến thức như phần a. Nội dung chính ở trên.
Yêu cãu cãn đạt: HS tích cực tham gia hoạt động học tập, trả lời được các câu hỏi vê' quá
trình chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa giành chính quyển trong toàn quốc.