Để hạch tốn các quĩ cơng chuyên dung kế toán xã sử dụng tài khoản 431- Các quỹ công chuyên dùng của xã.
Nội dung, kết cấu của TK 431- Các quĩ công chuyên dung của xã Phát sinh bên Nợ
Các khoản chi từ các quỹ công chuyên dùng của xã.
Phát sinh bên Có
Số quỹ cơng chun dung của xã tăng lên do nhân dân đóng góp và tăng do các trường hợp khác.
Số dư bên Có:
Số tiền các quỹ cơng chuyên dùng
Tài khoản 431 “Các quỹ công chuyên dùng của xã” mở các tài khoản cấp 2 theo từng quỹ hiện có ở xã.
b. Hạch tốn một số nghiệp vụ chủ yếu.
b.1) Khi thu các khoản đóng góp của dân để hình thành các quỹ cơng chun dung của xã. Nếu thu bằng tiền, căn cứ biên lai thu tiền, lập phiếu thu nhập quỹ xã, ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt
Có TK 431- Các quỹ cơng chun dung của xã (chi tiết cho từng quĩ)
b.2) Làm thủ tục nộp tiền mặt gửi vào tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng, Kho bạc, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (Tiền gửi khác) Có TK 111- Tiền mặt
b.3) Nếu thu bằng hiện vật, đóng góp ngày cơng, kế tốn căn cứ vào các chứng từ ghi nhận sự đóng góp bằng hiện vật hoặc ngày cơng, kế tốn xác định giá trị của hiện vật hoặc ngày cơng đã đóng góp ghi:
Nợ TK 152 (Giá trị hiện vật đã nhập kho)
Nợ TK 241 (Giá trị ngày công hay hiện vật đã sử dụng) Có TK 431.
b.4) Xuất quỹ tiền mặt, hiện vật hoặc chuyển khoản chi sử dụng các quỹ công chuyên dung của xã, căn cứ vào phiếu chi hoặc giáy báo nợ của Kho bạc, ghi:
Nợ TK 431- Các quỹ cơng chun dung của xã Có tK 111- Tiền mặt (nếu chi bằng tiền mặt)
Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (1128- Tiền gửi khác) Có TK 152
1.5.4. Tổ chức cung cấp thơng tin về các quỹ công chuyên dùng của xã
Để phản ánh thông tin về các quỹ công chuyên dung của xã, kế tốn có thể sử dụng hệ thống sổ kế tốn và hệ thống báo cáo kế toán:
- Hệ thống sổ kế toán: Sổ cái TK 431 (sổ chi tiết TK 431 theo nội dung chi tiết từng quỹ), Nhật ký- sổ cái,..
- Hệ thống báo cáo kế toán: Bảng cân đối tài khoản (B01-X), Báo cáo kết quả hoạt động tài chính khác của xã (B06 –X)
1.6. Kỹ năng tổ chức kế toán thanh toán
1.6.1. Đặc điểm và yêu cầu quản lý các khoản thanh toán
Các khoản thanh toán thuộc ngân sách xã bao gồm các khoản phải thu và các khoản phải trả:
Các khoản phải thu:
cố định, chi tiêu hành chính; tạm ứng cho các cơ quan, đồn thể và các bộ phận trực thuộc xã để tổ chức hội nghị hoặc giải quyết các công việc cụ thể thuộc phạm vi chuyên môn của từng bộ phận.
- Số phải thu từng người nhận khốn, nhận thầu như thầu chợ, đị, vườn cây, ao, đầm, hồ, khai thác sỏi, cát đá và các cơng trình do xã quản lý.
- Các khoản phải thu về tiền bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ, phải thu về tiền nhượng bán, thanh lý tài sản cố định...
- Các khoản phải thu về giá trị tài sản thiếu do người chịu trách nhiệm vật chất phải bồi thường, các khoản phải thu tiền phạt, tiền chi sai chế độ phải thu hồi.
- Các khoản phải thu khác.
Khi kế toán các khoản nợ phải thu, kế toán phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Kế toán phải mở sổ theo dõi chi tiết chi từng đối tượng phải thu, theo từng nội dung và từng lần thanh toán.
- Đối với các khoản thầu của xã cho các đối tượng nhận khoán, kế toán phản ánh số phải thu theo hợp đồng giao khoán khi người nhận khốn thanh tốn đến đâu thì ghi giảm nợ đến đó.
Các khoản phải trả:
- Phải trả cho người bán vật tư, người cung cấp dịch vụ, người nhận thầu XDCB.
- Phải trả liên quan đến người lao động
- Các khoản vay tạm thời của quỹ dự trữ tài chính tỉnh.
- Các khoản chi đã được duyệt nhưng xã chưa có tiền thanh tốn vì số tiền thu theo mùa vụ.
- Các khoản phải trả khác.
- Kế toán mở sổ chi tiết theo dõi từng nội dung khoản nợ phải trả, theo từng đối tượng, từng lần thanh toán.
- Đối với các khoản nợ phải trả của xã cho từng người bán vật tư, người cung cấp dịch vụ, người nhận thầu xây dựng cơ bản cần hạch toán chi tiết theo từng đối tượng, theo từng khoản nợ và từng lần thanh toán, đồng thời theo dõi cả số tiền ứng trước, trả trước cho người bán, người cung cấp dịch vụ và người nhận thầu XDCB mà xã chưa nhận được vật tư, dịch vụ và khối lượng xây, lắp của người nhận thầu bàn giao.
- Đối với các khoản phải trả nợ vay của quỹ dự trữ tỉnh (nếu xã được vay), kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản vay và tình hình thanh tốn các khoản nợ vay đó.
- Đối với các khoản chi về tổ chức hội nghị do các tổ chức, ban, ngành ở xã đã chi và chứng từ đã được duyệt nhưng xã chưa thanh toán cho người chi, kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi số phải thanh toán cho từng người đã ứng tiền ra chi, khi có tiền xã phải thanh tốn cho từng người theo từng chứng từ.
- Đối với các khoản nợ sinh hoạt phí, nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (nếu có) chỉ phản ánh vào tài khoản 332. Các khoản phải trả số tiền UBND xã còn nợ cán bộ xã và cơ quan bảo hiểm ở thời điểm cuối năm (31/12).
1.6.2. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán phản ánh các nghiệp vụ liên quan đến các khoản thanh toán đến các khoản thanh toán
Kế toán sử dụng các chứng chủ yếu sau để phản ánh các khoản thanh toán:
- Phiếu chi;
- Giấy đề nghị tạm ứng; - Giấy đề nghị thanh toán; - Phiếu nhập kho;
- Biên bản giao nhận TSCĐ; - Phiếu kê mua hàng;
- Biên lai thu tiền;
- Bảng chấm công;
- Bảng thanh tốn lương;
-Bảng kê trích nộp các khoản theo lương;…..
1.6.3. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán phản ánh các nghiệp vụ liên quan đến các khoản thanh toán quan đến các khoản thanh toán
* Kế toán các khoản phải thu a. Tài khoản kế toán
Để hạch toán các khoản nợ phải thu và tình hình thanh tốn các khoản nợ phải thu của xã, kế toán sử dụng tài khoản 311- Các khoản phải thu.
Kết cấu của Tài khoản 311- Các khoản phải thu Phát sinh bên Nợ
- Số tiền đã tạm ứng cho cán bộ xã đi công tác, tạm ứng, chi hội nghị,… - Số phải thu về nộp khoán, thầu theo hợp đồng;
- Tiền nhượng bán, thanh lý TSCĐ, vật tư hoặc cung cấp dịch vụ chưa thu tiền;
- Các khoản thiếu hụt tài sản, tiền quĩ và các khoản chi sai bị xuất toán phải thu hồi;
- Các khoản phải thu khác;
Phát sinh bên Có
- Số tiền tạm ứng đã thanh toán
- Số tiền khách hàng mua vật tư, tài sản đã thanh toán; - Các khoản thiếu hụt vật tư, tiền quĩ đã thu hồi;
- Các khoản nợ phải thu khác đã thu được.
Số dư bên Nợ:
Các khoản nợ cịn phải thu
Cá biệt tài khoản này có thể có số dư Có. Số dư Có phản ánh số tiền xã đã nhận trước, phải trả cho người mua lớn hơn số tiền phải thu.