Sản phẩm từ đậu tương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học trải nghiệm phần hợp chất nitrogen nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trung học phổ thông (Trang 76 - 89)

2.4.3. Tổ chức hoạt động trải nghiệm với hình thức sử dụng phương pháp đóng vai

BƢỚC 1: CHỌN CHỦ ĐỀ DHTN

1. Tên chủ đề: Dự án “Peptit – Protein với cuộc sống” 2. Kiến thức:

- HSphát biểu được định nghĩa, cấu trúc phân tử của peptit - protein.

- Dựa vào đặc điểm cấu tạo HS giải thích được các tính chất vật lí, tính chất hố học của peptit - protein: sự đông tụ, phản ứng thủy phân, phản ứng màu biure, phản ứng màu của protein với HNO3, Cu(OH)2.

- HS trình bày được vai trị của protein đối với sự sống; chức năng của protein trong cơ thể.

- HS vận dụng được các kiến thức đã học để giải thích các vấn đề trong cuộc sống.

3. Kỹ năng

- HS bước đầu biết cách tổ chức hoạt động nhóm: lên kế hoạch, phân công nhiệm vụ, tiến hành giải quyết vấn đề, trình bày vấn đề, phản biện các vấn đề.

- HS được nâng cao kĩ năng áp dụng cơng nghệ thơng tin trong học tập từ đó rèn kĩ năng tìm kiếm, thu thập, xử lí thơng tin

- Rèn luyện kĩ năng giao tiếp: kĩ năng phỏng vấn, kĩ năng làm việc tập thể, kĩ năng ngoại giao để tìm kiếm thơng tin...

- Phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống, giao tiếp, thu thập và xử lý thơng tin khi tham gia hoạt động ngoại khóa.

4. Thái độ

- HS có niềm tin vào các môn khoa học đã được học trong nhà trường, thấy được mối quan hệ giữa lí thuyết sách vở với cuộc sống thực tại.

- HS có ý thức khi sử dụng thực phẩm chứa protein hợp lí; có ý thức bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh.

5. Phát triển năng lực

Thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ của dự án học sinh có cơ hội phát triển năng lực:

- Năng lực hợp tác: HS tổ chức hoạt động nhóm, lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ, tiến hành thực hiện nhiệm vụ theo nhóm, đánh giá khả năng thực hiện nhiệm vụ của bản thân và của bạn, thảo luận ý kiến, rút kinh nghiệm sau khi hoạt động nhóm.

- Năng lực tự học: tự tìm kiếm thơng tin trong SGK và các nguồn, xử lý thông tin theo yêu cầu.

- Năng lực sáng tạo: từ các kiến thức đã học, kết hợp tư duy trừu tượng hóa và nhu cầu thực tiễn đề xuất ý tưởng, giải pháp.

- Năng lực giao tiếp: HS phải có khả năng giao tiếp tốt để thực hiện mục đích tuyên truyền.

- Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông: Bài thuyết trình thường trình bày dưới dạng Powerpoint; tìm kiếm, xử lí tài liệu thường thơng qua internet.

- Năng lực thực hành thí nghiệm: HS rèn luyện kĩ năng sử dụng các dụng cụ và hóa chất để tiến hành thí nghiệm.

BƢỚC 2: CHUẨN BỊ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH DHTN

1. Chuẩn bị của GV

- GV báo cáo Ban giám hiệu trường, liên hệ thông báo với phụ huynh, liên hệ với cơ sở định đi trải nghiệm, lập dự trù kinh phí, giao nhiệm vụ cho học sinh.

- Dự kiến về: số học sinh, thời gian, địa điểm tổ chức hoạt động trải nghiệm. a. Các thiết bị và học liệu

- Phiếu điều tra nhu cầu của học sinh

- Phiếu học tập định hướng nhiệm vụ cho HS: hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ, sản phẩm mong đợi.

- Phiếu đánh giá quá trình làm việc: Phiếu học sinh đánh giá lẫn nhau, giáo viên đánh giá học sinh, các nhóm đánh giá lẫn nhau…

- Sách giáo khoa Hóa học 12, Sinh học lớp 10.

- Các tài liệu về protein, collagen trên internet, trên báo chí... để hướng dẫn học sinh.

- Máy quay camera, máy chụp ảnh, máy tính sách tay, sổ tay ghi chép. - Bảng chiếu projecter.

b. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học - Phương pháp đóng vai.

- Phương pháp dạy học theo dự án. - Phương pháp thuyết trình.

- Kĩ thuật giao nhiệm vụ. 2. Chuẩn bị của học sinh

- Liên hệ với cơ sở đi trải nghiệm… - Tài liệu SGK Hóa học 12, Sinh học 10 - Máy tính cá nhân.

- Sổ tay ghi chép.

BƢỚC 3: TIẾN HÀNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DHTN

Hoạt động 1: Hoạt động trải nghiệm kết nối trong lớp học khơi gợi hứng thú học tập cho HS

1. Mục tiêu hoạt động

- Thu hút sự quan tâm, tạo hứng thú cho học sinh khi tham gia học tập phần hợp chất nitrogen của lớp 12.

- Xây dựng tình huống thực tiễn để tạo sự hứng thú cho HS.

- Đưa ra các nhiệm vụ cần thiết cần thực hiện: HS tham gia đóng kịch từ đó nêu ra các vấn đề cần giải quyết của dự án.

HS THAM GIA ĐÓNG KỊCH NGẮN

GỢI Ý TÌNH HUỐNG:

“Có một gia đình gồm 3 thành viên: bố, mẹ và con gái. Mỗi thành viên trong gia đình có đặc điểm, tính cách và sở thích ăn uống riêng. Người bố thì mập, người con thì gầy - suy dinh dưỡng, người mẹ thì có làn da xấu. Một hơm cả 3 thành viên của gia đình cùng đến viện dinh dưỡng để kiểm tra tư vấn về chăm sóc sức khỏe. Sau khi khám xong bác sỹ đã ghi vào bệnh án từng thành viên trong gia đình như sau:

- Người bố: Do sử dụng thực phẩm quá liều lượng đặc biệt thực phẩm chứa chất béo và protein nên dẫn đến béo phì.

- Người mẹ: Đã đến tuổi lão hóa da nên cần chăm sóc da bằng collagen-thành phần chính là protein.

- Người con: Do lười ăn và ăn không đủ chất đặc biệt thiếu protein nên bị suy dinh dưỡng.

Người mẹ suy nghĩ, bản thân mình là người chăm sóc gia định nhưng lại để các thành viên trong gia đình gặp các vấn đề về protein. Vậy mình phải tìm hiểu thật kĩ về thành phần, cấu tạo, tính chất và vai trị protein.”

2. Phương thức tổ chức hoạt động a. Địa điểm: Trong lớp học.

b. Thời gian: 15 phút cuối của một tiết học. c. Tiến trình của hoạt động

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Biểu hiện NLHT - Cho HS đóng kịch ngắn

một tình huống có vấn đề về peptit – protein.

- GV nhắc lại câu hỏi: “ Bản chất của peptit- protein có cấu tạo, tính chất và vai trị gì?”

- Phát phiếu điều tra nhanh về sở thích của học sinh trước khi tham gia hoạt động trải nghiệm; hướng dẫn học sinh trả lời nhanh vào phiếu điều tra. Sau đó thu phiếu trả lời và tổng hợp phiếu điều tra.

- GV hướng dẫn HS lựa

- HS đóng kịch: một tình huống có vấn đề từ đó nêu câu hỏi bài học.

- HS nhận phiếu điều tra và trả lời nhanh.

- Tiếp thu các nội dung mà GV truyền đạt. Từ đó HS suy nghĩ và chọn lựa phương án làm việc của

- Xác định được nhiệm vụ cần hợp tác và diễn đạt được nhiệm vụ hợp tác

chọn phương án làm việc nhóm, thành lập nhóm. - Dựa vào nhu cầu chung của từng nhóm giáo viên phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm

- Phát phiếu theo dõi, đánh giá mức độ tham gia hoạt động của mỗi thành viên của nhóm trong suốt q trình hoạt động làm việc nhóm.

- Giới thiệu về nhóm kín facebook có tên “Peptit- protein với cuộc sống” . Nhóm này dùng để trao đổi thông tin và lưu trữ tài liệu và hướng dẫn tìm hiểu tài liệu.

mình.

- Thành lập nhóm cùng chung sở thích, bầu nhóm trưởng, thư kí. Các thành viên thảo luận, xây dựng kế hoạch thực hiện và phân chia công việc cụ thể cho mỗi thành viên trong nhóm. - Nhận phiếu và nhận xét, đánh giá mức độ nhiệt tình của từng thành viên trong nhóm. - HS chú ý lắng nghe và đưa ra ý kiến thắc mắc (nếu có).

- Xác định được nhu cầu của các thành viên trong nhóm - Xác định được các nhiệm vụ cụ thể trong nhiệm vụ hợp tác, phân chia thành các nhiệm vụ nhỏ và các bước thực hiện. - Lập được kế hoạch phù hợp với trình độ của từng thành viên trong nhóm và thể hiện sự chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi của mỗi thành viên trong nhóm.

3. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động a. Sản phẩm dự kiến

- Sự hưởng ứng nhiệt tình và thảo luận sơi nổi của học sinh. - Phiếu điều tra nhanh về sở thích của HS.

-Thành lập được các nhóm; danh sách có nhóm trưởng, thư kí và phân công công việc cụ thể cho mỗi thành viên trong nhóm.

- Bản kế hoạch hoạt động của từng nhóm. b. Đánh giá kết quả hoạt động

Đây là hoạt động mang tính giới thiệu cũng như khơi gợi thích thú, say mê học tập cho HS. Do vậy, GV cần chuẩn bị chu đáo, khoa học. Đồng thời, trong quá trình

tổ chức hoạt động, GV nên tạo ra khơng khí cởi mở, dân chủ, đặt ra tình huống cấp thiết để kích thích trạng thái tâm lí và phát huy sự sáng tạo của HS.

4. GV điều tra nhu cầu học sinh

GV điều tra nhu cầu, sở thích của HS từ đó lập ra các nhóm nhỏ chung sở thích; hướng dẫn phân cơng nhiệm vụ trong nhóm cho hợp lí.

PHIẾU ĐIỀU TRA NHU CẦU CỦA HỌC SINH

(Trước khi thực hiện dự án)

Họ và tên: ………………………………………………………………………… Lớp: ……………………………………….. Trường: …………………… ………

Hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu X vào ơ trống trong bảng có câu trả lời phù hợp với em.

1. Em quan tâm (hoặc có hứng thú) đến nội dung nào?

Nội dung Khơng

Tìm hiểu về cấu tạo protein, peptit Tìm hiểu về vai trị protein với sự sống

Tham gia hoạt động ngoại khóa: cách sản xuất đậu hũ Tham gia thực hành thí nghiệm

Điều tra các nguồn protein trong tự nhiên Tác hại của việc dùng thiếu hoặc thừa protein Tìm hiểu cách sử dụng protein đúng cách

2. Em muốn thực hiện nhiệm vụ học tập nào trong dự án?

Nhiệm vụ Khơng

Đóng vai nhà sản xuất sản phẩm collagen để thuyết trình trước cơng chúng

Đóng vai người sản xuất đậu hũ trình bày cách làm đậu hũ Đóng vai nhân viên y tế tuyên truyến cách sử dụng protein Đóng vai nhà điều tra thực phẩm chứa protein, sử dụng protein Đóng vai nhà nghiên cứu Hóa học, biểu diễn thí nghiệm Hóa học trước cơng chúng

Đóng kịch trong tiểu phẩm

Xử lí trên máy tính: sử dụng phần mềm Word, Powerpoint… Nhóm trưởng: chỉ đạo cơng việc

Thư kí: ghi chép hoạt động nhóm

Đóng vai HS nghe đặt câu hỏi cho người thuyết trình. Sáng tác kịch bản cho các bạn dẫn.

5. Giao nhiệm vụ cho HS

Sau khi có kết quả phiếu điều tra nhu cầu của HS, GV sẽ định hướng nhiệm vụ cho từng nhóm theo các phiếu định hướng 1, 2, 3.

PHIẾU ĐỊNH HƢỚNG 1 * Nhiệm vụ:

Đóng vai một nhân viên maketing mở hội thảo về các sản phẩm collagen: tƣ

vấn về tác dụng cách sử dung collagen. * Gợi ý nội dung cần hoàn thành:

1. Collagen là gì?

2. Bản chất cấu trúc collagen?

3. Collagen tồn tại ở bộ phận nào trên cơ thể con người? 4. Vai trò collagen và tại sao nên sử dụng collagen?

* Sản phẩm mong đợi:

Bản trình chiếu Power point về khái niệm, cấu trúc của collagen. Dạng tồn tại, vai trò của collagen.

PHIẾU ĐỊNH HƢỚNG 2

*Nhiệm vụ: Đóng vai người làm đậu thuyết minh về quá trình làm đậu và giới thiệu sản phẩm đậu của cả nhóm.

*Gợi ý nội dung cần hoàn thành:

1/ Giới thiệu các bước làm đậu?

2/ Các q trình vật lí và hóa học xảy ra trong quá trình làm đậu?

3/ Các quá trình làm đậu phải tự tay làm (không được mua), khi báo cáo cần có sản phẩm tự làm kèm theo?

* Sản phẩm mong đợi:

- Bản trình chiếu Power point về quy trình tự làm đậu của nhóm. - Trưng bày sản phẩm tự làm có thể thưởng thức được.

PHIẾU ĐỊNH HƢỚNG 3: NHÓM ĐIỀU TRA, TƢ VẤN

* Nhiệm vụ: Đóng vai chuyên gia dinh dưỡng điều tra và tƣ vấn cách sử

dụng protein. * Gợi ý nội dung:

1/ Bằng cách phỏng vấn: Điều tra tình hình thực tế sử dụng protein của người dân ở địa phương em về nguồn thực phẩm chứa protein, về liều lượng thực phẩm chứa protein/bữa ăn/ngày/người,…

2/ Mở một buổi hội thảo tư vấn:

1. Tác hại của hiện tượng thừa thiếu protein?

2. Sơ lược về q trình chuyển hóa protein trong cơ thể? Từ đó nêu kết luận về tính chất hóa học của peptit và protein?

3. Nghiên cứu về vai trò của protein?

4. Tư vấn cách sử dụng protein hợp lí cho người dân ở địa phương em?

* Sản phẩm mong đợi:

- Bản thống kê điều tra về tình hình sử dụng protein của người dân

- Bản trình chiếu Power point về hiện tượng thừa, thiếu protein. Vài trò của protein. Cách sử dụng protein hợp lí.

Hoạt động 2: Hoạt động trải nghiệm của HS trong thực tiễn khi thực hiện dự án tại 1. Mục tiêu hoạt động

HS dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của GV được tự trải nghiệm làm việc trong môi trường thực tiễn cuộc sống. HS các nhóm sẽ hồn thành các nhiệm vụ trong dự án mà giáo viên yêu cầu.

2. Phương thức tổ chức hoạt động a. Địa điểm: tại nhà.

b. Thời gian: 1 tuần

Hoạt động của HS Hoạt động của GV Biểu hiện NLHT - Tổ chức thực hiện kế

hoạch tại nhà.

+ Các thành viên trong nhóm trao đổi, thảo luận để thống nhất lựa chọn các loại nguyên liệu và quy trình làm sao cho hợp lí.

+ Từng bước hoàn thiện sản phẩm và kiểm nghiệm chất lượng. - Cập nhật thường xuyên tình hình làm việc của nhóm trên nhóm facebook, gmail, liên hệ và trao đổi với GV khi có khó khăn vướng mắc.

- Theo dõi gián tiếp hoạt động của các nhóm thơng qua nhóm Facebool, Zalo điện thoại… - Trợ giúp, hướng dẫn HS khi cần thiết. - HS biết được rõ ràng các nhiệm vụ của bản thân và các thành viên trong nhóm để phối hợp hỗ trợ nhau thực hiện. - Hoàn thành các nhiệm vụ được giao và hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm hồn thành nhiệm vụ.

- Trình ý kiến cá nhân một cách có hệ thống, chứng minh được quan điểm, ý kiến của mình một cách thuyết phục, hấp dẫn người nghe. - Có lắng nghe, có phản hồi ý kiến một cách phù hợp, tìm ra sự đồng thuận trong tranh luận. Điều chỉnh công việc của cá nhân đảm bảo sự đồng thuận trong nhóm.

3. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động a. Sản phẩm dự kiến

- Nhóm 1: Bản trình chiếu Power point về khái niệm, cấu trúc của collagen, dạng tồn tại của nó.

- Nhóm 2:

+ Bản trình chiếu Power point về quy trình tự làm đậu của nhóm. + Trưng bày sản phẩm mà HS tự làm tại nhà.

- Nhóm 3:

+ Bản thống kê điều tra về tình hình sử dụng protein của người dân

+ Bản trình chiếu Power point về hiện tượng thừa, thiếu protein. Vai trò của protein. Cách sử dụng protein hợp lí.

b. Đánh giá kết quả hoạt động

Đây là hoạt động quan trọng phát huy tinh thần hợp tác của HS trong nhóm, phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh khi các em vận dụng kiến thức hóa học để giải quyết nhiệm vụ học tập; HS phải tự lập tìm cách giải quyết các nhiệm vụ của nhóm, cần thiết. Sự cạnh tranh giữa các cá nhân, các nhóm cũng là một yếu tố kích thích sự say mê và sáng tạo của các em.

Hoạt động 3: Hoạt động trải nghiệm đóng vai báo cáo sản phẩm và đánh giá sản phẩm (Yêu cầu: HS phải đóng vai một nhân viên maketing giới thiệu sản phẩm collagen; một người sản xuất đậu giới thiệu quy trình sản xuất đậu và sản phẩm; một chuyên viên tư vấn sử dụng protein).

1. Mục tiêu hoạt động

- Tổ chức để HS báo cáo sản phẩm của từng nhóm; đánh giá sản phẩm của mình và của các bạn khác.

- Tổng kết và chuẩn hóa một số kiến thức, kĩ năng, thái độ từ những kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học trải nghiệm phần hợp chất nitrogen nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trung học phổ thông (Trang 76 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)