Năng lực và năng lực hợp tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học trải nghiệm phần hợp chất nitrogen nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trung học phổ thông (Trang 29 - 31)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.3. Năng lực và năng lực hợp tác

1.3.1. Năng lực và phân loại năng lực

Năng lực được sử dụng nhiều nghĩa, gắn với lĩnh vực khác nhau sẽ khác nhau. Trong luận văn này tôi đưa một số khái niệm năng lực được sử dụng trong các văn bản chương trình giáo dục phổ thông nhiều nước để tiện so sánh và nhận xét, chẳng hạn:

Có nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục đã cố gắng định nghĩa khái niệm năng lực: Theo F.E Weinert cho rằng: “Năng lực được thể hiện như một hệ thống khả năng, sự thành thạo hoặc những kĩ năng thiết yếu, có thể giúp con người đủ điều kiện vươn tới một mục đích cụ thể”.[24, tr. 9]

Phân loại năng lực là một vấn đề phức tạp. Sự phân loại vào các quan điểm và các tiêu chí. Nhìn vào chương trình thiết kế theo năng lực của các nước có thể

thấy có hai loại chính (general competence), đó là năng lực chung và năng lực cụ thể, chuyên biệt (specific competence).

Năng lực chung là năng lực cơ bản, thiết yếu để con người có thể sống và làm việc bình thường trong xã hội. Năng lực này được hình thành và phát triển do nhiều môn học, liên quan đến nhiều môn học.

Năng lực cụ thể, chuyên biệt là năng lực riêng được hình thành và phát triển do một lĩnh vực/ mơn học nào đó.

Tiếp thu quan niệm về năng lực phát triển của các nước phát triển, theo [4] Chương trình giáo dục phổ thơng – Chương trình tổng thể của Việt Nam đã xác định:

- Năng lực: là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn

có và q trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,…thực hiện thành công một loạt hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.

- Năng lực cốt lõi: là năng lực cơ bản, thiết yếu mà bất cứ ai cũng cần phải có

để sống, học tập và làm việc hiệu quả. Năng lực cốt lõi gồm năng lực chung và năng lực đặc thù.

a) Năng lực chung được hình thành và phát triển thông qua tất cả các môn học

và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

b) Năng lực đặc thù của môn học là năng lực được hình thành và phát triển

chủ yếu thông qua các môn học và một số hoạt động giáo dục nhất định như: năng lực ngơn ngữ, năng lực tính tốn, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất…

1.3.2. Năng lực hợp tác

1.3.2.1. Khái niệm

Năng lực hợp tác là một năng lực chung rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển một con người phù hợp với yêu cầu xã hội. Tuy nhiên, không có mơn học nào gọi là đặc trưng cho việc phát triển NLHT mà NLHT sẽ được từng môn học đều phải góp phần hình thành và phát triển.

Theo [16], NLHT là khả năng của cá nhân biết thích ứng với tập thể nhóm, biết tự nhận trách nhiệm, chia sẻ công việc, giúp đỡ cộng sự và thực hiện có hiệu quả những thỏa thuận trong nhóm như kế hoạch đã đềra.

1.3.2.2. Cấu trúc, biểu hiện của năng lực hợp tác

Theo [24] biểu hiện của sự hợp tác trong học tập chính là các hoạt động riêng lẻ của cá nhân được gắn kết chặt chẽ với nhau dựa trên cơ sở có cùng mục đích học tập, lợi ích và sự nỗ lực chung, với tinh thần tự nguyện, tin tưởng giúp đỡ nhau. Để hợp tác có hiệu quả, nói cách khác để có năng lực hợp tác cần có:

a) Kiến thức về hợp tác

- HS lựa chọn được các hình thức làm việc nhóm phù hợp với u cầu nhiệm vụ đề ra.

- HS rút kinh nghiệm được cho bản thân mình và đóng góp ý cho những cá nhân khác trong nhóm hoặc khác nhóm.

b) Kĩ năng hợp tác

- Hs biết phân tích nhiệm vụ được giao thành các nhiệm vụ nhỏ của bản thân để thực hiện.

- HS theo dõi được tiến độ làm việc, hoàn thành nhiệm vụ của bản thân và các cá nhân khác.

- Đánh giá được hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của cá nhân và nhóm.

- Xây dựng, đề xuất việc phân cơng cơng việc sao cho hợp lí, tổ chức các hoạt động để hoàn thành nhiệm vụ.

c) Thái độ hợp tác

- Đề xuất được các giải pháp thực hiện nhiệm vụ cá nhân và nhiệm vụ nhóm. - Sẵn sàng nhận nhiệm vụ khó khăn của nhóm.

- Biết thảo luận, chia sẻ thơng tin, góp ý cho bạn cùng nhóm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học trải nghiệm phần hợp chất nitrogen nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trung học phổ thông (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)