CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.2. Dạy học trải nghiệm
1.2.5. Các hình thức tổ chức hoạt động dạy học trải nghiệm
Mơn Hố học là mơn khoa học thực nghiệm có nhiều ưu thế trong việc tổ chức cho HS lĩnh hội, kiến tạo kiến thức dựa trên những kinh nghiệm thực tế, thông qua các thao tác thực hành, thử nghiệm để kiểm nghiệm và từ đó rút ra kết luận mới. Dựa vào thời gian và địa điểm tổ chức dạy học, có thể chia hình thức các hoạt động trải nghiệm ở 3 quy mô: trong lớp học, trong nhà trường và ngoài nhà trường (đi tham quan, dã ngoại, thực địa).
1.2.5.1. Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong lớp học a) Tổ chức trò chơi
Tổ chức trò chơi trong giờ học có thể được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau như khởi động, dẫn nhập vào nội dung học tập, cung cấp và tiếp nhận tri thức; đánh giá kết quả, rèn luyện các kĩ năng và củng cố những tri thức đã được tiếp nhận,… Các câu hỏi trong trò chơi thường là những câu hỏi liên quan đến tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, ...), tính chất hố học, tên gọi, cơng thức hoá học và ứng dụng của các chất. Trò chơi giúp phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn và gây hứng thú cho HS; tạo điều kiện thuận lợi cho HS tiếp thu kiến thức mới; giúp chuyển tải tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau, .…
Khi tổ chức trò chơi trong dạy học, GV cần chú ý mục tiêu của trị chơi (thơng qua trò chơi cung cấp cho HS kiến thức, kĩ năng và thái độ nào? Bằng cách nào?), xây dựng và phổ biến rõ luật chơi (có chú ý đến hình thức thưởng phạt) cho HS và hình thức tổ chức đảm bảo tính khách quan cơng bằng.
b) Sử dụng phương pháp đóng vai
Đây là phương pháp nhằm giúp HS nhập vai thành một nhân vật, một người làm nghề khác nhau, một vật nào đó... Việc “diễn” khơng phải là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng thông qua việc xây dựng kịch bản để “diễn” HS cần huy động những kinh nghiệm, vốn tri thức đã có của mình về một vấn đề/ vai trị cùng với cảm xúc thái độ và sự liên tưởng, tưởng tượng để có thể sáng tạo ra những vai diễn khác nhau ngay cả khi GV ra cùng một tình huống.
c) Sử dụng thí nghiệm hố học
Đây là hình thức tổ chức hoạt động truyền thống và mang đặc trưng mơn Hố học. HS được tiến hành các thí nghiệm hoặc quan sát, trải nghiệm những hiện tượng thí nghiệm do GV tiến hành. Trong hình thức này HS được yêu cầu đưa ra nhận định của mình về các vấn đề khoa học; kiểm tra các nhận định đó thơng qua việc thực hiện các thí nghiệm, từ đó rút ra kết luận cần thiết. Ở mức độ tích cực hơn, GV cho phép HS đề xuất và tự thiết kế một số thí nghiệm; tổ chức thảo luận/ tranh luận về một số nghiên cứu khoa học. Từ đó GV phân tích những kiến thức khoa học được vận dụng như thế nào trong một số hiện tượng khác nhau của đời sống thực tiễn. Việc trải nghiệm thông qua quan sát, phân tích từ kết quả thí nghiệm là hình thức khá quan trọng giúp hình thành nhận thức đồng thời tạo hứng thú, niềm tin vào khoa học cho HS.
d) Xây dựng mơ hình
Dựa trên những kiến thức đã có, HS được tổ chức hoạt động tự thiết kế và sáng tạo ra các mô hình hoặc các vật mẫu với mục đích mơ tả các sự vật, hiện tượng khoa học cũng như nguyên tắc hoạt động của chúng. Ví dụ, HS có thể được u cầu sử dụng những nguyên liệu tự tìm kiếm trong môi trường xung quanh để tạo nên mô hình ngun tử; hoặc các em cũng có thể sử dụng các sự vật gần gũi với cuộc sống để mơ tả và giới thiệu về chu trình cacbon trong tự nhiên. Ngồi ra, các mơ hình và mẫu vật mà HS sáng tạo nên từ các chất liệu quen thuộc, cũng có thể được dùng để kiểm tra, thực nghiệm một thiết kế liên quan đến các nội dung khoa học để cùng xem liệu lí thuyết được học có chính xác như thực tiễn vốn nhìn thấy. Ví dụ tự tạo pin điện từ quả chanh, dây dẫn và các mảnh đồng hay tự tạo máy lọc nước đơn
giản,... Việc yêu cầu HS xây dựng mơ hình tn theo 4 bước trong quy trình học tập trải nghiệm của Kolb: HS dựa trên việc huy động kiến thức kinh nghiệm đã có của bản thân để phân tích, suy nghĩ về những kinh nghiệm từ đó khái qt hóa và trừu tượng hố để tự xây dựng mơ hình của “bản thân” và kiểm nghiệm những phán đốn của mình dựa trên việc phân tích sản phẩm.
1.2.5.2. Tổ chức hoạt động trong nhà trường a) Hoạt động câu lạc bộ Hoá học
Các hoạt động thường thấy trong câu lạc bộ có thể là tổ chức những buổi biểu diễn thí nghiệm vui, ảo thuật về hố học hay những buổi thảo luận về một chủ đề cụ thể (các phương pháp giải nhanh bài tập hoá học hay trao đổi kinh nghiệm học tập mơn Hố,...)
b) Hội thi/ cuộc thi về hoá học
Hội thi/cuộc thi có thể được tổ chức bằng nhiều phương thức khác như: Thi làm các sản phẩm, thi vẽ tranh, thi tìm hiểu lịch sử/ phát minh/ứng dụng,... của hoá học, thi đố vui, thi giải ơ chữ, thi tiểu phẩm, thi trình diễn thời trang từ các vật liệu polime, thi kể chuyện lịch sử hoá học, thi sáng tác bài hát về hoá học,... Điều quan trọng khi tổ chức hội thi là phải vui vẻ, sôi động, có tính thi đua sáng tạo và đậm chất “hố học”. Ngồi ra, GV cần nhận xét tổng kết và chính xác hóa cho HS về những nội dung Hố học để ngồi tiêu chí “vui” của hội thi thì vẫn cần có tính chính xác, khoa học, thực tiễn về nội dung kiến thức được đề cập đến.
c) Hoạt động giao lưu
Hoạt động giao lưu là một hình thức tổ chức nhằm tạo ra các điều kiện để cho HS được giao lưu, tiếp xúc và trao đổi thông tin với một số nhân vật nổi tiếng. Qua đó, giúp HS thay đổi suy nghĩ có định hướng đúng đắn trong cuộc sống của mình. Thí dụ như GV mời chuyên gia trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy đến trao đổi kinh nghiệm phòng cháy ở gia đình và nơi công cộng. Trên cơ sở đó, dùng kiến thức hố học để giải thích một số ngun tắc phịng cháy chữa cháy.Hoặc GV mời chuyên gia ở các nhà máy sản xuất hố chất (phân bón hố học, gang thép, sản xuất gốm sứ...) ở địa phương đến nói chuyện về đặc thù nghề nghiệp, quy trình sản xuất,...
d) Nghiên cứu khoa học
Hoạt động này HS được tập dượt theo cách làm việc của nhà nghiên cứu khoa học thông qua một số chủ đề STEM. GV xây dựng chủ đề STEM theo cách: lựa chọn nội dung cụ thể trong môn học, nghiên cứu việc ứng dụng của các nội dung đó trong thực tiễn, tìm hiểu quy trình, giai đoạn, các kiến thức được sử dụng để tạo ra ứng dụng/ sản phẩm, từ đó chỉ ra các kiến thức liên quantrong các môn học thuộc lĩnh vực STEM. Do đó để giải quyết được các vấn đề đặt ra HS phải huy động được các hiểu biết, kiến thức đã học của một số môn học STEM, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tìm tịi, khám phá để tạo ra được sản phẩm. Mục đích chính của loại hình hoạt động này là giúp HS tìm hiểu về cách thức hoạt động, vận hành của một hệ thống nhất định thay vì chỉ đơn thuần thu thập số liệu, thơng tin để hỗ trợ cho việc nắm vững một khái niệm khoa học. Nói cách khác, HS được học cách tìm hiểu về khoa học thay vì chỉ biết được về một nội dung khoa học nhất định, HS được trải nghiệm thực tế.
1.2.5.3. Tổ chức hoạt động ngoài nhà trường a) Đi tham quan dã ngoại
Mục đích của tham quan, dã ngoại là để HS được trải nghiệm thực tế từ đó có thể hiểu sâu và rõ hơn những kiến thức đã học. Tuỳ theo tình hình thực tiễn ở địa phương, GV có thể cho HS tham quan các nhà máy, xí nghiệp sản xuất (sản xuất xi măng, phân bón hóa học, xà phịng, nhơm, gang thép, chế biến thực phẩm...) để tìm hiểu về quy trình sản xuất các chất trong thực tiễn, vận dụng các quy luật về tốc độ phản ứng, cân bằng hoá học, quy luật các phản ứng hố học,... để tìm cách giải thích các bước trong quy trình đó. Như vậy việc tổ chức cho HS đi tham quan dã ngoại không chỉ đơn thuần là việc cho HS đi “xem” mà GV cần khai thác đặt câu hỏi liên quan đến thực tiễn cho HS thảo luận hay viết thu hoạch. Có như vậy việc tham quan mới có ý nghĩa và thiết thực.
b) Tổ chức các hoạt động học tập tại thực địa (cơ sở sản xuất, trang trại)
Hình thức này có thể kết hợp với hình thức tham quan dã ngoại. Ở hình thức học tập tại thực địa, GV cho HS trải nghiệm thực sự (làm, thao tác, hoạt động,…) các công việc tại cơ sở sản xuất chứ không chỉ đơn thuần đi xem rồi phân tích, thảo
luận. Nếu như hình thức tham quan dã ngoại phù hợp với quy mô sản xuất lớn (chủ yếu dùng máy móc ở quy mơ cơng nghiệp) thì hình thức này phù hợp với các cơ sở sản xuất nhỏ, làng nghề thủ cơng. Ví dụ GV có thể cho HS học tập tại những làng nghề như làng sản xuất gốm sứ, làng muối,...
Thông qua hoạt động thực địa không chỉ giúp HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tế mà còn làm tăng hứng thú học tập bộ môn, được định hướng nghề nghiệp.
Bên cạnh những hình thức nói trên, tuỳ thuộc vào mục tiêu bài học và nội dung cụ thể mà GV có thể tổ chức dạy học trải nghiệm theo một số cách tiếp cận khác như:
- Xuất phát từ những hiện tượng tự nhiên hoặc các cách lí giải thú vị, bất ngờ và kịch tính.
- Xuất phát từ những bài giới thiệu, những câu chuyện hoặc kinh nghiệm cá nhân của GV, HS được trình bày dưới hình thức đóng vai, kể chuyện … để lí giải về một nội dung khoa học nhất định.
Trong luận văn này, tôi xây dựng các kế hoạch dạy học theo 3 hình thức: Sử dụng phương pháp đóng vai; hội thi về hoá học; đi tham quan dã ngoại kết hợp tổ chức các hoạt động học tập tại thực địa.