Đơn vị: tỷ đồng Sản phẩm 2012 Tỷ trọng 2013 Tỷ trọng 2014 Tỷ trọng 6T 2015 Tỷ trọng Nhà đất 81 33,19% 153 36,26% 273 33,5% 284 36,17% SXKD 45 18,44% 73 17,29% 121 14,84% 127 16,17% Ơ tơ 34 13,93% 43 10,19% 117 14,36% 103 13,12% Tiêu dùng 63 25,81% 121 28,67% 244 29,94% 224 28,53% Tín chấp 17 6,97% 27 6,39% 43 5,27% 35 4,46% Khác 4 1,66% 5 1,2% 17 2,09% 12 1,55% Tổng công 244 100% 422 100% 815 100% 785 100%
Chiếm tỷ trọng quá hạn cao nhất trong nhóm các sản phẩm cho vay KHCN là sản phẩm nhà đất khi mảng tín dụng này chiếm 36,17% tổng dư nợ quá hạn, kế đến là nhóm sản phẩm tiêu dùng chiếm 28,53%. Tuy nhiên, nếu xét thêm tỷ trọng dư nợ cho vay theo sản phẩm (theo bảng 3.3) có thể thấy dư nợ quá hạn nhóm nhà đất chiếm tỷ trọng thấp nhất khi tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ nhóm sản phẩm này chỉ chiếm 2,42%, trong khi nhóm sản phẩm có tỷ lệ nợ quá hạn cao nhất là nhóm sản phẩm tiêu dùng khi tỷ lệ nợ quá hạn lên tới 9,39%. Điều này cho thấy rủi ro tín dụng của KHCN phân bố không đầu, tập trung ở một số sản phẩm cụ thể. Trong bối cảnh thị trường mở rộng cho vay KHCN thì cho vay tiêu dùng chính là sản phẩm chủ lực của các ngân hàng, thông thường các điều kiện ràng buộc đối với đối tượng khách hàng này và các điều kiện liên quan khác khá dễ dàng so với nhóm các sản phẩm tín dụng khác, chính vì vậy chất lượng tín dụng của những khoản vay này cũng tương đối thấp so với những sản phẩm còn lại.
3.3. Thực trạng đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Quân Đội. TMCP Quân Đội.
3.3.1. Thông tin để đánh giá khả năng trả nợ của KHCN.
- Từ bên trong MB: trực tiếp thẩm định và phỏng vấn khách hàng, kiểm tra định kỳ tình hình hoạt động kinh doanh, cơng việc của khách hàng sau giải ngân, thực hiện xếp hạng tín dụng định kỳ khách hàng để đánh giá lại khả năng trả nợ, các hồ sơ chứng từ, thông tin về khách hàng từ những hồ sơ vay vốn trước đây…
- Từ bên ngoài MB: Trung tâm thơng tin tín dụng Quốc gia CIC, trung tâm cảnh báo tín dụng CIB, thơng tin từ các tổ chức tín dụng khách hàng đã có quan hệ tín dụng, thơng tin từ các đối thủ cạnh tranh và các đối tác đầu vào, đầu ra của khách hàng, các nguồn thơng tin khác từ báo chí, internet…
3.3.2. Các phương pháp đánh giá khả năng trả nợ của KHCN tại MB.
3.3.2.1. Phương pháp đánh giá dựa trên định hướng của chỉ đạo tín dụng, sản phẩm tín dụng và các chính sách tín dụng từng thời kỳ. sản phẩm tín dụng và các chính sách tín dụng từng thời kỳ.
Trong từng thời kỳ cụ thể ban QTRR và ban chính sách của MB sẽ ban hành chỉ đạo tín dụng, sản phẩm tín dụng và từng chính sách riêng biệt đối với hoạt động phát triển tín dụng tại MB. Trong đó chỉ đạo tín dụng là chính sách quan trọng nhất mang tính chất định hướng hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng, đảm bảo phù hợp với quy định của Chính phủ, NHNN, CSTD của MB và định hướng chiến lược của MB từng thời kỳ, từng vùng miền và phân khúc khách hàng.
Đối với hoạt động TDCN, MB phân chia làm 3 loại đối tượng gồm ưu tiên cấp tín dụng, hạn chế cấp tín dụng và không tài trợ dựa trên 4 tiêu chí là: đối tượng khách hàng, thu nhập của khách hàng, TSĐB và mục đích vay vốn.
- Đối tượng khách hàng: MB ưu tiên cấp tín dụng đối với khách hàng quân
nhân, lãnh đạo của các cơ quan ban ngành, thành viên ban lãnh đạo của các doanh nghiệp lớn, đang có quan hệ tín dụng với MB, khách hàng là cán bộ quản lý ngành ưu tiên (Tổng cục thuế, Hải quan, Kho bạc, Kiểm toán nhà nước, Giáo dục, Y tế,…). Trong khi đó các đối tượng có phát sinh nợ quá hạn tại các TCTD trong vòng 6 tháng gần nhất, khách hàng kinh doanh trong các lĩnh vực cầm đồ, cho vay nặng lãi, đang trong quá trình bị điều tra, cảnh báo của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền …sẽ bị hạn chế và khơng tài trợ cấp tín dụng.
- Thu nhập của khách hàng: những đối tượng khách hàng có nguồn thu nhập
được trả qua tài khoản của MB hoặc MB quản lý được nguồn thu thông qua đơn vị hợp tác, có nguồn thu nhập ổn định và chứng minh được liên tục từ 1 năm trở lên…là những đối tượng được xét ưu tiên cấp tín dụng. Ngược lại, những khách hàng có thu nhập từ kinh doanh bất động sản,
nguồn thu nhập từ hoa hồng, môi giới, kinh doanh cầm đồ…sẽ bị hạn chế và không tài trợ theo quy định hiện hành của MB.
- Tài sản đảm bảo: mặc dù TSĐB không phải là yếu tố tiên quyết trong quá
trình xem xét cấp tín dụng, tuy nhiên để ràng buộc trách nhiệm của người vay và phịng ngừa rủi ro thì tài sản vẫn là một yếu tố quan trọng để xem xét trong quy trình cho vay. MB ưu tiên tài trợ nhận cầm cố/thế chấp các tài sản đảm bao như GTCG do MB và các TCTD được MB chấp nhận phát hành, trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, bất động sản chính chủ thuộc các thành phố trung ương…Tuy nhiên những bất động sản có yếu tố tâm linh, chứng khoán chưa niêm yết, phương tiện vận tải đã qua sử dụng và có thời gian khấu hao vượt quá nửa thời gian khấu hao theo quy định của MB…sẽ bị hạn chế và không nhận làm TSĐB.
- Mục đích vay vốn: tùy vào tình hình kinh tế thị trường và chỉ đạo của chính
phủ, NHNN mà tiêu chí xét cấp tín dụng dựa trên tiêu chí mục đích vay
vốn sẽ được MB xem xét để phù hợp với tình hình thực tế. Hiện nay MB đã xây dựng tiêu chí tiếp cận đối với 4 nhóm sản phẩm tín dụng bao gồm cho vay SXKD, cho vay nhà đất, cho vay ơ tơ và cho vay tín chấp, đây là các nhóm sản phẩm tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong phân khúc cho vay KHCN tại MB. Tùy từng thời kỳ mà MB sẽ xây dựng tiêu chí riêng cho từng nhóm sản phẩm này.
Mục tiêu chính của việc phân nhóm các tiêu chí đánh giá khách hàng nhằm định hướng cho các đơn vị kinh doanh và các đơn vị liên quan có cái nhìn đúng đắn về quan điểm phát triển tín dụng của MB với phương châm “Phát triển tín dụng gắn với chất lượng tín dụng, lấy chất lượng tín dụng làm nền tảng tăng trưởng tín dụng”
3.3.2.2. Phương pháp đánh giá khả năng trả nợ của KHCN dựa trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của MB được xây dựng dựa trên sự tư vấn và hỗ trợ của công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam, đây là công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực kiểm toán, thuế, giao dịch tài chính và tư vấn. MB đưa hệ thống XHTD nội bộ chạy thử nghiệm từ cuối năm 2007 và chính thức đưa vào vận hành trong toàn hệ thống vào tháng 04/2008. Việc đưa hệ thống XHTD nội bộ có vai trị như một cơng cụ quản trị rủi, là tiêu chí đánh giá khách hàng trước khi quyết định cho vay và là cơ sở để áp dụng lãi suất, trích lập dự phịng rủi ro tín dụng của MB.
Căn cứ để đánh giá và thực hiện xếp hạng tín dụng
Hệ thống XHTD nội bộ của MB sẽ đánh giá về rủi ro khách hàng và TSĐB. Về rủi ro khách hàng sẽ có 3 nhóm tiêu chí để đánh giá, bao gồm: nhóm thơng tin về bản thân khách hàng vay vốn, nhóm thơng tin về tình hình tài chính và nhóm thơng tin về tình hình giao dịch, quan hệ tín dụng của khách hàng với các TCTD.
- Nhóm thông tin về khách hàng vay: đánh giá các những thơng tin về độ
tuổi, tình trạng hơn nhân, tình trạng cư trú, trình độ học vấn, số người phụ thuộc, phương tiện đi lại, tình trạng nhà ở, kinh nghiệm làm việc, lĩnh vực làm việc…của khách hàng và người đồng trách nhiệm. Liên quan đến nhóm thơng tin này, khách hàng sẽ cung cấp các loại chứng từ sau: hồ sơ pháp lý của khách hàng và người đồng trách nhiệm (CMND, sổ hộ khẩu, đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn, giấy xác nhận độc thân…), bằng cấp liên quan, hợp đồng lao động, quyết định bổ nhiệm, giấy đăng ký kinh doanh/giấy xác nhận địa phương…
- Nhóm thơng tin về tình hình tài chính của khách hàng: đánh giá về các
sinh hoạt, chi phí tài chính, chi phí khác…), tình hình tích lũy tài sản…Những hồ sơ chứng minh năng lực tài chính của khách hàng bao gồm: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy xác nhận tình trạng kinh doanh, sao kê tài khoản, hợp đồng lao động, sổ sách theo dõi, các giấy tờ sở hữu tài sản tích lũy….
- Nhóm thơng tin về tình hình giao dịch và quan hệ tín dụng của khách hàng: đánh giá về quy mơ nợ vay, uy tín thanh tốn, quan hệ giao dịch của
khách hàng…Những chứng từ liên quan bao gồm thông tin CIC, hợp đồng tín dụng, sao kê lịch trả nợ/phiếu thanh tốn, sao kê tài khoản…..
- Tài sản đảm bảo: sẽ đánh giá về loại TSĐB, tính chất sở hữu TSĐB, giá trị
TSĐB và xu hướng tăng/giảm giá trị TSĐB trong 12 tháng gần nhất.
Nội dung chấm điểm XHTD KHCN
Việc đánh giá khách hàng sẽ được thực hiện theo từng món vay dựa trên kết quả đánh giá về rủi ro khách hàng và TSĐB của từng phương án vay. Mỗi chỉ tiêu đánh giá sẽ có 5 mức điểm từ 20 đến 100.
Hình 3.2: Quy trình chấm điểm xếp hạng tín dụng tại MB
(Nguồn: Sổ tay hướng dẫn XHTD nội bộ - Ngân hàng TMCP Quân Đội)
Xác nhận nhân thân Xác định khả năng trả nợ
Xác định Tài sản bảo đảm
Tổng hợp điểm và xếp hạng Khách hàng
Xếp loại rủi ro Bước 1
Bước 2
Bước 1: Xếp loại rủi ro KHCN
Xếp loại rủi ro cá nhân dựa trên 2 nhóm chỉ tiêu như sau: