CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
5.3. xuất nhóm giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định khả năng trả
trả nợ của KHCN tại ngân hàng TMCP Quân Đội.
5.3.1. Đối với nguồn nhân lực.
Chất lượng nguồn nhân lực được xem là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến hoạt động tín dụng của các TCTD. Trong quy trình tín dụng của MB, CBBH và CBTĐ dù không phải là đối tượng trực tiếp xét cấp tín dụng nhưng lại đóng vơ cùng quan trọng trong việc quyết định cho vay hoặc từ chối đối với một khách hàng. Chính vì vậy, để nâng cao khả năng nhận diện khả năng trả nợ của KHCN thì việc nâng cao chất lượng của CBTD nói chung, và CBBH, CBTĐ nói
Đối với cán bộ bán hàng
- Thu thập đầy đủ, chính xác hồ sơ năng lực tài chính của khách hàng: MB đang
thực hiện quy trình thẩm định tập trung, vì vậy đa số các thơng tin đánh giá về khách hàng từ CBTĐ phụ thuộc vào sự đầy đủ, chính xác của các thơng tin do CBBH cung cấp. Để đạt được mục tiêu này, cần thường xuyên tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cho CBBH để hiểu được vai trò quan trọng của việc thu thập các thông tin liên quan đến khách hàng trong quy trình tín dụng. Ngồi ra, để đạt được hiểu quả trong việc khai thác thông tin, CBBH cần nâng cao kỹ năng đàm phán, thuyết phục khách hàng để có thể thu thập đầy đủ thơng tin, đảm bảo MB có đầy đủ cơ sở trước khi quyết định cấp tín dụng cho khách hàng. - Định hướng, tư vấn phương án vay phù hợp cho khách hàng: CBBH cần tư vấn
phương thức vay phù hợp với năng lực tài chính và phương thức kinh doanh của khách hàng, tránh trường hợp tài trợ những phương án vay không phù hợp làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh và thu nhập trả nợ của khách hàng. Ngoài ra, khi thực hiện tiếp cận khách hàng, CBBH cần tư vấn rõ về đặc điểm của khoản vay và chi phí trả nợ hàng tháng, đặc biệt là các chương trình lãi suất ngân hàng sẽ áp dụng cho khách hàng. Trong giai đoạn cạnh tranh hiện nay, để bán được sản phẩm tín dụng cho khách hàng nhiều CBBH chỉ thông tin đến khách hàng những mức lãi suất rất thấp trong thời hạn của những gói ưu đãi lãi suất. Tuy nhiên, thời gian duy trì các gói ưu đãi lãi suất này khá ngắn so với thời gian vay vốn (thường từ 3 tháng đến 1 năm), sau thời gian ưu đãi mức lãi suất cho vay có thể tăng gấp 2, thậm chí gấp 3 lần mức lãi suất ưu đãi, điều này làm cho chi phí trả nợ tăng đột biến và khách hàng khơng đủ khả năng thanh tốn cho ngân hàng. Do đó, việc tư vấn và cung cấp thông tin đầy đủ về khoản vay cho khách hàng là điều hết sức quan trọng, đảm bảo khả năng khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả, từ đó nâng cao khả năng trả nợ cho ngân hàng.
- Nâng cao kỹ năng đánh giá, phân tích thơng tin: đây là những kỹ năng cần thiết
và cơ bản đối với vị trí CBTĐ. Từ những thơng tin về khách hàng được cung cấp từ CBBH, CBTĐ có trách nhiệm đánh giá tính xác thực, tính phù hợp của thơng tin cung cấp để ra đưa đánh giá độc lập về năng lực tài chính, phương án vay vốn của khách hàng trước khi trình lên cấp phê duyệt tín dụng. Để đạt được điều này, Khối thẩm định cần thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động tín dụng, hoạt động kinh tế để cập nhật thường xuyên cho cán bộ nhân viên, thường xuyên tổ chức những buổi đào tạo chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm xử lý hồ sơ. Thường xuyên các buổi thẩm định thực tế cơ sở kinh doanh, trao đổi trực tiếp với các nhóm khách hàng theo từng ngành nghề, từng khu vực để có cái nhìn rõ hơn khách hàng vay vốn, nhằm phục vụ cho công tác thẩm định được hiệu quả, chính xác theo nguyên tắc hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.
- Kỹ năng trình bày, diễn đạt tốt: việc thẩm định, đánh giá khách hàng của CBTĐ
chỉ là khâu trung gian trong quy định cấp tín dụng. Sau khi thực hiện xong báo cáo thẩm định khách hàng, CBTĐ sẽ gửi báo cáo này lên cấp phê duyệt xem xét, chính vì vậy nội dung của báo cáo thẩm định cần ngắn gọn, xúc tích để đảm bảo cấp phê duyệt có thể hiểu đúng nội dụng và đưa ra quyết định chính xác. Để cải tiến vấn đề này, Khối thẩm định cần thường xuyên cải tiến mẫu biểu, thống nhất nội dung báo cáo thẩm định, mỗi CBTĐ phải trau dồi khả năng viết báo cáo, tham khảo nhiều báo cáo thẩm định cùng ngành nghề, thông tin tham khảo trên thị trường để nội dung báo cáo thẩm định ngày càng cơ đọng, xúc tích để làm cơ sở ra quyết định của cấp phê duyệt.
- Ngồi việc chú trọng đào tạo cơng tác chun mơn, MB cần thường xuyên quan tâm đến việc giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ công nhân viên, xây dựng chế độ lương thưởng, đãi ngộ tốt để hạn chế rủi ro đạo đức.
các yêu cầu và điều kiện tối thiểu, đặc biệt đối với cán bộ thẩm định, để cán bộ nhân viên có đủ năng lực, trình độ và kinh nghiệm để xử lý tốt công việc được giao.
5.3.2. Đối với chính sách tín dụng và hệ thống cơng văn.
- Thứ nhất, MB cần xây dựng bộ phận xây dựng chính sách chuyên biệt, là tập hợp của nhiều chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng để đưa ra các chỉ đạo, tránh tình trạng chồng chéo nội dụng giữa các công văn ban hành như hiện tại. CSTD phù hợp với tình hình thực tế và chỉ đạo của chính phủ và NHNN. Thường xun rà sốt, cập nhật cơng văn để đảm bảo CSTD giữ được vai trị định hướng cho hoạt động tín dụng tồn hệ thống và cơng tác quản trị RRTD.
- Thứ hai, xây dựng CSTD phải xuất phát từ tình hình thực tế, gắn liền với thực trạng cho vay, đặc điểm và khả năng cụ thể của từng khách hàng, điều này sẽ hỗ trợ khách hàng trong quá trình kinh doanh cũng như khả năng thanh tốn khoản vay cho ngân hàng. Ví dụ đối với các khách hàng quan hệ tín dụng lâu năm, có uy tín thanh tốn tốt, MB cần phải xây dựng cơ chế cho vay riêng biệt như ưu đãi về mặt thời gian vay vốn, lãi suất vay để hỗ trợ tối đa cho khách hàng. Ngoài việc hỗ trợ khách hàng trong kinh doanh và trả nợ, đây cũng là yếu tố giữ chân những khách hàng hiện hữu, nâng cao khả năng cạnh tranh cho ngân hàng. - Thứ ba, xây dựng hệ thống cơng văn hướng dẫn cơng tác thẩm định tín dụng rõ
ràng và đầy đủ. MB cần xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn thẩm định đối với từng ngành nghề cụ thể (rủi ro liên quan, tỷ suất sinh lợi…), xây dựng những tiêu chí cụ thể, rõ ràng trong việc phân loại các đối tượng khách hàng (ưu tiên, hạn chế, khơng cấp tín dụng), ban hành quy định về việc tính các loại chi phí liên quan đến khách hàng một cách logic để làm cơ sở tính tốn thu nhập của khách hàng phục vụ cho quyết định cấp tín dụng.