tháng đầu năm 2016, ước tính con số này đã lên tới gần 3,5 tỷ USD. Viện Mua lại, sáp nhập và liên kết (IMAA Thụy Sĩ) dự báo, năm 2016 quy mơ M&A tại Việt Nam có thể đạt mức 600 thương vụ với tổng giá trị 6 tỷ USD.60 Nhìn lại số lượng giao dịch, 60% là các giao dịch là giữa các doanh nghiệp trong nước, quy mô nhỏ và vừa quanh mức 5 triệu USD. Nhà đầu tư nước ngồi tiếp tục đóng góp vai trị trong các thương vụ quy mô lớn từ 30 - 100 triệu USD. Việc đa số các giao dịch thâu tóm đều có yếu tố nước ngồi cũng dễ hiểu do: (i) ưu thế về kinh nghiệm của doanh nghiệp nước ngoài trong việc thực hiện hoạt động thâu tóm; (ii) tiềm lực tài chính lớn đáp ứng u cầu thâu tóm; (iii) cơ hội thâm nhập thị trường nội địa một cách hiệu quả bỏ qua các rào cản hành chính.
Dẫn đầu các giao dịch thâu tóm là ngành bán lẻ, tiêu dùng, chiếm tới 38,46% tổng giá trị. Trong đó, quy mơ của hai thương vụ thâu tóm của nhà đầu tư Thái Lan chiếm 24,8% giá trị M&A trong năm 2015 và nửa đầu 2016.61 Ngoài ra, các doanh nghiệp nội cũng phát sinh những vụ thâu tóm có giá trị lớn, điển hình là thương vụ Vingroup mua Maximark, Singha trở thành đối tác chiến lược của Masan với giá trị 1,1 tỷ USD thông qua nắm giữ 25% cổ phần Masan Consumer Holding và 33% cổ phần Masan Berwery…62
Liên quan đến hoạt động TTTĐ, không thể không nhắc đến vụ thâu tóm Sacombank và Cơng ty Dược Hà Tây – hai thương vụ thâu tóm được giới nghiên cứu đánh giá là những trường hợp TTTĐ điển hình nhất ở Việt Nam trong thời gian qua. Thông qua việc xem xét, phân tích hai trường hợp này, luận văn sẽ làm sáng tỏ thực trạng và những đặc điểm của hoạt động TTTĐ thù địch tại nước ta.
60 Thông tin từ Diễn đàn Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) Việt Nam 2016 với chủ đề “M&A trong không gian kinh tế mở” ngày 18/8/2016 tại TP. Hồ Chí Minh. Xem: “Bùng nổ mua bán sáp nhập”, không gian kinh tế mở” ngày 18/8/2016 tại TP. Hồ Chí Minh. Xem: “Bùng nổ mua bán sáp nhập”, <http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20160905/bung-no-mua-ban-sap-nhap/1166164.html>, [Ngày truy cập: 07/10/2016].
61 Giao dịch đáng chú ý nhất trong ngành bán lẻ là Central Group mua lại BigC Việt Nam với giá 1,14 tỷ USD. USD.
62 Xem: “Vingroup mua toàn chuỗi siêu thị Maximark”, <http://nld.com.vn/kinh-te/vingroup-mua-toan-chuoi-sieu-thi-maximark-20151026121915664.htm>, “Masan Consumer Holdings có giá gần 4,2 tỉ USD”, chuoi-sieu-thi-maximark-20151026121915664.htm>, “Masan Consumer Holdings có giá gần 4,2 tỉ USD”, <http://vietstock.vn/PrintView.aspx?ArticleID=452008>, [Ngày truy cập: 07/10/2016].
Năm 2010, TTCK Việt Nam phát sinh nhiều biến động theo chiều hướng tiêu cực. Đây cũng có thể được xem là thời điểm đánh dấu các vụ TTTĐ có dấu hiệu phát triển mạnh mẽ. Trong đó, nổi bật nhất là thương vụ thâu tóm của Cơng ty cổ phần Dược Viễn Đông đối với Công ty cổ phần Dược Hà Tây với những vi phạm điển hình liên quan đến nghĩa vụ cơng bố thơng tin và chào mua công khai. Theo quy định pháp luật tại thời điểm đó, người thực hiện giao dịch (dẫn đến việc nắm giữ từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một cơng ty đại chúng) phải báo cáo cho UBCKNN, SGDCK và tổ chức niêm yết về kết quả thực hiện giao dịch trong vịng 3 ngày làm việc, kể từ ngày hồn tất giao dịch (Điểm 4.1 và 4.4 Phần IV của Thông tư số 09/2010/TT-BTC ngày 15/01/2010).63 Tuy nhiên, các cá nhân liên quan đến Dược Hà Đông nắm giữ cổ phiếu của Dược Hà Tây trong khoảng thời gian tối thiểu 10 ngày, trong đó có thời điểm tỷ lệ sở hữu vượt trên 5%, nhưng lại không thực hiện bất kỳ báo cáo nào. Liên quan đến vi phạm về chào mua công khai, mặc dù Dược Hà Đông đã đăng ký thực hiện các giao dịch để nâng tỷ lệ sở hữu tại Dược Hà Tây lên 30% nhưng Dược Hà Đông đã không thực hiện thủ tục chào mua cơng khai. Trong khi đó, pháp luật đã quy định rõ bắt buộc phải thực hiện thủ tục chào mua công khai đối với trường hợp cá nhân, tổ chức có ý định mua dẫn đến sở hữu từ 25% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành của một công ty đại chúng (Điểm 1.1 (a) Phần II Thông tư số 194/2009/TT-BTC ngày 02/10/2010).
Đối với trường hợp của Sacombank, thương vụ thâu tóm cũng diễn ra một cách âm thầm và “phớt lờ” các quy định pháp luật. Tính đến thời điểm phát sinh vụ việc thâu tóm (năm 2011-2012), Sacombank là một trong những ngân hàng cổ phần lớn nhất tại Việt Nam.64 Bắt đầu từ sự thối vốn hàng loạt của nhóm cổ đơng nước ngồi (REE, Dragon Capital, ANZ), đã xuất hiện thông tin về việc nhà đầu tư trong nước có ý định thâu tóm ngân hàng này. Sau đó khơng lâu, một loạt cá nhân, tổ chức như Công ty cổ phần đầu tư Exim, ông Trần Phát Minh, Công ty đầu tư tài
63 Thông tư số 09/2010/TT-BTC có hiệu lực thi hành tại thời điểm diễn ra vụ thâu tóm. Thơng tư số 09/2010/TT-BTC đã được thay thế bởi Thông tư số 52/2012/TT-BTC. Hiện tại, việc công bố thông tin trên 09/2010/TT-BTC đã được thay thế bởi Thông tư số 52/2012/TT-BTC. Hiện tại, việc công bố thơng tin trên thị trường chứng khốn được thực hiện theo các quy định của Thông tư số 155/2015/TT-BTC.