trường hợp không đồng ý đăng ký do thiếu hồ sơ) ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chào mua trên thực tế.
+ Thứ hai, pháp luật còn bỏ ngỏ cơ chế bảo vệ cổ đông trong trường hợp CTMT thực hiện các biện pháp chống thâu tóm trong thời gian chào mua cơng khai gây bất lợi cho các cổ đông thiểu số. Một số hành vi mà CTMT có thể thực hiện là: (i) giảm vốn để giảm cổ phiếu đang lưu hành; (ii) pha loãng cổ phiếu bằng cách thực hiện những giao dịch khơng cơng bằng; (iii) bán/chuyển nhượng những tài sản có giá trị của công ty… Để giải quyết một phần vấn đề này, pháp luật đã quy định nghĩa vụ mua bắt buộc của bên chào mua (sau khi đã hoàn thành giao dịch chào mua và nắm giữ trên 80% cổ phiếu) đối với số lượng cổ phiếu còn lại trong thời hạn 30 ngày nếu nhận được yêu cầu của các cổ đơng cịn lại và giá mua không được thấp hơn giá của đợt chào mua vừa kết thúc (Khoản 8.8 Mục 8 Phần II Thông tư số 194/2009/TT-BTC).71 Quy định này là cần thiết tuy nhiên vẫn là chưa đầy đủ trong tương quan so sánh với các hành vi có thể gây bất lợi cho cổ đơng thiểu số.
+ Thứ ba, việc bảo vệ cổ đông mới chỉ dừng lại ở việc bảo vệ trực tiếp mà chưa tiếp cận được cách thức bảo vệ gián tiếp thông qua các cơ chế điều tiết của thị trường được thúc đẩy bằng các cơng cụ pháp lý. Có thể thấy, trong trường hợp cổ đơng xuất hiện với vai trị là người muốn bán cổ phiếu thì một thị trường mua bán sôi động với nhiều người muốn mua, bản thân nó đã là sự bảo vệ cổ đơng (vì cổ đơng sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn người mua hơn).72 Tuy nhiên, pháp luật hiện tại vẫn chưa tạo điều kiện cho việc tham gia của các chủ thể (dạng cổ đông tiềm năng) trong thị trường thâu tóm doanh nghiệp.
Đối với cơ chế bảo vệ cổ đông thông qua các quy định về quyền yêu cầu mua cổ phiếu của cổ đông phản đối: các quy định này giúp bảo vệ quyền của cổ đông thiểu số trong trường hợp các cổ đông này phản đối quyết định của NQLCT liên quan đến đề nghị thâu tóm. Thực tế cho thấy, các cổ đơng thiểu số của CTMT có thể chấp nhận những đề nghị hấp dẫn do CTTT đưa ra. Tuy nhiên, quyết định của