80 Cho đến khi nào vẫn giữ tư cách là một thành viên trong liên minh, nước Anh có nghĩa vụ nội địa hóa quy định pháp luật chung của liên minh Trên thực tế, nhiều quy định của Bộ quy tắc về thâu tóm được nội địa
3.1.2. Xây dựng khung pháp lý thống nhất điều chỉnh hoạt động thâu tóm thù địch
thù địch
Để điều chỉnh một cách có hiệu quả hoạt động thâu tóm (bao gồm TTTĐ), cần nghiên cứu và sớm ban hành một khung pháp lý thống nhất. Hiện tại, pháp luật Việt Nam có nhiều văn bản pháp luật điều hoạt động thâu tóm. Các văn bản này lại chủ yếu điều chỉnh những khía cạnh nhỏ của hoạt động này, vơ hình trung đã tạo ra sự tản mác, lủng củng, thậm chí mâu thuẫn, chồng chéo giữa các quy phạm pháp luật. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy khi các hình thức của hoạt động thâu tóm có thể được tìm thấy trong quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 (với quy định về hợp nhất, sáp nhập pháp nhân), Luật Doanh nghiệp năm 2014 (với quy định về tổ chức lại doanh nghiệp), Luật Cạnh tranh năm 2004 (với quy định về TTKT). Các quy định chào mua công khai, cung cấp thông tin, mua lại cổ phiếu quỹ… được hướng dẫn trải dài từ Luật Chứng khốn đến Nghị định và Thơng tư với nhiều quy định lặp lại không cần thiết.
Kinh nghiệm lập pháp của nhiều quốc gia cũng cho thấy sự cần thiết phải có một văn bản điều chỉnh thống nhất đối với hoạt động thâu tóm. Một quốc gia có hệ
thống pháp lý tương đối tương đồng với Việt Nam là Trung Quốc đã thông qua một văn bản như vậy từ năm 2002. Biện pháp quản lý thâu tóm doanh nghiệp là văn bản do Ủy ban điều tiết chứng khốn Trung Quốc (một cơ quan thuộc Chính phủ với tư cách một cơ quan ngang bộ) ban hành.82 Với 10 chương và 90 điều, văn bản này đã điều chỉnh một cách cụ thể hầu hết các vấn đề liên quan đến hoạt động thâu tóm như ấn định các quy tắc chung khi thực hiện thâu tóm, cơng khai thơng tin, chào mua cơng khai, thâu tóm thơng qua thỏa thuận, thâu tóm gián tiếp, các loại trừ, quy định về trách nhiệm tham vấn… Văn bản này cũng xác định vai trò của Ủy ban điều tiết chứng khoán Trung Quốc như một cơ quan chun mơn có thẩm quyền xem xét, thẩm định, tư vấn, tài phán đối với các vụ việc liên quan đến hoạt động thâu tóm. Đồng thời, với tư cách là cơ quan ban hành, cơ quan này được toàn quyền điều chỉnh văn bản này trong từng thời kỳ đảm bảo sự sự điều tiết, vận hành của nhà nước đối với TTCK một cách hiệu quả.
Tại Việt Nam, UBCKNN (mặc dù trực thuộc Bộ Tài chính)83 nhưng chức năng hầu như tương đồng với Ủy ban điều tiết chứng khoán Trung Quốc. UBCKNN có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về chứng khốn và TTCK; trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động chứng khoán và TTCK (bao gồm các hoạt động dịch vụ có liên quan). Cơ quan này được trao quyền ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc phạm vi quản lý. Do đó, về nguyên tắc, trên cơ sở hệ thống pháp luật hiện hành, UBCKNN có thể tham mưu cho Bộ Tài chính, trình Chính phủ đề xuất Quốc hội xem xét, rà sốt, điều chỉnh khung pháp lý về hoạt động thâu tóm. Trên cơ sở khung pháp lý chung, UBCKNN có thể ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết liên quan đến việc thực hiện hoạt động thâu tóm, đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật cũng như đáp ứng thực tiễn hoạt động thâu tóm tại nước ta.
82 Xem: “Ủy ban điều tiết chứng khoán Trung Quốc”, <http://www.csrc.gov.cn/pub/csrc_en/about/>, [Ngày truy cập: 08/10/2016]. truy cập: 08/10/2016].
83 Lúc đầu UBCKNN thuộc điều hành của Chính phủ theo Nghị định số 75/CP ngày 28/11/1996. Ngày 19/02/2004, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 66/2004/NĐ-CP chuyển UBCKNN vào Bộ Tài chính. 19/02/2004, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 66/2004/NĐ-CP chuyển UBCKNN vào Bộ Tài chính.
Văn bản hướng dẫn chi tiết về hoạt động thâu tóm cần quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thực hiện thâu tóm. Trên thực tế, trình tự, thủ tục thực hiện hoạt động thâu tóm là hết sức cần thiết nhưng dường như chưa được hướng dẫn hoặc quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có nhu cầu tham gia thực hiện. Do đó, các doanh nghiệp thiếu cơ sở để chủ động thực hiện hoạt động thâu tóm dẫn đến việc phát sinh những vi phạm ngồi ý muốn. Ngoài ra, thực tế đang tồn tại một vấn đề quan trọng mà pháp luật cịn bỏ ngỏ, đó là thủ tục sau thâu tóm. Văn bản hướng dẫn thống nhất về hoạt động thâu tóm cần hướng dẫn chi tiết về thủ tục sau thâu tóm để bảo vệ quyền lợi của các cổ đơng cịn lại, người lao động, chủ nợ và các bên có liên quan khác của cơng ty. Cho đến nay, pháp luật nước ta vẫn chưa có bất kỳ quy định hướng dẫn cụ thể nào về các thủ tục sau thâu tóm để bảo vệ các đối tượng có quyền lợi liên quan với cơng ty bị thâu tóm. Một thực tế là, sau thâu tóm, vị trí của các cổ đơng cịn lại của cơng ty bị thâu tóm hết sức bấp bênh, họ có thể bị cưỡng ép phải bán lại cổ phiếu của mình với giá thấp và rời khỏi cơng ty. Ðể tiếp tục duy trì vai trị và bảo vệ quyền lợi của mình sau thâu tóm, cổ đơng của cơng ty bị thâu tóm phải chấp nhận các điều kiện, yêu cầu không công bằng của CTTT. Đối với người lao động, họ phải đối mặt với nguy cơ bị sa thải do những thay đổi về cơ cấu hoạt động, nhân sự sau sáp nhập… Do đó, cần nghiên cứu và ban hành các quy định cần thiết để bảo đảm các cổ đông và những người có liên quan của cơng ty bị thâu tóm được đối xử cơng bằng, nhận được sự bảo vệ cần thiết của pháp luật nếu quyền lợi hợp pháp của họ bị xâm phạm.