Quản trị tốt các chỉ số thanh khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín , luận văn thạc sĩ (Trang 84)

Quản trị rủi ro thanh khoản tốt trước hết thể hiện ra bên ngoài là bộ chỉ số thanh khoản phải tốt. Trong tám chỉ số thanh khoản, bên cạnh hệ số giới hạn huy động vốn và hệ số vốn tự có trên tổng tài sản Có là các chỉ số an toàn hoạt động khơng cần quản trị đặc biệt, thì các chỉ số cịn lại phản ánh trực tiếp tình hình thanh khoản của VIETBANK, những chỉ số này cần phải có chiến lược quản trị rõ ràng và

STT Chỉ tiêu Kế hoạch đến năm 2015

1 Vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng vào cuối năm 2015 2 Tổng tài sản

3 Huy động vốn từ dân cư 4 Dư nợ

5 Tỷ lệ nợ xấu Tối đa không qua 1%

6 Số điểm giao dịch Đạt 200 điểm giao dịch năm 2015

7 Cổ tức Tối thiểu 12% - 15%

Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2012-2014 đạt 50% - 60%, năm 2015 đạt 40%-50%

Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2012-2014 đạt 60%-70%, năm 2015 đạt 50%-60%

Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2012-2014 đạt 60%-70%, năm 2015 đạt 50%-60%

xuyên suốt.

- Trước hết, VIETBANK phải nghiên cứu xây dựng các quy chuẩn về thanh khoản. Tức là, VIETBANK phải xây dựng cho mình các bộ chỉ số về thanh khoản, bộ chỉ số này có thể được xây dựng cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của VIETBANK và phù hợp với tình hình thị trường. Bộ chỉ số gồm mức tối thiểu và tối đa cho một số các chỉ số thanh khoản quan trọng mà VIETBANK cho là tối ưu cho từng loại chỉ số trên cơ sở cộng trừ một tỷ lệ nhất định với chỉ số trung bình ngành. Bộ chỉ số này phải được duy trì thường xuyên trong suốt quá trình hoạt động.

Bảng 3.3: Ví dụ về xây dựng bộ chỉ số thanh khoản trong giai đoạn tăng trưởng

Chỉ tiêu H1 H2 H3 H4 H5 H6 H7 H8

Trung bình ngành 29% 22% 25% 50% 118% 15% 109% 64% Mức tối thiểu 19% 12% 15% 40% 108% 5% 99% 54% Mức tối đa 39% 32% 35% 60% 128% 25% 119% 74%

- Trong các chỉ số thanh khoản thì chỉ số trạng thái tiền mặt phải được quản trị với một chiến lược rõ ràng để trong quá trình phát triển hoạt động VIETBANK vẫn ln duy trì chỉ số ở mức độ tối ưu, để vừa có đủ tài sản bảo đảm an tồn thanh khoản, vừa có lượng tài sản đầu tư đem lại lợi nhuận cao, không để xảy ra tình trạng chỉ số trạng thái tiền mặt quá thấp nhưng cũng không để cho chỉ số này quá cao so với chỉ số trung bình ngành.

Theo kết quả hồi quy ở Chương 2, sự biến động của chỉ số H3 của VIETBANK là do sự biến động của các chỉ số H5, H6, H7. Các chỉ số này có mối quan hệ với nhau theo phương trình hồi quy:

H3 = 0.0915*H5 - 1.2399*H6 + 0.0087*H7 + 0.3097

+ Khi chỉ số H3 thấp, muốn tăng chỉ số này chỉ cần giảm chỉ số H6 vì chỉ số H6 có tác động nhiều nhất đến chỉ số H3. Việc bán chứng khoán đang nắm giữ là cách nhanh nhất để bổ sung thanh khoản. Lúc này ngân hàng nên chuyển hướng từ đầu tư chứng khốn sang hình thức dự trữ tiền gửi hoặc cho vay các TCTD, vừa tạo nguồn dự trữ thanh khoản vừa đem lại lợi nhuận. Việc tái cơ cấu tài sản Có theo

hướng này sẽ làm giảm chỉ số H6 và tăng chỉ số H7, đồng thời tạo cơ hội cho

VIETBANK thúc đẩy phát triển kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng, gia tăng uy tín, và phát triển thương hiệu trên thị trường.

+ Khi chỉ số H3 cao, muốn giảm nhanh chỉ số này thì VIETBANK sẽ chuyển hình thức kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng sang việc đầu tư vào các chứng khoán sinh lời. Khi đó chỉ số H7 sẽ giảm và chỉ số H6 sẽ tăng.

+ Hiện nay các khoản tiền huy động được từ các TCTD tại VIETBANK đều là nguồn tiền gửi nên chỉ tiêu này nên được tận dụng để gia tăng chứ không nên giảm. Do đó, chỉ nên tác động vào nguồn này khi muốn giảm chỉ số H7 qua đó làm giảm chỉ số H3, tuy nhiên sự tác động của chỉ số H7 lên chỉ số H3 là rất nhỏ nên sẽ là không hiệu quả nếu dùng cách này để giảm chỉ số H3.

+ Mặt khác, việc tác động tăng chỉ số H5 để làm tăng chỉ số H3 lại không phải là chiến lược tốt. Bởi, chỉ số H5 càng thấp thì tính thanh khoản của ngân hàng càng cao. Chỉ số H5 tăng khi ngân hàng giảm tiền gửi khách hàng là kết quả không mong muốn của bất kỳ ngân hàng nào vì đây là nguồn huy động chi phí rẻ nhất, ổn định nhất mà ngân hàng luôn cần tận dụng và thu hút tối đa. Khi nguồn tiền gửi khách hàng giảm, ngân hàng cần huy động mọi biện pháp để thu hút nguồn tiền gửi khách hàng, điều đó sẽ làm cho chỉ số H5 giảm, dẫn đến giảm chỉ số H3. Lúc này, để tăng chỉ số H3, VIETBANK chỉ nên tác động vào chỉ số H6 và H7.

- Tùy từng giai đoạn phát triển mà VIETBANK có thể ưu tiên quản trị một vài chỉ số thanh khoản. Ví dụ: Trong thời kỳ hệ thống ngân hàng căng thẳng thanh khoản, khả năng vay mượn trên thị trường liên ngân hàng bị hạn chế thì VIETBANK ưu tiên duy trì chỉ số H3, H8 cao để đảm bảo an tồn thanh khoản, cịn trong giai đoạn nhà nước kích thích tăng trưởng kinh tế, nguồn huy động dồi dào thì ưu tiên tăng chỉ số H4,H5, để tận dụng cơ hội kinh doanh…

3.2.2 Hồn thiện cơng tác cảnh báo qua việc quản trị các chỉ số thanh khoản

VIETBANK cần sớm xây dựng quy trình cảnh báo thanh khoản. Quy trình này sẽ quy định các bước thực hiện trong công tác cảnh báo thanh khoản, các bộ phận nào thực hiện công tác dự báo thanh khoản.

- Trên cơ sở bộ chỉ số thanh khoản chuẩn và chiến lược ưu tiên một số chỉ số thanh khoản, VIETBANK quy định các mức độ cảnh báo cho các chỉ số này khi chúng có xu hướng biến động tăng hoặc giảm một tỷ lệ nhất định: Ví dụ:

Bảng 3.4: Ví dụ về các cấp độ cảnh báo thanh khoản

Chỉ tiêu Trung bình ngành Mức tối thiểu Mức tối đa Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3 Cấp độ 4 H3 25.4% 15.4% 35.4% -2.0% -5.0% -10.0% -15.0% + Cấp độ 1: Tình trạng thanh khoản có xu hướng biến động ở mức nhẹ

+ Cấp độ 2: Tình trạng thanh khoản có xu hướng biến động ở mức cần chú ý + Cấp độ 3: Tình trạng thanh khoản có xu hướng biến động ở mức xấu

+ Cấp độ 4: Tình trạng thanh khoản có xu hướng biến động ở mức nguy hiểm - Khi các hệ số thanh khoản thay đổi theo hướng bất lợi cho VIETBANK đã được bộ phận cảnh báo đưa ra, thì cùng với đó bộ phận cảnh báo thanh khoản phải triển khai các nghiên cứu để chỉ ra các nguyên nhân gây ra sự biến động về thanh khoản và đề ra các cách thức xử lý nhằm khắc phục sự biến động về thanh khoản, giúp nhà quản trị có các quyết định kịp thời để bảo đảm thanh khoản bền vững.

3.2.3 Quản trị tốt tài sản Nợ và tài sản Có

Chiến lược quản trị thanh khoản hiệu quả thể hiện ra chính là các chỉ số thanh khoản hiệu quả. Việc quản trị các chỉ số thanh khoản cũng chính là việc quản trị tốt các tài sản Nợ và tài sản Có của VIETBANK.

- Quản trị tốt tài sản Nợ:

+ Trong cơ cấu tài sản Nợ của VIETBANK, nguồn vốn là tiền gửi khách hàng là nguồn vốn quan trọng có chi phí thấp nhất. Trong khi chi phí đi vay từ các TCTD ngày càng tăng cao thì việc huy động các khoản tiền gửi có kỳ hạn dể đảm bảo nguồn vốn ổn định là phương án hiệu quả nhất. Bên cạnh nâng cao chất lượng sản phẩm huy động, chính sách chăm sóc khách hàng cần được quan tâm như: Quy định mỗi nhân viên giao dịch, nhân viên kinh doanh phải tiếp xúc, hỏi thăm sức khỏe khách hàng với tần suất 2 tuần/lần với các khách hàng gửi tiền kỳ hạn 1 tháng, 3 tuần/lần với các khách hàng gửi tiền kỳ hạn 2 tháng..., nắm bắt các nhu cầu để đáp

ứng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Trong bối cảnh ngân hàng phải niêm yết lãi suất huy động trần là 14%, việc VIETBANK phát triển nhiều tiện ích của sản phẩm, cộng với việc thiết kế các món quà nhỏ xinh xắn, tặng cho các khách hàng có lãi suất thấp hơn 14%, việc đem niềm vui đến cho khách hàng cũng là một trong những biện pháp gắn bó khách hàng với VIETBANK, duy trì nguồn huy động ổn định.

+ Trong bối cảnh huy động từ dân cư gặp khó khăn thì VIETBANK phải tận dụng tối đa các nguồn tiền gửi từ các TCTD. Việc thu hút tiền gửi của các ngân hàng lớn, có uy tín, thanh khoản tốt sẽ góp phần ổn định thanh khoản cho VIETBANK. Tuy nhiên, việc nhận tiền gửi từ nhiều TCTD quy mô nhỏ, thanh khoản khơng tốt, thì nguy cơ rút vốn của khách hàng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình hình của VIETBANK. Vì vậy, việc phát triển mối quan hệ với các TCTD có uy tín như ngân hàng ACB, Vietcombank, Techcombank... cần phải được chú trọng xây dựng và phát triển.

+ Bên cạnh việc quản trị tốt hai nguồn này, trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi là kênh huy động vốn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động của VIETBANK, nên đây có thể là kênh thu hút vốn VIETBANK có thể sử dụng trong thời kỳ huy động khách hàng ngày càng khó khăn.

- Quản trị tài sản Có:

+ Lựa chọn duy trì các nguồn dự trữ thanh khoản sơ cấp ở mức hợp lý, phù hợp với tình hình huy động và tình hình kinh doanh của VIETBANK trong từng giai đoạn. Việc giám sát sự tuân thủ dữ trữ tiền mặt tại các kênh phân phối sẽ giúp cho VIETBANK tăng cường lợi nhuận. Đặc biệt trong bối cảnh dư nợ bị khống chế tăng trưởng, lãi suất vay cố định, việc tận dụng các cơ hội khác để thu lợi nhuận như kinh doanh vốn, kinh doanh tiền tệ... là nguồn gia tăng lợi nhuận quan trọng để đạt mục tiêu kinh doanh.

+ Trong các tài sản Có, tín dụng là tài sản có độ rủi ro cao nhất và tính thanh khoản thấp nhất, do đó việc kiểm sốt tăng trưởng tín dụng an tồn hiệu quả, khơng chỉ đem lại nguồn lợi nhuận cao cho VIETBANK mà nó cịn tạo ra các dòng tiền vào đều đặn, giúp cho bộ phận quản lý thanh khoản hoạch định chính xác các dịng

tiền có thể sử dụng đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Để làm được điều này, công tác tín dụng của VIETBANK cần phải được kiểm sốt chặt chẽ từ tất cả các khâu để có thể sàng lọc chính xác các đối tượng khách hàng, lựa chọn các khách hàng tốt và kiên quyết loại bỏ các khách hàng không tốt. Thực tế, trong hai năm mở rộng hoạt động, tín dụng của VIETBANK tăng trưởng khá nhanh, dưới áp lực của việc mở rộng thị trường, gia tăng lợi nhuận, nên cũng vì thế VIETBANK cũng phải đối mặt với một lượng khơng nhỏ các khách hàng có chất lượng ở mức trung bình. Trong đó nổi bật lên là nhóm khách hàng vay tái tài trợ, đây là nhóm khách hàng tiềm ẩn nhiều nguy cơ quá hạn, do chủ yếu là vay để đáo nợ ở các ngân hàng. Năm 2011, NHNN kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức 20%, đây là thách thức cho VIETBANK trong việc làm thế nào để đạt được các chỉ tiêu kinh doanh mà Hội đồng quản trị đã đặt ra, nhưng cũng là cơ hội để VIETBANK rà soát khách hàng, kiên quyết xử lý các khách hàng nợ quá hạn, siết lại các quy định tín dụng để có thể chủ động lựa chọn khách hàng tốt.

+ Chứng khốn đầu tư là tài sản Có có tính thanh khoản cao, việc nắm giữ tài sản này giúp cho VIETBANK có nguồn dự trữ thanh khoản tốt, có thể ứng phó tốt với sự sụt giảm của các nguồn huy động. VIETBANK hiện chỉ nắm giữ ít chứng khốn Nợ của NHNN, nhưng lại nhiều chứng khoán nợ của doanh nghiệp. Tuy trái phiếu của doanh nghiệp sẽ cho VIETBANK lãi suất cao hơn nhưng độ an tồn thấp hơn. Điều đó địi hỏi VIETBANK cần có các chiến lược phân tích đánh giá chính xác tình hình, uy tín của các doanh nghiệp để có các quyết định đầu tư hiệu quả.

- Kết hợp quản lý tốt tài sản Nợ và tài sản Có: Việc quản trị các chỉ số thanh khoản riêng biệt hay quản trị nhóm hệ số thanh khoản liên quan đến nhau cũng chính là việc kết hợp quản trị tốt các tài sản Nợ và các tài sản Có. Ví dụ: Để duy trì lượng tiền mặt, tiền gửi NHNN, tiền gửi các TCTD trên tổng tài sản Có ổn định cần có chiến lược phân bổ cơ cấu tài sản Có một cách hợp lý. Bên cạnh đó, để quản trị tốt nguồn vốn huy động từ khách hàng cần kết hợp quản trị tốt nguồn chứng khoán dự trữ để phịng ngừa nguy cơ rút vốn từ phía khách hàng mà không làm thay đổi lượng dự trữ tiền mặt, tiền gửi NHNN, tiền gửi các TCTD. Hoặc việc mở rộng các

nguồn huy động khác như huy động từ các TCTD, phát hành chứng khoán Nợ… là các nguồn quan trọng để bù đắp cho sự sụt giảm từ nguồn huy động khách hàng. Việc sử dụng nguồn vốn huy động được để đẩy mạnh việc kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng là cách tăng cường sự an toàn của hệ số trạng thái tiền mặt, bên cạnh đó cịn tạo ra nguồn lợi nhuận cao.

3.2.4 Quản lý khả năng chi trả

- Việc duy trì các hệ số đảm bảo thanh khoản phải được thực hiện thường xuyên liên tục, bao gồm:

+ Ban hành quy định về định mức trong dự trữ thanh khoản, các mức biện pháp dự trữ thanh khoản dự phòng phù hợp trong từng thời kỳ.

+ Nâng tỷ lệ thanh khoản mục tiêu trên mức tối thiểu theo quy định của ngân hàng nhà nước trên mức 15%, điều này nhằm tạo cho thanh khoản của VIETBANK được an toàn để đối phó với nguy cơ rút vốn trong bối cảnh hệ thống ngân hàng đang căng thẳng về thanh khoản.

+ Duy trì và phát triển các nguồn cam kết cung ứng thanh khoản cho VIETBANK như: các Hợp đồng hạn mức rút vốn từ các NHTM quy mô, các đối tác chiến lược để đảm bảo bù đắp thanh khoản kịp thời khi thiếu hụt.

- Hiện nay, VIETBANK chú trọng vào việc theo dõi nhóm khách hàng độ nhạy cao, có số dư tiền gửi trên 5 tỷ đồng hoặc 500.000 USD. Tuy nhiên, kênh phân phối cần theo dõi và nắm bắt được tất cả các nhu cầu rút tiền của các khách hàng hiện hữu, và lập kế hoạch nhu cầu thanh khoản chuyển về phòng Nguồn vốn. Bằng cách chủ động liên lạc để nắm bắt nhu cầu rút tiền của khách hàng trước ngày đến hạn 5 ngày để dự báo chính xác các khoản tiền sẽ được tái tục, hoặc được rút ra.

3.2.5 Xây dựng chiến lược thanh khoản dự phòng

VIETBANK cần xây dựng chiến lược thanh khoản dự phòng trong ngắn hạn và trong trung và dài hạn. Chiến lược dự phịng được sử dụng khơng chỉ trong trường hợp thiếu hụt thanh khoản tạm thời, thời vụ, thiếu hụt khẩn cấp, mà cịn phải tính đến trường hợp khủng hoảng thanh khoản trong hệ thống ngân hàng. Các giải pháp sau có thể thực hiện, tùy vào hồn cảnh cụ thể để có thứ tự ưu tiên sử dụng:

Vay NHNN qua các nghiệp vụ thị trường mở; Vay liên ngân hàng sử dụng các hạn mức tín chấp; Phát hành các chứng khốn nợ cho các đối tác chiến lược; Cơ cấu lại các tài sản Có; Xem xét việc vay thế chấp, cầm cố hoặc bán các tài sản Có có khả năng chuyển đổi thành tiền; Tăng vốn điều lệ bằng tiền mặt: có thể huy động từ các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín , luận văn thạc sĩ (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)