Đồ thị 2.1: Chỉ số H1 của VIETBANK qua các năm
Năm 2008, trong điều kiện ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, lạm phát không ngừng tăng cao, công tác huy động của VIETBANK gặp nhiều khó khăn khi nhà nước thực thi các chính sách tiền tệ chặt. Cũng trong năm này VIETBANK thực hiện tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ lên 1.000 tỷ, nên dù nguồn vốn huy động giảm so với năm 2007 (giảm cả từ phía khách hàng lẫn giảm từ các TCTD) hệ số giới hạn huy động vốn của VIETBANK vẫn ở mức an toàn cao 422%. Năm 2009 là năm mở rộng phát triển của VIETBANK với việc thành lập các
ĐVT: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu của VIETBANK 2007 2008 2009 2010 2011
1 Vốn tự có 510,510 1,024,391 1,049,301 3,107,258 3,386,730 2 Tổng nguồn vốn huy động 384,705 242,921 6,207,547 13,792,925 14,868,224 3 Tăng trưởng vốn huy động -142,365 5,964,626 7,585,378 1,075,299 4
-37% 2455% 122% 8%
5 Hệ số giới hạn huy động vốn 133% 422% 17% 23% 23%
Nguồn: Báo cáo tài chính của VIETBANK
Tỷ lệ tăng trưởng vốn huy động
điểm giao dịch tại các tỉnh, thành phố lớn trên cả nước, do đó, nguồn vốn huy động của VIETBANK tăng trưởng mạnh trong năm 2009, với tốc độ tăng trưởng 2.455% so với năm 2008. Điều này cho thấy, công tác huy động vốn của VIETBANK rất hiệu quả. Hầu hết các điểm giao dịch đều khai trương trong năm 2009, còn rất mới, nhưng các chương trình quảng cáo khuyến mại của VIETBANK thực sự thu hút khách hàng đến gửi tiền, điều đó làm tổng vốn huy động của VIETBANK tăng cao. Chỉ số H1 năm 2008 giảm còn 17%.
Đến năm 2010, hệ thống VIETBANK đã đi vào ổn định. Lúc này so với năm 2009, tốc độ tăng trưởng huy động vốn đạt 122%, con số này khá ấn tượng đối với một ngân hàng mà vị thế và uy tín cịn chưa ghi được dấu ấn trong hệ thống các ngân hàng TMCP. Bởi: Trong bối cảnh nhà nước thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát, năm 2010 là năm đánh dấu sự cạnh tranh gay gắt về thị phần huy động giữa các ngân hàng do diễn biến về lãi suất trên thị trường liên tục tăng cao. Nếu đầu năm 2009 lãi suất huy động ở mức trên dưới 8%năm thì đến năm 2010 lãi suất này có thời điểm lên đến 17%. Nhận định nguồn vốn huy động từ khách hàng giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu vốn của VIETBANK bởi tính chất ổn định và chi phí rẻ, VIETBANK đã thực hiện chăm sóc tốt khách hàng và phát triển khách hàng tiềm năng để có được số dư huy động ấn tượng như vậy trong vòng 02 năm chính thức mở rộng mạng lưới hoạt động tại đô thị. Đến cuối năm 2010, VIETBANK tăng vốn lên 3.000 tỷ tương đương với tỷ lệ tăng vốn điều lệ là 196% so với năm 2009, nhưng tổng nguồn vốn huy động chỉ tăng 122%, làm cho H1 tăng ở mức 23% vào cuối năm tài chính.
Năm 2011 là năm đầy khó khăn trong hoạt động kinh doanh của VIETBANK do tác động của lạm phát cùng với việc chạy đua lãi suất huy động ở các ngân hàng nên việc huy động tiền gửi từ khách hàng của VIETBANK không những khơng tăng mà có xu hướng giảm 6% so với năm 2010. Tuy nhiên tổng nguồn huy động của VIETBANK vẫn tăng 8% do đó VIETBANK vẫn duy trì H1 ở mức 23% bằng
năm 2010.