III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Kết quả kiểm tra chất lượng nước
NGHIÊN CỨU SỰ LÂY NHIỄM CỦA IHHNV TRÊN TÔM SÚ TRONG ĐIỀU KIỆN PHỊNG THÍ NGHIỆM
TRONG ĐIỀU KIỆN PHỊNG THÍ NGHIỆM
Cao Thành Trung1, Phạm Cơng Nguyên1, Nguyễn Văn Hảo2
TÓM TẮT
Virus gây hoại tử cơ quan lập biểu mơ và cơ quan tạo máu có tên IHHNV (Infectiou Hyperdermal and Hematopietic Necrosis Virus) hay còn gọi là virus Penaeus stylirostris densovirus (PstDNV) gây chết hàng loạt trên tôm xanh (Penaeus stylirostris) nuôi ở Mỹ vào năm 1981. Virus này là tác nhân gây bệnh còi cọc và dị dạng (RDS) trên tôm thẻ chân trắng Penaeus vannamei. Thí nghiệm lây nhiễm theo phương thức truyền dọc từ mẹ sang con và truyền ngang trong quần đàn tôm sú đã được thiết lập dựa trên con mẹ đã giao vĩ mang mầm bệnh IHHNV và không mang IHHNV. Sự lây truyền từ mẹ sang con được đánh giá thông qua trứng và các giai đoạn ấu trùng cùa con mẹ nhiễm IHHNV bằng kỹ thuật PCR. Lây nhiễm truyền ngang được thực nghiệm, gồm lây nhiễm cùng lồi (sống chung và ăn tơm sú nhiễm IHHNV) và lây nhiễm khác lồi trong đó tơm sú (3-5g) khỏe sống chung và ăn tôm thẻ chân trắng nhiễm IHHNV. Lây nhiễm truyền ngang được bố trí với ba nghiệm thức (1) cho ăn tôm bệnh (2) cho ăn và sống chung tôm bệnh và (3) chỉ sống chung với tơm bệnh. Lây truyền từ mẹ sẽ được thí nghiệm và thu trứng và ấu trùng con mẹ nhiễm IHHNV. Kiểm tra sự lây nhiễm của IHHNV bằng phương pháp PCR. Kết quả phân tích trứng và các giai đoạn ấu trùng của tôm mẹ bị nhiễm IHHNV cho thấy ở trứng, Nauplli 1-3, Mysis 1-3, Zoea 1-3 và Postlarvae 1-6 đều mang IHHNV. Kết quả lây nhiễm truyền ngang với 3 nghiệm thức với tỷ nhiễm sau 14, 4 tuần lây nhiễm lần lược là nhóm tơm sống chung tơm bệnh là 60,0% và 86,7%; nhóm tơm cho ăn tơm bệnh 46,7 và 60,0%; nhóm cho ăn tôm và sống tôm bệnh là 66,7% và 76,7%. Ở thí nghiệm lây nhiễm khác lồi có tỷ lệ nhiễm sau 14 và 4 tuần tương đương nhóm sống chung là 43,3% và 66,7%; nhóm tơm cho ăn tơm thẻ nhiễm IHHNV là 13,3% và 40,0%; nhóm kết hợp cho sống chung và ăn tôm thẻ nhiễm là 26,7% và 80,0%. Kết quả thí nghiệm này có thể dùng để nghiên cứu sự lây nhiễm virus trên tôm sú nhằm tìm ra những giải pháp để ngăn ngừa và phịng trị bệnh do virus mợt cách hiệu quả trên tôm ni.
Từ khóa: IHHNV, Penaeus monodon, lây nhiễm